Hộp 4.8 Thành phần tham gia giám sát, đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện dự án khuyến nông trên địa bàn huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 56 - 116)

Qi

1 Trong đó:Qi là sản lượng sản phẩm loại i Pi là đơn giá sản phẩm loại i

- Tổng chi phí sản xuất (TC): là toàn bộ chi phí đầu tư cho sản xuất bao gồm khấu hao và công lao động: TC = IC + A + Lđt

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các chi phí thường xuyên về vật chất như: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… và các khoản chi phí vật chất khác không kể khấu hao TSCĐ, công lao động

- Giá trị tăng thêm (VA): là giá trị của lao động thuê và vật chất tăng thêm trong quá trình sản xuất: VA= GO – IC

- MI (thu nhập hỗn hợp): MI gồm thu thập thuần túy và lợi nhuận khi SX trên 1 đơn vị diện tích trong 1 vụ hoặc năm MI = VA - (A + T) - lao động thuê (nếu có), Trong đó: T là các khoản thuế phải nộp

- Các tỷ số thể hiện hiệu quả chi phí: GO/IC, VA/IC, MI/IC; Hiệu quả lao động: GO/Lgd , VA/Lgd, MI/Lgd

- Thu nhập hỗn hợp có hỗ trợ (MIht): MIht = MI – Chi phí được hỗ trợ

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội + Tỷ lệ hộ nghèo

+ Số lao động có việc làm mới do kĩ thuật mang lại cho nông dân so với trước khi áp dụng

+ Số nông dân là dân tộc thiểu số áp dụng công nghệ mới

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường - Mức độ giảm ô nhiễm nước đất

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng thực hiện dự án khuyến nông trên địa bàn huyện Văn Yên

4.1.1 Khái quát chung về tình hình thực hiện các dự án khuyến nông trên địa bàn huyện

Huyện Văn Yên là huyện thuần nông, người dân ở đây sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Bên cạnh đó, vì là huyện vùng cao, nơi tập trung nhiều dân tộc cùng sinh sống, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nên tỉnh cũng như huyện đã tiến hành triển khai nhiều dự án khuyến nông giúp người dân có việc làm, nâng cao năng suất sản xuất của hộ gia đình, chuyển giao những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới cho người dân, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của người dân trong huyện là 2,5 trđ/người/tháng. Cả huyện có 10/26 xã thuộc vùng 135, là những xã đặc biệt khó khăn của huyện, ở đây cũng đã triển khai nhiều dự án giảm nghèo, các dự án được các tổ chức phi chính phủ đầu tư. Trong 3 năm 2011 – 2013 trên địa bàn huyện triển khai rất nhiều các dự án lớn nhỏ như các dự án nuôi gà, nuôi lợn,... thuộc tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision), các dự án xóa đói giảm nghèo (WB) được triển khai ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện, dự án sản xuất lúa giống dựa vào cộng đồng, phục tráng giống lúa thuần Chiêm Hương của Viện khoa học Nông Lâm nghiệp miền núi phối hợp cùng sở khoa học công nghệ tỉnh Yên Bái thực hiện; các dự án đảm bảo vùng nguyên liệu sắn, dự án nuôi cá tầm trong lồng,... Ngoài ra huyện còn thực hiện nhiều mô hình khuyến nông khác do tỉnh, huyện phối hợp với các công ty, doanh nghiệp triển khai, các dự án do huyện làm chủ đầu tư, chủ yếu dựa vào ngân sách của huyện, tỉnh và vốn đối ứng của người dân.

Bảng 4.1 Kinh phí của dự án khuyến nông trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2013 Nguồn ĐVT Năm 2011 2012 2013 Tổng ĐƯ của dân Tổng ĐƯ của dân Tổng ĐƯ của dân Tổng ĐƯ của dân DAKN nhà nước Trđ 650 250 480 250 300 120 1430 620 DA của tổ chức phi chính phủ Trđ 2500 750 2700 810 3000 900 8200 2460 DA khác Trđ 300 30 500 75 800 240 1600 345

Nguồn: Báo cáo tổng kết phòng nông nghiệp, 2011, 2012, 2013

Tổng nguồn vốn của tất cả các dự án khuyến nông đầu tư cho người dân thì ngày càng tăng, nhưng nguồn vốn của nhà nước giảm dần, do đẩy mạnh xã hội hoá công tác khuyến nông, cũng như thay đổi cơ chế của nhà nước ngày càng nâng tính tự chủ cho cơ sở địa phương, doanh nghiệp, tư nhân… Nguồn vốn của dự án phi chính phủ ổn định tăng ít, tỷ lệ đối ứng của người dân trong dự án không thay đổi nhiều. Nguồn vốn của dự án khác, do xã hội hoá mang lại (đầu tư của tư nhân, công ty, doanh nghiệp…) tăng nhanh.

Hộp 4.1 Đối ứng của người dân càng cao, dự án càng bền vững

Tỷ lệ đối ứng của người dân tăng nhanh và ngày càng tăng… đối ứng của người dân càng cao thì hiệu quả và tính bền vững của dự án càng lớn,

Anh C, trạm khuyến nông Văn Yên

Tình hình sản xuất lúa hiện nay cho thấy, các giống lúa lai Trung quốc vẫn đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của lúa lai không thật sự

canh tác của nông dân chưa cao. Việc nhập khẩu giống lúa lai đồng nghĩa với việc buộc nông dân phụ thuộc nhiều vào nguồn giống bên ngoài, hơn nữa sẽ làm cho nông dân mất đi những kiến thức và kỹ năng chọn thuần và sản xuất hạt giống. Điều này sẽ làm giảm khả năng và những điều kiện cần thiết để họ đối phó với những điều kiện bất thuận và thiên tai. Hệ thống sản xuất, quản lý và phân phối giống còn bị thả nổi nên nhiều khi nông dân mua phải giống giá cao mà không đúng chất lượng mong đợi. Do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn và do điều kiện thâm canh tốt nên giống lúa Chiêm Hương đã phát huy được một số ưu điểm vượt trội như năng xuất tương đương với các giống lúa lai khác, khả năng chống và chịu dịch bệnh tốt. Sản phẩm gạo Chiêm Hương của vùng Đại - Phú - An (Đại Phác – Yên Phú – An Thịnh) đã khẳng định được uy tín, chất lượng và được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến như một đặc sản có tiếng của huyện Văn Yên. Từ hiệu quả kinh tế, uy tín do sản phẩm mang lại và để bảo tồn, giữ gìn, phát huy thương hiệu cho đặc sản của địa phương, từ nhiều năm nay huyện Văn Yên đã chỉ đạo ngành nông nghiệp triển khai thực hiện thành công dự án phục tráng, bảo tồn, sản xuất giống lúa Chiêm Hương thuần chủng tại xã Đại Phác. Qua nhiều lần tuyển dòng khắt khe, hiện nay tổ Hợp tác sản xuất giống lúa chiêm hương của HTX Nông nghiệp Đại Phác đã chọn được dòng lúa Chiêm Hương thuần chủng, hàng năm sản xuất và cung cấp lúa giống Chiêm Hương cho trung tâm giống cây trồng tỉnh Yên Bái và các xã vùng lân cận, sản xuất gạo thương hiệu cung cấp cho thị trường. Dự án là dự án nhà nước do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với huyện triển khai dự án.

Trong những năm gần đây cây sắn đã trở thành cây mũi nhọn của tỉnh Yên Bái nói chung, cũng như huyện Văn Yên nói riêng. Cây sắn đã khẳng định và góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn. Trong sản xuất nông - lâm nghiệp nhiều năm qua trên địa

bàn huyện Văn Yên cho thấy cây sắn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, sắn là loại cây bóc màu đất, không chỉ có vậy mà phần lớn diện tích trồng sắn trên đất dốc dẫn đến đất xói mòn, rửa trôi mạnh. Bình quân mỗi năm 1ha đất trồng sắn bị rửa trôi khoảng 50 tấn đất bề mặt, năng suất cũng giảm dần theo mỗi năm” (Báo Yên Bái). Do đó, việc chống xói mòn đất, bổ sung các hữu cơ cải tạo môi trường sinh thái, bảo đảm tính bền vững của cây sắn trên đất dốc đã được huyện Văn Yên quan tâm đặc biệt. Huyện đã xây dựng và thực hiện dự án “Canh tác sắn bền vững trên đất dốc” giai đoạn 2011 – 2015, bằng các phương pháp canh tác bền vững như: trồng keo trên đỉnh đồi, trồng cỏ Paspalum, trồng băng cây cốt khí, làm băng cành sắn, trồng xen cây họ đậu) tiến hành trồng các giống sắn mới có năng suất cao như KM94, KM60,... Dự án trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện trên 16 xã, trong đó có xã Châu Quế Thượng. Dự án là dự án nhà nước, do huyện kết hợp với nhà máy sắn triển khai dự án đảm bảo vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy của huyện.

4.1.2 Công tác lập kế hoạch

4.1.2.1 Xác định nhu cầu khuyến nông

Xác định nhu cầu là bước đi đầu tiên trong lập kế hoạch, bởi lẽ kế hoạch của một chương trình khả thi bao giờ cũng phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người thụ hưởng.

Bảng 4.2 Thực trạng về công tác xác định nhu cầu khuyến nông

Chỉ tiêu CB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

huyện

Đại Phác Châu Quế

Thượng Tổng số

CB ND CB ND CB ND

1, Có xác định nhu cầu 100 100 100 100 100 100 100 2, Căn cứ xác định

nhu cầu

- Dựa trên phản ánh của

người dân 80 66,66 36,66 33,33 23,33 63,64 30 - Dựa trên nghị quyết của

Đảng Ủy 60 100 100 100 100 81,82 100

- Dựa vào tình hình t

hực tiễn 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Xác định nhu cầu khuyến nông trên địa bàn huyện được nhận định là có được triển khai. Mặc dù công tác xác định nhu cầu được triển khai nhưng vẫn chưa sát với thực tế, công tác lập kế hoạch của một vài dự án được triển khai còn chưa phù hợp và dẫn tới đạt kết quả không như kế hoạch dẫn đến bị thất bại.

Ở góc độ cán bộ, 100% các cán bộ cấp huyện hay cấp xã được hỏi đều nhận định rằng khâu xác định nhu cầu khuyến nông là dựa vào nhu cầu thực tiễn của người dân tại địa phương, 100% các cán bộ tại hai xã thì trả lời rằng căn cứ để xác định nhu cầu khuyến nông là dựa trên nhu cầu thực tiễn của người dân tại địa phương và dựa trên Nghị quyết của Đảng ủy. Căn cứ xác định nhu cầu dựa vào phản ánh của người dân trung bình là 63,64% tổng số cán bộ được hỏi, chỉ có 30% người dân nhận định. Trong khi đó, công tác xác định nhu cầu dựa vào Nghị quyết của Đảng ủy 100% cán bộ và người dân tại hai xã nhận định, trung bình số cán bộ đồng ý là 81,82%. Qua đó ta thấy, căn cứ xác định nhu cầu trên địa bàn huyện đa phần còn phụ thuộc vào nhận định thực tiễn của cán bộ các cấp, việc xác định nhu cầu có sự tham gia của người dân là rất cần thiết, cần được các cấp chính quyền triển khai nghiêm túc, vừa

phát huy được tinh thần tham gia của người dân, vừa có thể xác định nhu cầu một cách chính xác, đạt hiệu quả trong thực hiện dự án.

4.1.2.2 Lựa chọn thứ tự ưu tiên

Bảng 4.3 Thực trạng về lựa chọn thứ tự ưu tiên của dự án

ĐVT: %

Chỉ tiêu Đại Phác Châu Quế Thượng

CB ND CB ND

1, Có lựa chọn thứ tự ưu tiên 100 100 100 100 2, Phương thức lựa chọn thứ tự ưu

tiên

- Xin ý kiến cấp trên 87,50 83,33 87,50 90,00

- Cán bộ lựa chọn 50,00 66,67 75,00 73,33

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Trên địa bàn thứ tự ưu tiên của các dự án khuyến nông thường được xem xét ở lĩnh vực đầu tư có thể là trồng trọt, hoặc chăn nuôi,... lựa chọn thứ tự ưu tiên theo nhu cầu của các địa phương. Xã Đại Phác là xã thuần nông, đa số các hộ dân tại xã đều làm nông nghiệp và sản xuất lúa nước là chủ yếu, khi có các dự án liên quan huyện thường ưu tiên cho xã... các dự án sản xuất sắn thường được ưu tiên cho các xã vùng sắn... để phục vụ việc phát triển vùng sắn nguyên liệu của huyện. Phương thức xác định thứ tự ưu tiên được sử dụng nhiều là xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên, hơn 87% trong tổng số cán bộ được hỏi tại 2 xã đều nhận định là xác định thứ tự ưu tiên dựa vào phương thức trên.

Hộp 4.2 Xác định thứ tự ưu tiên theo ý kiến cấp trên là rất quan trọng...

Xác định thứ tự ưu tiên dựa theo ý kiến chỉ đạo của cấp trên chiếm vị trí rất quan trọng trong việc lựa chọn dự án theo lĩnh vực đầu tư, ưu tiên cho xã thực hiện dự án... đương nhiên ý kiến của cấp trên cũng dựa trên nhu cầu thực

Ông N, UBND xã Đại Phác

100% số người được hỏi đều nhận định rằng có thực hiện khâu lựa chọn thứ tự ưu tiên, tuy nhiên việc lựa chọn thứ tự ưu tiên còn được làm qua loa, chưa thực sự nghiêm túc. Các cán bộ thường tiến hành lựa chọn thứ tự ưu tiên rồi đưa lên cấp trên, trong số người được hỏi tỷ lệ chọn phương thức này chiếm khá cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.3 Tổ chức nguồn lực

Bảng 4.4 Thực trạng tổ chức nguồn lực của dự án khuyến nông

ĐVT: %

Chỉ tiêu Đại Phác Châu Quế

Thượng

CB ND CB ND

1, Có xác định nguồn lực để lập kế hoạch 100 100 100 100 2, Phương thức xác định nguồn lực

- Căn cứ vào kinh phí từ trên xuống 62,5 76,7 87,5 80,0 - Căn cứ nguồn ngân sách địa phương 25,0 33,3 37,5 36,7 - Căn cứ vào huy động nguồn lực của

người dân

87,5 86,7 37,5 43,3

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Kinh phí đầu tư cho các dự án khuyến nông trên địa bàn huyện nói chung, cũng như hai dự án của hai xã Đại Phác và Châu Quế Thượng nói riêng kinh phí chủ yếu là dựa vào kinh phí từ trên xuống và huy động được nguồn lực của người dân, nguồn ngân sách địa phương cũng chỉ là hỗ trợ một phần nhỏ nào đó. Tại xã Đại Phác có 62,5% cán bộ và 76,7% người dân đồng ý rằng xác định nguồn lực dựa vào phương thức này, phần trăm nhận định là dựa theo sự huy động vốn của dân là khá cao 87,5% cán bộ và 86,7% người dân, tỷ lệ này cao hơn tại xã Châu Quế Thượng rất nhiều. Châu Quế Thượng là xã nghèo, kinh phí chủ yếu là từ trên xuống, nguồn ngân sách của xã hạn

hẹp, vốn của người dân thì không có, số cán bộ được hỏi cho rằng xác định nguồn lực căn cứ vào kinh phí từ trên xuống là 87,5%, người dân là 80%, Trong khi, số cho rằng căn cứ vào sự huy động nguồn vốn ở địa phương là 37,5% cán bộ, 43,3% người dân. Kinh phí của dự án nhằm phục vụ tổ chức các hoạt động khuyến nông như chi mở các lớp tập huấn (tiền tài liệu, thuê giảng viên, tiền dụng cụ giảng dạy, tiền hỗ trợ,...), tổ chức các buổi tham quan, hội nghị đầu bờ,... và một phần chi phí mua giống, vật tư để hỗ trợ người dân, là từ trên xuống. Phần còn lại thì do dân bỏ ra.

Hộp 4.3 Hỗ trợ của địa phương

Trong dự án này địa phương không hỗ trợ trực tiếp, địa phương hỗ trợ về phần bảo vệ thực vật,... như việc bắt ốc hại lúa địa phương sẽ trả tiền cho người dân trên số lượng ốc bắt được, theo mức nhất định.

Ông N, UBND xã Đại Phác 4.1.2.4 Phương thức lập kế hoạch

Phần lớn các cán bộ được hỏi đề cho rằng việc lập kế hoạch dự án đều dựa vào nhu cầu thực tiễn và dựa vào định hướng phát triển của địa phương,

Bảng 4.5 Thực trạng tình hình lập kế hoạch của dự án

ĐVT: %

Chỉ tiêu Cán bộ Người dân

Đại Phác Châu Quế Thượng Đại Phác Châu Quế Thượng 1, Phương thức lập kế hoạch 100 100 100 100

- Dựa trên kế hoạch cấp từ trên xuống 75,0 87,5 66,7 93,3 - Dựa vào kế hoạch cấp từ dưới lên 50,0 37,5 60,0 56,7 - Có sự tham gia của các bên liên quan 75,0 62,5 43,3 63,3 2, Đối tượng tham gia

- Đoàn thể, ban ngành của huyện, dự án

100 100 86,7 73,3

- Cán bộ khuyến nông 62,5 87,5 53,3 73,3

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện dự án khuyến nông trên địa bàn huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 56 - 116)