CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI

Một phần của tài liệu Xu thế đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ thế giới: Phần 1 (Trang 54)

CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI

2.1. Những thách thức chính sách thúc đẩy đổi mới

Những thách thức phía trước

Thế giới ngày nay phải đối mặt với những thách thức không thể lường trước được. Những tác động của suy thối kinh tế sẽ ảnh hưởng đến tồn cầu trong những năm tới. Thậm chí ngay trước khi khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng năng suất chậm lại đã đe dọa nghiêm trọng đến sự thịnh vượng và sức cạnh tranh của nhiều quốc gia. Cuộc khủng hoảng này đã buộc các nước phải tìm ra các nguồn tăng trưởng mới và bền vững hơn. Trong bối cảnh ngân sách khó khăn hiện tại, các chính phủ đang tìm kiếm các chính sách và hành động có thể giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo thành công và thịnh vượng trong tương lai.

Đổi mới và sáng tạo cùng với ứng dụng tri thức là một lĩnh vực hành động quan trọng của chính phủ. Hành động đó có ý nghĩa thiết yếu đối với các công ty và quốc gia đang vật lộn trong một nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh ngày càng tăng, và nó là thứ mà các nước tiên tiến tìm thấy lợi thế so sánh lớn nhất của họ. Đầu tư vào sáng tạo tri thức và làm cho chúng được phổ biến rộng rãi là chìa khóa để tạo ra các việc làm có thu nhập cao và tăng năng suất lao động. Các nước chậm phát triển cũng tìm thấy đổi mới là cách nâng cao sức cạnh tranh của mình và chuyển sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn.

Mục tiêu chính sách cơng về đổi mới khơng chỉ là tạo ra tăng trưởng lớn hơn. Những thách thức lớn nhất của xã hội cho thấy chúng khơng có biên giới và một nước đơn lẻ khơng thể giải quyết. Khả năng đối phó với những vấn đề khẩn cấp đang tăng lên như biến đổi khí hậu, sức khỏe, an ninh lương thực và nghèo đói phụ thuộc vào đổi mới mạnh mẽ hơn và những hình thức hợp tác quốc tế mới. Những thách thức tồn cầu địi hỏi những đáp ứng dựa trên đổi mới và hợp tác.

Trong môi trường ngân sách hạn chế hiện nay, đầu tư công và chi tiêu liên quan đến đổi mới – như giáo dục, khoa học và công nghệ - là ưu tiên ở nhiều nước OECD. Rõ ràng, đầu tư vào các nguồn tăng trưởng tương lai có ý nghĩa quan trọng và những đầu tư vào đổi mới cần được ưu tiên. Tuy nhiên còn nhiều phạm vi khác cần được thúc đẩy với những nguồn lực hiện tại, như cải thiện hiệu quả chi tiêu công và nâng cao chức năng của nỗ lực đổi mới về tổng thể. Điều này gợi ý rằng ngay cả với những nước có nguồn tài chính cơng hạn chế cũng có thể tiến hành các bước để nâng cao hoạt động đổi mới của mình

Trong q trình xây dựng các chính sách đổi mới của mình, các chính phủ phải đảm bảo rằng khung chính sách đổi mới vẫn duy trì được nhịp độ với những thay đổi trong kinh tế toàn cầu và những thay đổi trong quá trình đổi mới. Sau khủng hoảng kinh tế và tài chính, xã hội – trong đó có doanh nghiệp – đang chờ đợi chính phủ tạo ra các khn khổ mới khuyến khích thử nghiệm và tăng trưởng. Cùng lúc đó, đổi mới ngày càng được xem là cách thức để nâng cao chất lượng cuộc sống và đối phó với những vấn đề xã hội và tồn cầu. Chính sách có thể đưa ra khn khổ định hướng đổi mới vào những ứng dụng mang lại cuộc sống tốt hơn cho các cá nhân, doanh nghiệp và xã hội nói chung. Q trình nghiên cứu phát triển, sản xuất, thương mại và phổ biến những đổi mới lớn lao – ví dụ như phát minh ra bóng bán dẫn, phát minh ra thuốc kháng sinh, đưa ra những thay đổi tổ chức ở nơi làm việc – chưa bao giờ là cơng việc đơn giản và khơng có rủi ro. Tương tự như q trình xuất hiện của nó, từ nghiên cứu khoa học dẫn tới khám phá đến phát triển và cải tiến công nghệ đến các sản phẩm cuối cùng cho đến việc phổ biến trong toàn xã hội. Ngày nay, đổi mới đã được nhận thức rõ ràng là một hiện tượng phức tạp và rộng lớn bao gồm nhiều quá trình tương tác lẫn nhau. Các quá trình động này diễn ra trên phạm vi và nội dung rộng khắp.

Việc can thiệp của chính phủ một cách hợp lý là rất quan trọng. Ý tưởng về “sự thất bại thị trường” dẫn đến đầu tư dưới mức vào nghiên cứu là lý do để chính phủ cung cấp tài chính cho NC&PT từ đầu những năm 1960. Trong triển vọng của các hệ thống đổi mới, sự xuất hiện những nút thắt cổ chai hay những thất bại cản trở hoạt động của hệ thống đổi mới có thể gây ra những cản trở nghiêm trọng cho hiệu quả của NC&PT cũng như tăng trưởng và phát triển.

Sự hịa trộn các chính sách đổi mới phụ thuộc vào nhiều yếu tố và khơng có một hình mẫu chung. Những điểm mạnh và yếu đặc thù của mỗi nước, cơ

hội và thách thức mà nó phải đối mặt, cũng là yếu tố quan trọng. Các nước cũng có thể cập nhật sự hồ trộn chính sách của mình theo các tốc độ khác nhau, vì vậy những khác biệt có thể thấy được ngay cả khi có cùng mục đích. Những khác biệt trong các định hướng và mục tiêu chính trị, cũng như các q trình và năng lực thể chế chính sách, đều có vai trị trong đổi mới. Các hệ thống đổi mới quốc gia được đặc trưng bởi sự kết hợp các chính sách tác động đến hành vi của cơng ty và các công ty áp dụng nhiều cách thức để đổi mới. Lịch sử kinh tế và cơng nghiệp của một nước cũng sẽ định hình nên các cách tiếp cận chính sách. Cuối cùng, những hình thức đổi mới khác nhau đòi hỏi một phạm vi rộng các cơng cụ chính sách (Hộp 2.1)

Hộp 2.1. Các chính sách điều chỉnh đối với các hình thức đổi mới khác nhau

Các yếu tố như cấu trúc kinh tế của một nước, cơ cấu cơng ty (ví dụ như số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ), vị trí địa lý và tài nguyên, hạ tầng, mức độ phát triển kinh tế xã hội, các điều kiện khung (như các điều kiện kinh tế vĩ mơ, các chính sách pháp lý và thị trường) và mơi trường thể chế (như hệ thống giáo dục và cơ sở khoa học và nghiên cứu) đều đóng vai trị trong định hình đổi mới. Ngồi ra, đổi mới có sự khác nhau rất lớn giữa các lĩnh vực. Các lĩnh vực như dược phẩm, hóa chất và bán dẫn có quan hệ chặt chẽ với khoa học, cịn các tiêu chuẩn lại có tác động quan trọng lên đổi mới trong viễn thông và phần mềm. Một số lĩnh vực do những hãng lớn thống trị trong khi một số lĩnh vực khác lại được vận hành bởi nhiều hãng nhỏ. Sự đa dạng của các đối tượng tham gia đổi mới, các quá trình học tập, liên kết các cơ sở tri thức, các thể chế và tổ chức cần được xem xét kỹ lưỡng trong khi hoạch định chính sách.

Hơn nữa, chính sách đổi mới có thể được đặc trưng theo nhiều cách khác nhau. Một khác biệt là giữa chính sách „hướng cung‟ và „hướng cầu‟. Một khác biệt nữa là chính sách „định hướng nhiệm vụ‟ và „định hướng phổ biến‟. Các cơng cụ chính sách bao gồm các cơng cụ tài chính (như tín dụng thuế NC&PT) và các cơng cụ điều chỉnh như các luật lệ và các quy định kèm theo (như sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trong xe hơi).

Chính sách đổi mới bao hàm phạm vi rộng và nhiều loại hình đổi mới. Những đặc trưng để phân biệt đổi mới gồm: kiểu đổi mới - cơng nghệ (sản phẩm và quy trình) hay phi công nghệ (tổ chức và marketing); phương thức đổi mới - đổi mới hoàn toàn mới (chiến lược và gián đoạn), sửa đổi cơng nghệ, thích nghi cơng nghệ; và tác động kinh tế xã hội - tăng lên, đột biến hay triệt để.

Tác động của đổi mới cũng rất khác nhau. Nó có thể dẫn tới thay đổi cấu trúc triệt để và tác động mạnh mẽ đến toàn bộ chuỗi giá trị từ những bên cung cấp tới những người sử dụng cuối cùng hay nó có thể bao gồm những điều chỉnh tăng lên đối với những sản phẩm, quy trình hay hoạt động hiện tại. Đồng thời, chính sách đổi mới bị ảnh hưởng bởi các phân hệ chính sách khác nhau có các đặc trưng cấu trúc và sắp xếp điều hành ảnh hưởng đến các q trình và sản

phẩm chính sách. Điều này ngụ ý rằng các chính phủ cần phát triển bộ chính sách đổi mới liên kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực, trong khi vẫn đủ linh hoạt để bao hàm các tiếp cận chính sách khác nhau cho các hình thức đổi mới và các hoạt động liên quan khác nhau.

Do đổi mới có các kiểu khác nhau, diễn ra theo nhiều cách khác nhau và có các tác động khác nhau, nên chúng địi hỏi những phản ứng chính sách khác nhau. Thí dụ, nghiên cứu phát hiện thấy rằng các chính sách nhằm vào giai đoạn cuối của chu trình đổi mới và khuyến khích nhu cầu đối với đổi mới thường dễ kích thích đổi mới tăng lên hơn là hỗ trợ một đổi mới toàn diện. Hỗ trợ đổi mới toàn diện tốt nhất là thơng qua các chính sách thúc ép (cung cấp) cơng nghệ. Thí dụ một số nhà phân tích nhận xét rằng tập trung vào biến đổi khí hậu và phát triển các kỹ thuật thay thế các cơng nghệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch địi hỏi các chính sách hỗ trợ đổi mới tồn diện và chuyển đổi chế độ cơng nghệ. Những người khác gợi ý rằng hàng loạt lựa chọn chính sách đấu tranh chống lại biến đổi khí hậu, như cung cấp hỗ trợ cho nhiều công nghệ khác nhau cũng như cải tiến các cơng nghệ hiện có, cung cấp hỗ trợ giá và các chính sách điều chỉnh, sử dụng mua sắm cơng để kích thích và hỗ trợ cầu, và khuyến khích phổ biến rộng rãi tri thức khoa học và công nghệ công.

Đổi mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn

Đổi mới - giới thiệu một sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ), quy trình, hay phương pháp mới hay được cải tiến đáng kể (Hộp 2.2) - từ lâu đã được xem là trung tâm của hoạt động kinh tế và thịnh vượng xã hội, và bằng chứng kinh nghiệm đã khẳng định những liên hệ giữa đổi mới và tăng trưởng (Hộp 2.3). Điều này có nghĩa là tất cả các chính phủ phải hiểu được tầm quan trọng của đổi mới và xây dựng những chính sách đẩy mạnh những nỗ lực và sản phẩm đổi mới.

Hộp 2.2. Định nghĩa và đo lường đổi mới

Cẩm nang Oslo lần xuất bản mới nhất (lần thứ 3) của OECD định nghĩa đổi mới là sự triển khai một sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ), hay quy trình mới hay được cải tiến đáng kể, phương pháp marketing mới, hay phương pháp tổ chức mới trong hoạt động kinh doanh, tổ chức nơi làm việc hay các quan hệ bên ngoài.

Định nghĩa này bao trùm cả 4 kiểu đổi mới sau và được sử dụng cho các mục đích đo lường:

- Đổi mới sản phẩm: việc đưa ra hàng hóa hay dịch vụ mới hoặc có cải tiến đáng kể về tính chất hay các mục đích sử dụng. Việc này bao gồm những cải tiến lớn trong các tính chất kỹ thuật, thành phần và vật liệu, phần mềm đi kèm, tính thân thiện với người sử dụng hay các đặc tính chức năng khác.

- Đổi mới quy trình; sự triển khai một phương pháp sản xuất hay phân phối mới hay có cải tiến đáng kể. Việc này bao gồm những thay đổi lớn về kỹ thuật, thiết bị và/hay phần mềm.

- Đổi mới marketing: việc triển khai phương pháp marketing mới gồm những thay đổi lớn trong thiết kế sản phẩm hay đóng gói, trưng bày sản phẩm, thúc đẩy bán hay định giá sản phẩm.

- Đổi mới tổ chức: việc triển khai phương pháp tổ chức mới trong hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức nơi làm việc hay các quan hệ bên ngoài.

Các hoạt động đổi mới khác nhau rất lớn về bản chất giữa các hãng với nhau. Một số công ty tiến hành các dự án đổi mới được xác định rõ ràng, như phát triển và giới thiệu một sản phẩm mới, trong khi những công ty khác chủ yếu thực hiện những cải tiến liên tục các sản phẩm, quy trình sản xuất và hoạt động của họ. Cả 2 loại cơng ty này đều có thể thuộc loại đổi mới: một đổi mới có thể bao gồm việc triển khai một thay đổi lớn hay hàng loạt những thay đổi liên tục nhỏ hơn cùng tạo ra một sự thay đổi lớn. Theo định nghĩa, mọi đổi mới phải hàm chứa mức độ mới. Cẩm nang Oslo phân biệt 3 loại hình mới: đổi mới có thể là mới đối với công ty, mới đối với thị trường và mới đối với thế giới. Loại thứ nhất bao gồm việc phổ biến một đổi mới hiện tại đối với cơng ty - đổi mới này có thể đã được thực hiện ở các hãng khác nhưng là mới đối với cơng ty đó.

Những đổi mới có tính mới đối với thị trường khi hãng là người đầu tiên đưa đổi mới đó vào thị trường của mình. Một đổi mới là mới đối với thế giới khi hãng là người đầu tiên giới thiệu đổi mới cho tất cả các thị trường và ngành công nghiệp.

Đổi mới là một q trình liên tục chứ khơng phải là một hoạt động tĩnh tại. Điều này gây khó khăn cho việc đo lường chúng. Các công ty thường xuyên thực hiện những thay đổi cho các sản phẩm và quy trình và tập hợp những tri thức mới. Để nắm bắt được quá trình này, Cẩm nang Oslo của OECD tập trung vào các chỉ số đo lường được như các mức chi tiêu, liên kết và các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động đổi mới.

Đổi mới, theo như định nghĩa của nó, rõ ràng là khái niệm rộng hơn NC&PT và nó chịu ảnh hưởng của phạm vi yếu tố lớn, một vài trong số đó có thể bị tác động bởi chính sách. Đổi mới có thể diễn ra trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm cả các dịch vụ chính phủ như y tế và giáo dục. Tuy nhiên, khung đo lường hiện nay chỉ áp dụng với đổi mới doanh nghiệp mặc dù đổi mới cũng quan trọng cho khu vực công. Cần xem xét để mở rộng phương pháp luận ra đổi mới ở khu vực công và đổi mới trong xã hội, sao cho đáp ứng được thực tế đổi mới hiện nay. Ni dưỡng đổi mới địi hỏi khơng chỉ xem xét các hoạt động đổi mới trên phạm vi rộng và còn cả các đối tượng tiến hành đổi mới.

Đổi mới từ lâu đã thúc đẩy việc nâng cao các tiêu chuẩn cuộc sống. Nhưng chỉ mới gần đây, phân tích từ kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế mới đưa ra bằng chứng hiếm hoi về vai trò của đổi mới trong thực hiện tăng trưởng. Các nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến đầu vào lao động (thường được tính bằng tổng số giờ làm việc) và tài sản vật chất (hữu hình), như máy móc và thiết bị, là

các yếu tố tạo nên tăng trưởng kinh tế. Đổi mới thường được xem là hiệu quả tác động chung trong sử dụng vốn và lao động trong quá trình sản xuất-được gọi là năng suất đa nhân tố (MFP)-mặc dù mối quan hệ giữa đổi mới và tăng trưởng MFP chưa được hiểu rõ và một số chính sách tăng trưởng rõ ràng tìm cách đẩy mạnh chúng.

Hộp 2.3. Đổi mới và tăng trưởng: tóm tắt

Câu hỏi điều gì vận hành sự tăng trưởng kinh tế và làm sao duy trì chúng lâu dài vẫn là vấn đề cốt lõi của kinh tế học. Các mơ hình tăng trưởng tân cổ điển xác nhận rằng tăng trưởng là các kết quả từ đầu vào của vốn vật chất, tức là máy móc, thiết bị và nhà xưởng, lao động, và “kiến thức” trong quy trình sản xuất. Tuy nhiên, do những lợi nhuận trên vốn giảm sút, tăng trưởng dài hạn không thể là kết quả từ sự

Một phần của tài liệu Xu thế đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ thế giới: Phần 1 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)