Tất cả các sản phẩm phải nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các yếu tố ảnh hưởng tiêu thụ của doanh nghiệp (Trang 26 - 30)

khẩu.

3.1.2. Thuận lợi và khó khăn.

Thuận lợi:

- Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt Nam có truyền thống hoạt động uy tín thương hiệu được xây dựng tốt kể từ khi hoạt động trở thành một thương hiệu

27

sữa được biết đến rộng rãi. Việc tập trung quảng cáo, tiếp thị và không ngừng đổi mới sản phẩm đảm bảo chất lượng. Với bề dày lịch sử có mặt trên thị trường Việt Nam Vinamilk có khả năng các định và am hiểu xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Vinamilk cịn có danh mục sản phẩm đa dạng thích hợp cho các độ tuổi, đáp ứng các nhu cầu khác nhau và có các dịng sản phẩm nhắm đến một số khách hàng mục tiêu như trẻ nhỏ, người lớn và người già với các sản phẩm dành cho hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh. Vinamilk cịn có mạng lưới phân phối và bán hàng trải rộng trên cả nước đã bán sản phẩm thông qua 240 nhà phân phối cùng 140000 điểm bán hàng tại toàn bộ 64 tỉnh thành của cả nước cùng đội ngũ bán hàng, tiếp thị nhiều kinh nghiệm đã hỗ trợ cho các nhà phân phối phục vụ tốt hơn các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng.

- Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy, thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế vinamilk sử dụng cơng nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy. Vinamilk cũng đầu tư mạnh vào hình ảnh và uy tín của cơng ty thơng qua các chương trình học bổng, hoạt động giúp đỡ người nghèo, cứu trợ bão lũ, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh Hùng… Các hoạt động này đã nâng cao hình ảnh của cơng ty đối với người tiêu dùng, từ đó tạo tính ổn định và tăng trưởng trong doanh thu và mở rộng thị phần.

Khó khăn:

- Thuận lợi của Vinamilk là có những thương hiệu mạnh, những sản phẩm tốt với chất lượng rất cao nhưng năng lực marketing thì lại yếu, khơng tương xứng với sức mạnh to lớn của hệ thống sản phẩm và lực lượng sản xuất rất hùng hậu. Marketing chưa xây dựng được một chiến lược truyền thông và những thông điệp hiệu quả để quảng bá đến người tiêu dùng về những điểm mạnh và ưu thế của các thương hiệu và sản phẩm của Vinamilk.

- Hoạt động Marketing của công ty chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi Miền Bắc lại chưa được công ty đầu tư mạnh cho các hoạt động Marketing, điều này có thể dẫn đến việc công Vinamilk mất dần thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh của mình như Dutch Lady, Abbott…30% doanh thu của công ty là từ xuất khẩu, thị trường chính là Iraq, Campuchia và một số nước khác. Nói về sản phẩm sữa tươi thì tỷ trọng sữa tươi của các sản phẩm Vinamilk rất cao, ít nhất từ 70% đến 99% sữa tươi so với các đối thủ chỉ có khoảng 10% sữa tươi nhưng Vinamilk lại chưa hề có một thơng điệp nào mạnh mẽ để khẳng định ưu thế đó đến người tiêu dùng.

28

3.2. Một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế về thực trạng của Vinamilk. Vinamilk.

3.2.1. Nâng cao năng lực đội ngũ nghiên cứu thị trường và marketing của công ty. ty.

1. Vinamilk cần tuyển chọn những lao động lành nghề có ý thức học hỏi kinh nghiệm sáng tạo trong đổi mới sản xuất, tinh thần trách nhiệm với cơng việc cao. Khuyến khích lao động phấn đấu nâng cao tay nghề cũng như trau dồi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với nhau để cùng tiến bộ.

2. Cơng ty cần có những chính sách khuyến khích thù lao cho người lao động một cách hợp lý tương thích với trình độ khả năng của mỗi lao động. Làm được như vậy sẽ thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ năng lực cải thiện hiệu suất làm việc ngày càng cao.

3. Cơng ty cần thường xun mở có lớp học miễn phí nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động. Hay tổ chức các đợt thi đua lao động giỏi nhằm khuyến khích tinh thần ý chí thi đua trong đội ngũ lao động. Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ quản lý của công ty đặc biệt là các bộ phận nghiên cứu thị trường, bán hàng, marketing… Cán bộ quản lý có năng lực sẽ biết bố trí đúng người đúng việc để hiệu suất làm việc được nâng cao.

3.2.2. Chạy quảng cáo và đẩy mạnh các chính sách PR cho cơng ty.

- Vinamilk cần phải nâng cao hoạt động Marketing vì hiện tại nó chưa xứng tầm với năng lực hoạt động của Vinamilk. Đây chính là nguồn lợi quyết định rất nhiều vào doanh thu của Vinamilk nếu công ty phát triển hoạt động này. - Công ty cần mở rộng quảng cáo, tiếp thị ở khu vực phía Bắc, đơ thị nhỏ và

vùng nơng thơn.

- Liên tục đo lường biến động doanh số, sức mua, mức độ chi trả, thỏa mãn của khách hàng sau mỗi đợt điều chỉnh giá để có chiến lược giá phù hợp.

- Theo dõi sát tình hình bán hàng, và dự báo sản lượng của nhãn hiệu, nhằm đề xuất những hỗ trợ kịp thời trong việc quản lý các nguồn lực chung, nguyên vật liệu… phục vụ cho tình hình kinh doanh chung của nhãn hàng.

3.2.3. Xây dựng chiến lược định vị thị trường, thương hiệu của sản phẩm Vinamilk. Vinamilk.

- Hiện nay, trên thị trường tràn ngập các thương hiệu sữa nội lẫn sữa ngoại với vô số thông điệp tiếp thị. Vậy có câu hỏi đặt ra là, tại sao một người mẹ lại

29

chọn mua sữa thương hiệu A mà không phải là Vinamilk khi mà chất lượng và giá cả là không đáng kể?

- Vậy để trả lời câu hỏi này thì ta cần nói đến việc định vị thương hiệu của Vinamilk. Việc giúp người tiêu dùng ghi nhớ được thương hiệu cũng như thông điệp của sản phẩm là một điều không đơn giản.

- Với tình hình hiện nay, khi mà về chủng loại, thành phần dinh dưỡng, sữa ngoại nhập có loại nào thành phần gì thì chỉ sau một thời gian ngắn sữa nội cũng có ngay loại đó, từ các loại sữa dành cho bé tăng cân, phát triển chiều cao ở từng độ tuổi, sữa có các loại dưỡng chất giúp bé thông minh, cho đến sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú hay là sữa dành cho người già, người bệnh thì việc trở thành nhà sản xuất sản phẩm độc đáo phân biệt với các sản phẩm khác là điều rất quan trọng đối với Vinamilk. Vinamilk phải tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm sữa mới để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như sữa đậu nành Soya.

- Trên thị trường đã bão hồ các sản phẩm sữa, để có thể tạo được dấu ấn riêng và có thể cạnh tranh được với các đại gia thì Vinamilk cần phải có chiến lược định vị đặc thù cho thương hiệu sản phẩm của mình. Nhiều cơng ty tìm cách định vị lợi ích chính đáng duy nhất trong các khả năng: chất lượng tốt nhất, kết quả tốt nhất, an toàn nhất, kiểu dáng nhất. Trong ngành sữa Việt Nam hiện nay, Abbott định vị như là “sữa bột tăng cường IQ cho trẻ”, tuy nhiên do sự tấn công khá quyết liệt mà định vị đó trở nên lỗi thời vì vậy mà Abbott đã chuyển sang định vị “sữa số một Việt Nam”. Về phần mình Vinamilk định vị “chất lượng quốc tế” để nhắc nhở người tiêu dùng Việt Nam thấy là công ty duy nhất của Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sữa sang hơn mười nước trên thế giới. Vinamilk cần phải định vị riêng cho từng phân khúc của mình để tạo sự khác biệt, tránh trùng lặp với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như Dutch Lady do có nhiều phân khúc cho nên họ định vị “sẵn sàng một sức sống” cho dòng sữa nước và “cùng bé yêu khôn lớn “khẳng định sự đa dạng sản phẩm của mình cho mọi lứa tuổi và nhằm tách ra khỏi thông điệp “tăng cường IQ” - thông điệp rất nhiều đối thủ lựa chọn.

- Vinamilk có thể chọn cách thức giữ nguyên giá nhưng nâng cao chất lượng. Nếu như các sản phẩm hiện tại có giá trị định vị thấp thì thường các cơng ty sử dụng hình thức định vị giá trị cao hơn nhưng giữ nguyên giá. Ví dụ như nhãn hiệu Yomilk được làm mới nhưng giá không thay đổi trong một thời gian dài.

3.2.4. Nghiên cứu nhu cầu và thiết kế sản phẩm mới nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng mục tiêu. cầu của khách hàng mục tiêu.

30

Vinamilk là một doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành sữa nói riêng và thực phẩm nói chung. Để tận dụng hết khả năng của các đại lý phân phối, Vinamilk nên nghiên cứu và cho ra các dòng sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của các phân khúc thị trường khác nhau. Trong con mắt các nhà đầu tư nước ngồi, chính hệ thống phân phối góp phần quyết định sự thành công của một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu. Vinamilk đang có đại lý tới cấp xã ở nông thôn và hầu như các cửa hàng trên những đường phố lớn ở các đô thị đều bán sản phẩm công ty. Vinamilk tung ra các sản phẩm mới như bia, cà phê nhằm tận dụng tối đa kênh phân phối hiệu quả. Hai sản phẩm này đến tay người tiêu dùng mà không tốn một đồng xây dựng hệ thống phân phối. Đó là một ưu thế lớn, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các yếu tố ảnh hưởng tiêu thụ của doanh nghiệp (Trang 26 - 30)