Tổng hợp báo cáo từ các Sở Khoa học và Công nghệ cho thấy năm 2019, các địa phương đã tổ chức thực hiện 3.710 nhiệm vụ KH&CN, trong đó có 1.396 nhiệm vụ mới (bao gồm nhiệm vụ cấp tỉnh và nhiệm vụ cấp cơ sở). Trong số các nhiệm vụ mới, lĩnh vực khoa học nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với 421 nhiệm vụ (chiếm 30,16%), tiếp đến là khoa học kỹ thuật và công nghệ với 386 nhiệm vụ (chiếm 27,65%), ít nhất là lĩnh vực khoa học tự nhiên, chỉ có 54 nhiệm vụ (chiếm 4,01%).
Các nhiệm vụ KH&CN ở địa phương được thực hiện theo hình thức khốn quy định tại Thơng tư liên tịch số 27/2015/TTLT- BKHCN-BTC về khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN (97% khoán từng phần; 3% khoán đến sản phẩm cuối cùng). Nội dung khoán từng phần được thực hiện: tiền công, điều tra, thu thập số liệu, thuê chuyên gia trong nước phối hợp trong quá trình nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ, mua dụng cụ rẻ tiền...
Các địa phương tiếp tục dành khoảng 70% kinh phí sự nghiệp KH&CN từ ngân sách nhà nước để chi hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ. Hoạt động này được triển khai theo hướng nâng cao tính ứng dụng và hiệu quả KT-XH theo chuỗi giá trị sản phẩm, tập trung ưu tiên vào các sản phẩm chủ lực,
sản phẩm đặc trưng có lợi thế của địa phương nên đã phát huy được kết quả nghiên cứu ứng dụng(48).
Nông nghiệp là lĩnh vực chiếm tỷ lệ nghiên cứu, ứng dụng lớn nhất trong của hầu hết địa phương trong cả nước. Thành tích của ngành Nơng nghiệp đều có sự đóng góp của KH&CN thơng qua việc khuyến khích phát triển sản xuất quy mơ lớn, hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; Ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất; Năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường được nâng cao để kịp thời định hướng tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản. Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.
Năm 2019, ngành Nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do hạn hán và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng. Dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất của ngành chăn nuôi. Nhiều mặt hàng nơng sản gặp khó khăn cả về thị trường và giá xuất khẩu. Riêng ngành Thủy sản, KH&CN đã góp phần khơng nhỏ trong việc đưa các giống mới và có ứng dụng cơng nghệ ni trồng nên trong năm qua đạt mức tăng trưởng cao, sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác đều tăng khá(49).
(48)TP. Hồ Chí Minh: Tập trung hỗ trợ 4 ngành cơng nghiệp trọng điểm của thành phố và góp phần giải quyết các vấn đề thành phố đang quan tâm (giảm ngập nước; giảm ô nhiễm môi trường; giảm ùn tắc giao thông, đề án thành phố thông minh, phục vụ sức khỏe người dân và nghiên cứu chọn tạo các giống mới phục vụ nơng nghiệp); Thanh Hóa: Tập trung triển khai các dự án đổi mới cơng nghệ các nhóm trọng điểm theo chính sách đã ban hành; Quảng Ninh: Tiếp tục hỗ trợ triển khai các dự án ứng dụng hỗ trợ từ ngân sách địa phương…
(49) Một số địa phương có kết quả nổi bật như: