KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp tự động hóa lưới điện phân phối nhằm nâng cao độ tin cậy lưới điện thành phố hội an (tt) (Trang 25 - 26)

Từ thực tế lưới điện trung thế hiện trạng của Công ty Điện lực Quảng Nam. Tác giả đã khảo sát, thiết kế lắp đặt các thiết bị đóng cắt trên lưới và ứng dụng thực tế vào lưới điện trung thế của thành phố Hội An. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất giải pháp sử dụng phần mềm Scada có bản quyềnnhằm ứng dụng vào tự động hóa lưới điện phân phối (DAS).Luận văn đã thiết kế, tính tốn, mơ phỏng cho lưới điện trung thế hiện trạng của thành phố Hội An trước và sau khi thực hiện DAS. Kết quả sau khi thực hiện DAS giúp nâng cao độ tin cậy, giảm thời gian mất điện cho hệ thống là rất đáng kể.

Bên cạnh đó cịn mang ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần thức đẩy việc xây dựng lưới điệntrở thành lưới điện thông minh, mang hàm lượng kỹ thuật tự động hóa cao. Việc áp dụng vào thực tế thành cơng cho lưới điện trung áp thành phố Hội An là cơ sở để nhân rộng áp dụng tự động hóa lưới điện phân phối trên phạm vi toàn tỉnh Quảng Nam.

Hiện nay, lưới điện thành phố Hội An đang vận hành ở chế độ mạch kín vận hành hở. Khi có sự cố xảy ra trên lưới điện, phải mất một thời gian để nhân viên vận hành thực hiện thao tác cô lập điểm sự cố, thay đổi kết lưới chuyển tải cấp điện trở lại cho khách hàng.

Việc này dẫn đến một số lượng khách hàng sẽ bị gián đoạn cung cấp điện trong thời gian thao tác. Về phía Công ty Điện lực QUảng Nam, các thiệt hại có thể định lượng được bao gồm: mất lợi nhuận tương ứng với phần điện năng bị mất không bán được do khách hàng bị ngừng cấp điện; giảm độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng. Các thiệt hại khơng lượng hố được bao gồm: sự phàn nàn của khách hàng; ảnh hưởng bất lợi đến kinh doanh trong tương

Việc nâng cao chất lượng và độ tin cậy cung cấp điện, đảm bảo cung cấp điện liên tục cho khách hàng sử dụng điện, phát triển lưới điện thông minh (Smart Grid) là xu thế tất yếu và là mối quan tâm hàng đầu của ngành điện hiện nay. Một trong những giải pháp đó là tự động hóa lưới điện phân phối. Tồn bộ các thiết bị đóng/cắt trên lưới được giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu từ xa qua hệ thống SCADA. Hệ thống có khả năng phát hiện sự cố, cơ lập điểm sự cố và phục hồi cung cấp điện một cách tự động (FLISR).

Trên cơ sở các kết quả đạt được của luận văn kiến nghị Công ty Điện lực Quảng Nam thực hiện các vấn đề:

+ Trong thời gian đến lưới điện trung áp cần được thết kế mạch vòng, đủ điều kiện vận hành kín, trước mắt vận hành hở, đảm bảo được cấp điện từ 02 nguồn khác nhau.

+Các đường trục trung thế mạch vòng ở chế độ làm vệc bình thường chỉ mang tải từ 60% đến 70% so với công suất mang tải cực đại cho phép của dây dẫn.

+ Xây dựng đường cáp ngầm trung áp tại các khu vực trung tâm, quy hoạch có yêu cầu mỹ quan lưới điện và có dự phịng điểm đấu nối, lắp đặt thiết bị tủ nguồn RMU có ngăn lộ dự phịng và có khả năng kết nối với hệ thống SCADA/DMS sẵn sàng cho vệc xây dựng tự động hóa lưới phân phối.

+ Cải tạo thay dây các đường trụckhông đảm bảo yêu cầu. + Lập kế hoạch cải tạo, nâng cấp các lưới điện trung áp vận hành không đảm bảo an tồn, tin cậy.

+ Sau khi thi cơng, lắp đặt DAS cho thành phố Hội An, tiếp tục lên kế hoạch và thực hiện DAS cho thành phố/thị xã/trung tâm huyện cịn lại, trên phạm vi tồn tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp tự động hóa lưới điện phân phối nhằm nâng cao độ tin cậy lưới điện thành phố hội an (tt) (Trang 25 - 26)