➢ Kết luận
Luận văn Thạc sỹ với đề tài “Nghiên cứu sử dụng phụ phẩm nông sản để chế tạo vật liệu có tính giữ ẩm cao cho các ứng dụng trong nông nghiệp”, về cơ bản đã hoàn thành các yêu cầu đặt ra, cụ thể:
✓ Đã thành công trong việc tổng hợp vật liệu trên cơ sở hydrogel từ cellulose. Sản phẩm thu được có khả năng hấp thu 15.39g nước/g vật liệu và giải phóng chậm trong vòng 15 ngày ở điều kiện nhiệt độ môi trường.
✓ Tổng hợp thành công vật liệu trên cơ sở hydrogel từ rơm mà không tạo ra bất kì dịng thải bỏ nào ra mơi trường. Vật liệu thu được có khả năng hấp thu nước gấp 4.89 lần so với rơm và có khả năng giải phóng nước chậm trong vịng 9 ngày ở điều kiện nhiệt độ môi trường. Ngồi ra, vật liệu tạo thành cịn có khả năng phân hủy sinh học và tái sử dụng với khả năng hấp thu nước trở lại là 4.38g nước/g vật liệu.
✓ Tính khả thi của phương pháp tổng hợp, khả năng hấp thu và giải phóng nước của các vật liệu trên cơ sở hydrogel từ cellulose và từ rơm, một phế phẩm nông nghiệp, ở điều kiện môi trường thu được nghiên cứu này là cơ sở để có thể phát triển các vật liệu có tính giữ ẩm cao từ phế phẩm nông nghiêp.
➢ Kiến nghị
✓ Cần khảo sát thêm mức độ ảnh hưởng của số chu kỳ lạnh đông – rã đông đến khả năng tạo gel của vật liệu.
✓ Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ axit citric đến khả năng tạo liên kết ngang của vật liệu.
✓ Cần tìm thêm giải pháp giúp tăng khả năng hấp thu nước và khả năng tái sử dụng của vật liệu hiện tại.