Kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn phương pháp phân tích dấu vết sơn hình thành trong va chạm giao thông (tt) (Trang 25 - 26)

Đề tài “Nghiên cứu lựa chọn phương pháp phân tích dấu vết sơn hình thành trong va chạm giao thơng” là đề tài nghiên cứu có tính khoa học và ứng dụng cao. Trong đó đã nghiên cứu kết hợp giữa những ứng dụng của thành tựu trong cơng nghệ kỹ thuật hóa học và hóa học phân tích với khoa học hình sự để phục vụ vào cơng tác điều tra, giải quyết các vụ va chạm giao thông. Kết luận của đề tài nghiên cứu cũng làm rõ ưu, nhược điểm của từng phương pháp phân tích và lựa chọn được phương pháp phân tích phù hợp theo từng loại dấu vết hình thành trong va chạm giao thông. Tuy nhiên, trong phạm vi thực hiện đề tài cũng còn những giới hạn nhất định.

Thứ nhất, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay, các phương pháp phân tích cho phép nghiên cứu, khai thác cũng rất nhiều có thể đáp ứng được yêu cầu trong phân tích mẫu sơn và dấu vết sơn. Trong phạm vi của đề tài chưa thể nghiên cứu thêm các phương pháp phân tích khác.

Thứ hai, thực tế trong va chạm giao thông, dấu vết sơn hình thành theo nhiều cơ chế với hai loại dấu vết sơn phổ biến. Nội dung thực nghiệm của đề tài chỉ nghiên cứu được trên loại dấu vết hình thành theo cơ chế gãy vỡ chi tiết được sơn của xe, chưa đi sâu khai thác loại dấu vết hình thành theo cơ chế mài xiết. Tuy vậy, các phương pháp nghiên cứu để phân tích đã có tính khái qt hóa cao, có thể áp dụng chung các loại dấu vết sơn hình thành trong va chạm giao thông.

Thứ ba, các phương tiện giao thông được sơn phủ với nhiều loại sơn khác nhau theo nhiều phương pháp khác nhau, các màng sơn cũng có cấu trúc khác nhau. Tuy nhiên, mẫu thực nghiệm được lựa chọn phân tích trong đề tài là loại sơn phủ màu đen trên bề mặt nhựa mang xe mô tô. Đây là loại màng sơn chỉ bao gồm một lớp sơn và bột màu sử dụng chủ yếu là carbon nên chưa khái quát được đặc điểm chung của các loại màng sơn trên các phương tiện khác nhau.

Đó là những giới hạn đề tài luận văn chưa giải quyết được. Trên cơ sở đó, kiến nghị hướng nghiên cứu đề tài theo hướng nghiên cứu lựa chọn thêm các phương pháp phân tích dấu vết sơn khác, đáp ứng yêu cầu về mặt khoa học. Đồng thời, mẫu phân tích được nghiên cứu bổ sung thêm theo loại dấu vết và loại màng sơn của các loại phương tiện khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn phương pháp phân tích dấu vết sơn hình thành trong va chạm giao thông (tt) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(26 trang)