Các ngành nghề khoa học và công nghệ
Các nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giữ một vai trò chủ chốt trong đổi mới. Tại hầu hết các nước OECD, những nguồn này chiếm hơn 1/4 tổng việc làm trong năm 2010. Tỷ lệ này là hơn 40% ở Luxembua, Thuỵ Điển, Đan Mạch và Thuỵ Sỹ. Ở Ấn Độ và Inđônêxia, các lao động KH&CN chiếm chưa tới 10% tổng việc làm. Sự phân biệt giữa các chuyên gia và kỹ thuật viên rất khác nhau giữa các nước.
Một đặc điểm cụ thể của nhân lực khoa học và công nghệ là tỷ lệ phụ nữ ngày càng tăng. Ở đại đa số các nước, phụ nữ hiện thời nhiều hơn nam giới trong tổng số nhân lực KH&CN. Tại Estonia, Liên bang Nga, Ba Lan và Hungary, hơn 60% lao động KH&CN trong năm 2010 là phụ nữ. Cơ cấu việc làm của ngành công nghiệp cho thấy nhân lực KH&CN tập trung cao hơn ở các ngành dịch vụ hơn là ở các ngành chế tạo. Trong năm 2008, tỷ lệ chuyên gia và kỹ thuật viên trong các ngành dịch vụ chênh lệch từ 19,3% (ở Nhật Bản) đến 46,9% (ở Luxembua) và có mật độ cao nhất ở các ngành dịch vụ cộng đồng, xã hội và cá nhân, cũng như trong các ngành dịch vụ kinh doanh; trong lĩnh vực chế tạo là khoảng 20% tính trung bình ở các nước OECD có dữ liệu. Trong giai đoạn 1998- 2008, việc làm KH&CN tăng nhanh hơn so với tổng số việc làm ở hầu hết các nước OECD. Trong lĩnh vực dịch vụ, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của chúng ln tích cực, dao động từ 1,2% (ở Nhật Bản) tới 6,3% (ở Ai-xơ-len). Tuy nhiên, ở lĩnh vực chế tạo, tỷ lệ chuyên gia và kỹ thuật viên giảm ở tốc độ trung bình hàng năm là hơn 1%, ở Luxembua (-2,3%) và Nhật Bản (-1,3%).
Tiến sỹ mới tốt nghiệp
Tiến sỹ mới tốt nghiệp là những thành phần chủ lực đối với nghiên cứu và đổi mới. Họ được đào tạo chuyên để thực hiện nghiên cứu và được coi là có năng lực giỏi nhất để sáng tạo và truyền bá tri thức khoa học. Mặc dù chỉ một phần nhỏ sinh viên đạt được các trình độ nghiên cứu tiên tiến trong năm 2009, nhưng tỷ lệ này cho thấy một xu hướng tăng ở tất cả các nước trong thập niên vừa qua. Ở Thuỵ Sỹ và Thuỵ Điển, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 3,4% và 3% tương ứng. Mức tăng tương đối lớn là ở Cộng hoà Slovak và Bồ Đào Nha.
Sự góp mặt ngày càng tăng của phụ nữ trong các chương trình đào tạo tiến sỹ phần nào đã giải thích mức tăng chung của tiến sỹ trong thập niên qua. Trong năm 2009, phụ nữ đã giành được 46% trong tổng số bằng tiến sỹ được trao của OECD. Tuy nhiên, họ vẫn không được đánh giá đúng trong lĩnh vực KH&KT, chiếm chỉ có 34% tổng bằng được cấp trong những chuyên ngành này. Những ngoại lệ được thấy ở Ai-xơ-len (64%) và Bồ Đào Nha (49%). Trong khi các số lượng tuyệt đối của tiến sỹ KH&KT đã tăng mạnh kể từ năm 2000, thì tỷ lệ tương đối của họ đã giảm ở phần lớn các nước OECD. Tuy nhiên, gần 39% tiến sỹ tốt nghiệp ở khu vực OECD nhận bằng trong các lĩnh vực KH&KT trong năm 2009 và hơn 55% ở Chi lê, Pháp và Trung Quốc.
Trong số 10 nước hàng đầu có các tỷ lệ tiến sỹ KH&KT lớn nhất cho thấy Hoa Kỳ là nước duy nhất đóng góp lớn nhất lượng tiến sỹ mới với hơn 1/4 trong gần 89.000 của toàn bộ OECD trong năm 2009. Tiếp theo là Đức, Anh và Pháp. Khối 20 nước châu Âu cộng lại chiếm hơn một nửa tổng số bằng tiến sỹ trong lĩnh vực KH&KT của OECD.
Các nhà nghiên cứu
Năm 2009, hơn 4,2 triệu nhà nghiên cứu tham gia vào NC&PT ở khu vực OECD, chiếm tỷ lệ khoảng 7,6 nhà nghiên cứu/1000 nhân viên, một mức tăng đáng kể từ 6,6/1000 vào năm 1999. Năm nước Bắc Âu (Đan Mạch, Phần Lan, Ai-xơ-len, Na Uy, Thuỵ Điển), Nhật Bản, Hàn Quốc và Niu Dilan đạt hơn 10 nhà nghiên cứu/1000 nhân viên. Tỷ lệ phụ nữ rất khác biệt nhưng nói trung là dưới ngưỡng của nam giới, đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp. Tại Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Luxembua,
chưa tới 1/4 số nhà nghiên cứu là phụ nữ. Năm 2009, khu vực doanh nghiệp của OECD đã sử dụng hơn 2,7 triệu nhà nghiên cứu (chiếm khoảng 65% tổng số). Lĩnh vực giáo dục bậc cao sử dụng 1/4 số nhà nghiên cứu của OECD và 40% số này ở Liên minh châu Âu. Khu vực Chính phủ sử dụng ít nhất là 20% số các nhà nghiên cứu ở các nước Trung và Đông Âu, nơi các viện hàn lâm khoa học, vốn có truyền thống tách biệt với các trường đại học, giữ một vai trò nổi bật. Tỷ lệ các nhà nghiên cứu trong doanh nghiệp ở các nước cũng khác nhau khá nhiều. Tại Hoa Kỳ, 4/5 tổng số nhà nghiên cứu làm việc ở các doanh nghiệp, 3/4 ở Nhật Bản, nhưng chưa tới 1/2 tại EU. Tại Đan Mạch, Phần Lan, Nhật Bản và Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu ở doanh nghiệp vượt quá 10 người/1000 lao động, con số này lần lượt là 7 và 6/1000 tại Pháp và Đức (gần với mức trung bình của OECD) và 3,5/1000 ở Anh (gần với mức trung bình của EU). Chi-lê, Mêhicô, Ba Lan, Cộng hồ Slovak và Nam Phi có cường độ các nhà nghiên cứu doanh nghiệp thấp (chưa tới 1/1000 nhân lực trong ngành công nghiệp). Ở những nước này, khu vực doanh nghiệp giữ một vai trò nhỏ hơn trong hệ thống NC&PT quốc gia so với các khu vực giáo dục bậc cao và chính phủ. Một tỷ lệ không đáng kể nhưng ngày càng tăng là các nhà nghiên cứu ở doanh nghiệp đang làm việc trong các ngành công nghiệp dịch vụ do tầm quan trọng ngày càng tăng của dịch vụ trong nền kinh tế tri thức.
Lưu động quốc tế
Các hệ thống nghiên cứu và giáo dục bậc cao đang trở nên quốc tế hoá hơn trong những thập niên vừa qua. Mức độ quốc tế hoá giáo dục bậc cao có thể được đo lường bằng mức độ lưu động quốc tế của sinh viên và mức độ quốc tế hoá của các hệ thống nghiên cứu cũng có thể được đo bằng sự lưu động quốc tế của những người có bằng tiến sỹ. Trong quá trình nghiên cứu của họ và những thời gian sau đó, chính những khoảng thời gian sau này lại đóng góp vào sự tiến bộ của nghiên cứu ở nước sở tại. Khi hồi hương, họ mang theo về những năng lực mới và những mối liên kết với các mạng lưới nghiên cứu quốc tế. Các sinh viên quốc tế chủ yếu là nghiên cứu khoa học xã hội, kinh tế và pháp luật. Chỉ ở Thuỵ Sỹ, Phần Lan, Đức và Hoa Kỳ là có các chương trình
KH&KT thu hút hơn 1/3 tồn bộ các sinh viên quốc tế. Trong 16/28 nền kinh tế, tỷ lệ sinh viên quốc tế và nước ngoài theo học lĩnh vực KH&KT vượt quá tỷ lệ của sinh viên trong nước. Mơ hình này phổ biến hơn ở cấp tiến sỹ.
Lưu động quốc tế đạt mức trung bình khoảng 14% người có học vị tiến sỹ trong mười năm qua. Mặc dù Hoa Kỳ đang giữ vai trò là điểm đến hàng đầu, nhưng những luồng di động bên trong châu Âu, đặc biệt là tới Pháp, Đức và Anh, đang thống trị châu Âu. Nếu như sự di chuyển theo chiều đi ra dường như chủ yếu liên quan tới việc làm hoặc học tập, thì những lý do cá nhân và gia đình lại nổi bật hơn trong những quyết định hồi hương.