Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần VN (Trang 60 - 66)

CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Sau khi hồi quy ROA và ROE theo mơ hình tác động cố định, ta được phương trình hồi quy kết quả:

ROA = 0,0262 – 0,0278GDP + 0,0026INF + 0,0154CAP** + 0,0002SIZE – 0,0062DEP* + 0,0121LOAN** – 0,2515LLP*** – 0,0368CIR***+ 0,0080NII**

ROE = 0,1288 – 0,1134GDP + 0,0683INF – 0,0454CAP + 0,0156SIZE** – 0,0156DEP* + 0,0236LOAN – 3.2400LLP***– 0,2804CIR*** + 0,0340NII

Từ kết quả hồi quy theo mơ hình tác động cố định, tác giả đưa ra các kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam:

lời của các NHTM Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế khơng có tác động đến lợi nhuận của ngân hàng, kết quả này tương tự với các kết luận của Vong and Chan (2007) [43], Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014) [1]. Đối với lạm phát, giống với kết quả nghiên cứu của Trần Việt Dũng (2014) [6], các NHTM Việt Nam không thể dự báo để có thể điều chỉnh lãi suất thu về lợi nhuận cao hơn, do đó, lạm phát khơng có tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Hơn nữa, vì các số liệu được thể hiện theo giá hiện hành nên rất khó bóc tách được ảnh hưởng của lạm phát đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Do đó, các yếu tố kinh tế vĩ mơ có thể tác động gián tiếp đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam thông qua tác động đến các yếu tố khác như quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, dư nợ tín dụng,… - Kết quả hồi quy cho thấy mối tương quan thuận giữa vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời của ngân hàng. Biến CAP có hệ số hồi quy là 0,0026 và có mức ý nghĩa 5% trong mơ hình hồi quy với ROA, có nghĩa là khi vốn chủ sở hữu tăng 1% thì ROA tăng 0,26%. Kết quả phù hợp với kỳ vọng, vốn chủ sở hữu tăng lên sẽ làm tăng khả năng chịu đựng các rủi ro tài chính, giảm nhu cầu tài trợ bên ngồi. Đặc biệt tại mơi trường kinh doanh còn nhiều rủi ro và biến động như Việt Nam thì mức vốn cao thực sự cần thiết đối với ngân hàng để tăng tính an tồn cho người gửi tiền khi các điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, dễ dàng tạo niềm tin cho khách hàng và huy động vốn với chi phí thấp hơn. Các kết luận tương tự cũng được đưa ra trong nghiên cứu của Trujillo-Ponce (2013) [41], Vong and Chan (2007) [43], Sufian (2011) [38], Olweny and Shipho (2011) [31], Dietrich and Wanzenried (2011) [16], Trần Việt Dũng (2014) [6]. Tuy nhiên, mức vốn sở hữu của các NHTM Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn và tỷ lệ vốn chủ sở hữu vẫn còn thấp (11-16%), gây rủi ro và nguy cơ phá sản cho hệ thống ngân hàng. Quá trình tăng vốn diễn ra chậm chạp, các ngân hàng chưa tận dụng nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngồi có tiềm lực tài chính mạnh, nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng hoạt động không hiệu quả, nợ xấu gia tăng, sử dụng vốn chủ sở hữu để bù đắp rủi ro làm cho vốn giảm. Ngoài ra, khi các ngân hàng hoạt động khơng hiệu quả thì ngân hàng không thể sử dụng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn chủ sở hữu cho mình. Do vậy, tăng vốn là một biện pháp cần thiết

hiện nay để các các ngân hàng gia tăng khả năng sinh lời.

- Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ không rõ ràng giữa quy mô ngân hàng và khả năng sinh lời. Biến SIZE chỉ có tương quan thuận với ROE với hệ số hồi quy 0,0156. Khi quy mô ngân hàng tăng 1% thì ROE tăng 1,56%. Tuy nhiên, trong mơ hình hồi quy với ROA, kết quả hồi quy khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phản ánh đúng tình hình ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay, khi các ngân hàng chỉ chú trọng tăng quy mô, mở rộng thị phần chứ chưa quan tâm đến nâng cao khả năng sinh lời. Hơn nữa, các ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình hợp nhất và sáp nhập, nhưng xu hướng chủ yếu là sáp nhập các ngân hàng yếu kém vào các ngân hàng mạnh chủ yếu để tăng cường khả năng thanh khoản nên khả năng sinh lời của ngân hàng sau sáp nhập cũng bị ảnh hưởng. Kết quả này tương đồng với kết luận của các nghiên cứu của Sufian (2011) [38], Trujillo-Ponce (2013) [41], Trần Việt Dũng (2014) [6], Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014) [1].

- Tiền gửi khách hàng có tương quan nghịch với cả ROA và ROE. Hệ số hồi quy của biến DEP trong mơ hình với ROA và ROE lần lượt là -0,0062 và -0,0527, với cùng mức ý nghĩa 10%. Khi tỷ lệ tiền gửi tăng 1% thì ROA và ROE lần lượt giảm 0,62% và 5,27%. Kết quả này có phần khác biệt với các nghiên cứu trước đây ở các nước khác trên thế giới như nghiên cứu Trujillo-Ponce (2013) và tại Việt Nam như nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014) [1]. Kết quả này phản ánh sự khác biệt trong chính sách tiền gửi tại Việt Nam so với thế giới, khi ở nước ngoài, người gửi tiền phải bỏ tiền ra để giữ tiền của họ ở trong tài khoản tiết kiệm, nghĩa là khách hàng phải chịu lãi suất âm, thì tại Việt Nam, các NHTM phải trả lãi cho các tài khoản tiết kiệm của khách hàng. Điều này làm cho chi phí tiền gửi trở thành một gánh nặng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Trong những năm gần đây, tiền gửi khách hàng tăng mạnh là do vẫn chưa có kênh đầu tư nào thay được kênh tiền gửi ngân hàng khi thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản đóng băng, giá vàng biến động thất thường, các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt trong việc mở rộng mạng lưới, tìm kiếm khách hàng mới dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất để cạnh tranh nguồn tiền gửi khiến cho tiền gửi khách hàng khơng

cịn là nguồn vốn rẻ hơn các nguồn khác, và khi các ngân hàng khơng có phương án sử dụng vốn hiệu quả, khó khăn trong vấn đề cho vay thì nguồn tiền gửi lại trở thành gánh nặng trả lãi, làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm sút.

- Tác động của dư nợ tín dụng lên khả năng sinh lời được tìm thấy là thuận chiều và có mức ý nghĩa 5% khi hồi quy với ROA, hệ số hồi quy là 0,0121: Khi tỷ lệ cho vay tăng 1% thì ROA tăng 1,21%. Các nghiên cứu của Trujillo-Ponce (2013) [41], Sufian (2011) [38], Tan and Floros (2012) [39], Gul et al. (2011) [20], Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014) [1] cũng đưa ra kết luận tương tự. Khi tỷ trọng danh mục cho vay trong cơ cấu tài sản ngân hàng càng lớn thì lợi nhuận ngân hàng càng cao, do đó ngân hàng cần tăng cường hoạt động cho vay để tăng lợi nhuận. Hơn nữa, khi hoạt động cấp tín dụng có hiệu quả thì nguồn tiền gửi khách hàng mới được sử dụng một cách hợp lý, làm giảm bớt gánh nặng trả lãi cho ngân hàng. Ngân hàng cũng cần tăng cường công tác thẩm định để nâng cao chất lượng cấp tín dụng. - Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng có tương quan nghịch với cả ROA và ROE với mức ý nghĩa thống kê 1%. Hệ số hồi quy trong phương trình của ROA và ROE của biến LLP lần lượt là -0,2515 và -3,2400. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của tác giả cũng như phần lớn các nghiên cứu trước đây như Trujillo-Ponce (2013) [41], Vong and Chan (2007) [43], Sufian (2011) [38], Dietrich and Wanzenried (2011) [16], Tan and Floros (2012) [39], Trần Việt Dũng (2014) [6]. Dù ngân hàng có xu hướng tăng khả năng sinh lời khi mở rộng các hoạt động tín dụng nhưng việc ngân hàng phải tăng mức trích lập dự phịng cho các khoản tài sản nghi ngờ sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Tình hình nợ xấu cũng như chi phí dự phịng rủi ro tín dụng gia tăng xuất phát từ năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng. Các chính sách và quy trình kiểm sốt rủi ro tín dụng cịn nhiều hạn chế, hệ thống xếp hạng tín dụng chưa hiệu quả, năng lực quản lý thấp, trình độ chun mơn và đạo đức của một bộ phận cán bộ tín dụng kém. Ngồi ra, một nguyên nhân nữa góp phần làm nợ xấu gia tăng là do công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong một thời gian dài chưa phát huy hiệu quả cao trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, nhất là các vi phạm quy định

hạn chế cấp tín dụng và đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. - Tỷ lệ chi phí trên thu nhập có tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Hệ số hồi quy của biến CIR trong mơ hình hồi quy với ROA và ROE lần lượt là -0,0368 và -0,2804, với cùng mức ý nghĩa 1%. Nghĩa là khi tỷ lệ chi phí trên thu nhập tăng 1% thì ROA và ROE giảm lần lượt 3,68% và 28,04%.Ngân hàng có chi phí hoạt động càng thấp thì khả năng sinh lời càng cao. Điều này phù hợp với kỳ vọng của tác giả và kết quả của phần lớn các nghiên cứu trước đây, như nghiên cứu của Trujillo-Ponce (2013) [41], Olweny and Shipho (2011) [31], Dietrich and Wanzenried (2011) [16], Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014) [1]. Tại các NHTM Việt Nam, tỷ lệ chi phí trên thu nhập ln ở mức cao, thậm chí có những năm tốc độ tăng của tổng chi phí cao hơn gấp nhiều lần tốc độ tăng trong tổng thu nhập. Điều này cho khiến cho lợi nhuận của các ngân hàng khơng có sự ổn định và bền vững, có nguy cơ suy giảm. Chi phí hoạt động tăng cao so với thu nhập hoạt động phản ánh việc các ngân hàng không ngừng mở rộng mạng lưới nhưng lại hoạt động chưa hiệu quả. Bộ máy tổ chức cồng kềnh, chồng chéo. Chính sách nhân sự cịn nhiều bất cập, chính sách tiền lương chưa hợp lý, chưa gắn liền với năng suất lao động của nhân viên.

- Tác giả tìm thấy mối tương quan thuận giữa tỷ lệ thu nhập ngoài lãi và ROA và có mức ý nghĩa 5%. Hệ số hồi quy của biến NII trong mơ hình hồi quy với ROA là 0,0080, khi tỷ lệ thu nhập ngồi lãi tăng 1% thì ROA tăng 0,8%. Ngân hàng có thể tăng khả năng sinh lời bằng cách mở rộng và đẩy mạnh các dịch vụ thu phí. Đa dạng hóa sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định và tăng cường hiệu quả quản trị thông qua sản phẩm. Các kết quả tương tự được tìm thấy trong nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014) [1]. Nhìn chung, tỷ lệ thu nhập ngồi lãi của các NHTM Việt Nam khơng ổn định và thu nhập của ngân hàng vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động cấp tín dụng. Dịch vụ ngân hàng vẫn còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa chú trọng đến nhu cầu khách hàng, công nghệ ngân hàng vẫn còn hạn chế. Hoạt động ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ lãi vốn bị hạn chế khi có các biến động về lãi suất.

Kết luận chương

Trong chương này, tác giả đã trình bày về mơ hình, phương pháp, dữ liệu để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đối với 24 NHTM Việt Nam. Các kết quả kiểm định đưa ra các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, tiền gửi khách hàng, dư nợ tín dụng, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí trên thu nhập và tỷ lệ thu nhập ngồi lãi. Quy mơ ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát khơng có tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam.

Các yếu tố tác động thuận chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam là vốn chủ sở hữu, dư nợ tín dụng và tỷ lệ thu nhập ngồi lãi. Trong khi đó, các yếu tố tác động ngược chiều gồm có tiền gửi khách hàng, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng và tỷ lệ chi phí trên thu nhập.

Trong các yếu tố tác động thì chi phí dự phịng rủi ro tín dụng có tác động mạnh nhất đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam, sau đó là tỷ lệ chi phí trên thu nhập, dư nợ tín dụng, vốn chủ sở hữu, thu nhập ngoài lãi và tiền gửi khách hàng.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu thành phần và mức độ tác động của các yếu tố, tác giả sẽ đưa ra một số gợi ý về các giải pháp, khuyến nghị giúp các ngân hàng tăng khả năng sinh lời của mình.

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần VN (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w