Các nƣớc BRIC

Một phần của tài liệu Những xu hướng mới trong công nghệ khoa học thế giới: Phần 2 (Trang 43 - 52)

V. KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA

5.2. Các nƣớc BRIC

BRASIL

Brasil là nền kinh tế mới nổi có quy mơ lớn thứ 7 thế giới. Brasil đã vượt qua được thời kỳ suy thối kinh tế tồn cầu, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại trong hai năm gần đây. Để đẩy mạnh thành tích kinh tế, Kế hoạch Greater Brasil 2011 - 2014 đã được thông qua vào năm 2011 coi đổi mới sáng tạo có vai trị trung tâm và đưa ra các kiến nghị về những thay đổi quan trọng trong khuôn khổ luật pháp.

158

Những điểm chính trong hệ thống KHCN&ĐM Brasil

Điều hành chính sách KHCN&ĐM: Điều hành chính sách

KHCN&ĐM của Brasil đã khơng có thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Các kế hoạch đang được triển khai để làm tăng sự phi tập trung hóa các cơng cụ chính sách và đẩy mạnh sự phối hợp các nguồn lực liên bang, bang và tư nhân tập trung cho đổi mới trong quá trình thực hiện chương trình. Hội đồng Quốc gia về phát triển công nghiệp đã được tổ chức lại vào tháng 8/2011 để nâng cao sự phối hợp và sự tham gia của các bên tham gia. Các Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia (BNDES), các doanh nghiệp tư nhân, đại diện ngành công nghiệp và cơng đồn tham gia trong Hội đồng này.

Nguồn tăng trưởng mới: Chiến lược KHCN&ĐM của Brasil chủ

trương đẩy mạnh lợi thế so sánh của một nền kinh tế "xanh". Trong lĩnh vực công nghệ mơi trường, Brasil có trình độ cao hơn mức trung bình BRICS, nhưng dưới mức trung bình của OECD; trong lĩnh vực công nghệ sinh học và nano, Brasil có lợi thế hơn so với OECD và EU28. Các chương trình hỗ trợ bao gồm các quỹ ngành (CT-Energy, CT-Ptro). Tháng 2/2012, Quỹ Khí hậu mới được thành lập với mục đích tài trợ cho các dự án giảm phát thải khí nhà kính.

Trường đại học và nghiên cứu cơng: Brasil có tương đối ít các

trường đại học lọt vào top 500 thế giới. Thành tích nghiên cứu được đánh giá qua các cơng bố khoa học và kỹ thuật được đăng tải trên 25% tạp chí khoa học hàng đầu thế giới vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn OECD, mặc dù số bài báo khoa học và kỹ thuật tăng với tỷ lệ trung bình 6,4% mỗi năm trong giai đoạn 2001 - 2011, theo số liệu của Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sự gia tăng này vẫn còn thấp hơn so với các nền kinh tế lớn mới nổi khác, như Trung Quốc (15,6%) và Ấn Độ (7,6%).

Đổi mới trong doanh nghiệp: Các DNVVN của Brasil đổi mới

rất ít. Do đó một số sáng kiến của Chính phủ nhằm hỗ trợ đổi mới, khởi nghiệp và hỗ trợ kinh phí chủ yếu được tiến hành dưới hình thức tài trợ. Ví dụ, Chương trình PRIME (Primeira Empresa Inovadora) đã tài trợ cho 1.381 doanh nghiệp với 104 triệu USD (166 triệu BRL)

159 trong giai đoạn từ 2009 - 2011. Để phân quyền việc cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ và các DNVVN, Chương trình Inovacred của Cơ quan Đổi mới Sáng tạo Brasil (FINEP) đã được thành lập vào tháng 9/2012 với mục đích gia tăng sự hỗ trợ kinh phí bằng cách phi tập trung hóa cơng việc tài trợ thông qua các ngân hàng phát triển, các cơ quan xúc tiến nghiên cứu công và các ngân hàng thương mại nhà nước. Từ năm 2012 đến năm 2018, chương trình này có kế hoạch cấp giấy chứng nhận cho 20 đại lý tài chính và tài trợ cho khoảng 2.000 doanh nghiệp với tổng số vốn 788 triệu USD (1,2 tỷ BRL). Ngồi ra, chương trình Pró-Inova, được áp dụng năm 2005, cũng khuyến khích đổi mới kinh doanh và tinh thần doanh nghiệp bằng cách tuyên truyền thông tin về các công cụ pháp lý, cơ sở vật chất và các cơ chế hỗ trợ sẵn có.

Chuyển giao và thương mại hóa cơng nghệ: Chính phủ Brasil

rất chú trọng việc hỗ trợ thương mại hóa các đổi mới cơng nghệ. Ngày 10/7/2013, FINEP đã cơng bố một gói trị giá 420 triệu USD (640 triệu BRL) để hỗ trợ các vườn ươm và các khu công nghệ cũng như các cơng ty đóng trụ sở tại đó. Hỗ trợ công cung cấp cho các vườn ươm và các khu công nghệ thông qua các khoản cho vay và đầu tư bằng vốn cổ phần cho các công ty đặt trụ sở tại đây cũng như cho các doanh nghiệp được ươm tạo trong thời gian chưa đến hai năm. Brasil còn thực hiện một số chương trình khuyến khích sự luân chuyển các nhà nghiên cứu giữa các ngành (ví dụ như Pappe, Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu trong doanh nghiệp và SEBRAE, Chương trình Dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ của Brasil) để tạo điều kiện thuận lợi cho dòng tri thức giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu công và khu vực doanh nghiệp.

Kỹ năng cho đổi mới: Nguồn nhân lực là một nút thắt trong hệ

thống đổi mới của Brasil. Số người trưởng thành có trình độ đại học chiếm một phần rất nhỏ. Hệ thống giáo dục cần được cải tiến và thành tích của học sinh độ tuổi 15 về khoa học còn nghèo nàn, mặc dù có những cải thiện rõ rệt về điểm số đánh giá theo Chương trình Pisa OECD trong giai đoạn 2003 - 2012. Nỗ lực đã được huy động nhằm

160

nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp, bao gồm cả việc áp dụng các kỳ thi tuyển đầu vào đối với giáo viên. Để có tỷ lệ nhập học cao hơn, tài trợ cho giáo dục cơ bản và chuyên nghiệp đã tăng lên và điều kiện cho sinh viên vay vốn đã được nới lỏng.

LIÊN BANG NGA

Liên bang Nga đã có nền tảng lâu đời về KH&CN nhưng cần khai thác tốt hơn nữa để đa dạng hóa nền kinh tế và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sắc lệnh của Tổng thống năm 2012 đặt mục tiêu lớn cho chính sách KHCN&ĐM của Nga, bao gồm tăng GERD lên 1,77% GDP vào năm 2015.

Những điểm chính trong hệ thống KHCN&ĐM của Nga

Chính sách quản trị KHCN&ĐM: Hội đồng Tổng thống về

Khoa học và Giáo dục và Hội đồng Tổng thống về Hiện đại hóa Kinh tế và Đổi mới sáng tạo được thành lập để cải thiện chính sách phối hợp về khoa học và đổi mới. Hai chương trình, Phát triển KH&CN (DST) (2013 - 2020) và Phát triển kinh tế và Kinh tế sáng tạo (2013 - 2020), đã được phê duyệt vào năm 2013, tổ chức và phối hợp hệ thống tất cả các sáng kiến quan trọng về vốn ngân sách liên bang trong khoa học và đổi mới. Trong khuôn khổ của tình báo chiến lược chính sách, nghiên cứu tầm nhìn xa, ví dụ như trong khn khổ của Ủy ban liên ngành về cơng nghệ tầm nhìn xa, đang ngày càng được sử dụng trong việc lựa chọn và ưu tiên ngành KHCN&ĐM. Tầm nhìn dài hạn NC&PT hướng tới năm 2030, trong đó xác định các khu vực KH&CN đầy hứa hẹn, là một cơ sở quan trọng để lập kế hoạch chiến lược và hoạch định chính sách trong khu vực.

Cơ sở hạ tầng CNTT liên mạng: Cơ sở hạ tầng CNTT của Nga

tương đối yếu, với 14,5 thuê bao các mạng băng thông rộng cố định trên 100 dân. Cơ sở hạ tầng nghiên cứu công dự kiến được cải thiện thông qua một số sáng kiến, bao gồm chương trình dự án cơ sở hạ tầng Mega-Science trong Chương trình Phát triển KH&CN (2013 - 2020) cho việc tạo ra và phát triển các cơ sở nghiên cứu lớn.

Cụm và chun mơn hóa thơng minh: Chính phủ phát động một

161 sáng tạo, và 25 cụm đã được thành lập trong 6 lĩnh vực chiến lược: công nghệ hạt nhân và bức xạ; máy bay và khơng gian, sản xuất ơtơ; đóng tàu; dược phẩm, cơng nghệ sinh học và các ngành công nghiệp y tế; vật liệu mới; hóa chất, hóa dầu; và CNTT và điện tử. Trong năm 2013, trợ cấp liên bang 67 triệu USD (1,3 tỷ RUB) được phân bổ để hỗ trợ các cụm thí điểm và lên đến 154 triệu USD (3,1 tỷ RUB) được dự kiến sẽ có hàng năm từ năm 2014 - 2016.

Tồn cầu hóa: Hợp tác quốc tế về đăng ký sáng chế của Nga gần

với mức trung bình của OECD, khoa học Nga ít nhiều đã hội nhập với quốc tế. Một số rào cản hành chính cản trở hiệu quả hợp tác quốc tế KHCN&ĐM bao gồm các vấn đề ban hành thị thực và thủ tục tài trợ với các cơ quan nước ngoài và quốc tế. Trong năm 2013, Chính phủ đã cơng bố hai chương trình lớn mà KHCN&ĐM tài trợ bao gồm các quy định hỗ trợ cho hoạt động hợp tác quốc tế.

Chi cho KHCN&ĐM: Ngân sách nhà nước dành cho NC&PT

(GBAORD) đã tăng lên đáng kể trong 5 năm qua. Kế hoạch ngân sách liên bang cho năm 2014 - 2015 dự báo giảm nhẹ trong phân bổ ngân sách cho NC&PT trong năm 2014. Tuy nhiên, nguồn ngân sách từ Chính phủ tài trợ được dự đốn sẽ vẫn là nguồn chính của GERD đến năm 2030, mặc dù các sáng kiến quan trọng gần đây để kích thích doanh nghiệp NC&PT và đổi mới đã được đưa ra. HERD được thiết lập để tăng từ 9% đến 13,5% GERD năm 2018, phản ánh mục tiêu của Chính phủ là tăng cường năng lực nghiên cứu của các trường đại học.

ẤN ĐỘ

Ấn Độ là nền kinh tế mới nổi đang tăng trưởng nhanh. Đây là trung tâm toàn cầu thu hút các dịch vụ CNTT từ nước ngoài. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây đã chậm lại phần nào và nghèo đói vẫn tiếp tục là một thách thức lớn. Đổi mới được xem là rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của Ấn Độ. Thông qua chiến lược quốc gia của mình, Thập kỷ của những đổi mới 2010 - 2020, Chính phủ cam kết tăng cường năng lực KH&CN. Mục tiêu là để tăng GERD tới 2% GDP với việc tăng gấp đơi đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào năm 2020.

162

Những điểm chính của hệ thống KHCN&ĐM Ấn Độ

Các trường đại học và viện nghiên cứu công: Như trong nhiều

nền kinh tế mới nổi, các viện nghiên cứu công và đại học chiếm đa số trong hệ thống KHCN&ĐM của Ấn Độ. Chi NC&PT công chiếm gần 62% GERD trong năm 2007 (năm gần nhất có số liệu). Ở mức 0,50% GDP năm 2007, Ấn Độ đứng ở dưới cùng nhóm giữa OECD. Ấn Độ có ít trường đại học đẳng cấp thế giới, công bố KH&CN trên các tạp chí khoa học quốc tế hàng đầu kém hơn so với các nền kinh tế mới nổi khác như Brasil, Trung Quốc và Nam Phi. Do các viện nghiên cứu công được quản lý bởi các bộ phụ trách lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành, nên Ấn Độ khơng có ngân sách nghiên cứu cơng hợp nhất. Ấn Độ đến nay khơng có cơ quan tài trợ nghiên cứu trung ương. Ngân sách cho các viện nghiên cứu công gần đây đã giảm về giá trị thực. Các đánh giá được sử dụng một cách hệ thống hơn để ước định hiệu quả hoạt động nghiên cứu trong các trường đại học.

Tinh thần kinh doanh sáng tạo: Sáng kiến Nghiên cứu đổi mới

doanh nghiệp nhỏ (SBIRI) là một chương trình mới do Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra để nuôi dưỡng và tư vấn về các công nghệ và các doanh nhân đổi mới mới nổi. Nét nổi bật của SBIRI là nó hỗ trợ nghiên cứu công nghệ sinh học trước giai đoạn chứng minh khái niệm có rủi ro cao cũng như các giai đoạn phát triển về sau trong các DNVVN của các nhà sáng tạo với một nền tảng khoa học. Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ có hỗ trợ cụ thể cho việc thương mại hóa các công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội trong chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và dinh dưỡng, nông nghiệp và các ngành khác. Các cơ quan khác của Chính phủ cũng có các kế hoạch tương tự.

Chuyển giao và thương mại hóa cơng nghệ: Ấn Độ khơng có

luật về chuyển giao và thương mại hóa cơng nghệ. Các chương trình khác nhau cho phép tiếp cận tri thức được phát triển trong các viện nghiên cứu công và các trường đại học. Việc tạo lập và bảo quản các hệ thống kiến thức, phổ biến kiến thức và các dịch vụ kiến thức tốt hơn là mối quan tâm chính của Ủy ban Kiến thức Quốc gia. Thành lập năm 2005, Ủy ban hướng dẫn chính sách về các chủ đề này và chỉ đạo các cải cách liên quan đến giáo dục, KH&CN, nông nghiệp, cơng

163 nghiệp, và chính phủ điện tử. SBIRI cũng nhằm tăng cường thương mại hóa các nghiên cứu cơng cộng.

Tồn cầu hóa: Sự hiện diện trung tâm NC&PT của các MNE đã

đẩy nhanh quá trình hội nhập của Ấn Độ trong các hệ thống đổi mới và NC&PT toàn cầu. Trong khi Ấn Độ là nước có nhiều nhà đầu tư NC&PT của các công ty hàng đầu trong các lĩnh vực ôtô, máy công nghiệp và các ngành CNTT, nhưng vẫn thua Trung Quốc, Brasil và Nga trong các lĩnh vực này. Tuy nhiên, Ấn Độ ở mức trung bình của OECD, và hơn Brasil, Trung Quốc và Nam Phi trong hợp tác đăng ký sáng chế quốc tế, mặc dù thị phần các xuất bản phẩm KH&CN đồng tác giả quốc tế rất thấp, không chỉ theo các tiêu chuẩn OECD, mà còn so với Nam Phi, Brasil và Liên bang Nga. Trong những năm gần đây, các trường đại học Ấn Độ đã dần hội nhập quốc tế. Các cơ quan chính phủ khác có những chương trình tạo điều kiện cho việc luân chuyển nguồn nhân lực quốc tế.

Kỹ năng cho đổi mới: Ấn Độ có một lực lượng lao động lớn, trẻ

và đang phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ đến trường thấp và chất lượng kém của hệ thống giáo dục cản trở sự phát triển của nguồn nhân lực cho KH&CN và đổi mới. Cơ quan Phát triển Kỹ năng Quốc gia (NSDA) chịu trách nhiệm phối hợp và hài hòa các nỗ lực phát triển kỹ năng của Chính phủ và khu vực tư nhân nhằm đạt được các mục tiêu kỹ năng cho Kế hoạch 5 năm lần thứ 12. Các sáng kiến liên quan bao gồm Trung tâm Kỹ năng tại Chhindwara (ở Madhya Pradesh) của Liên đồn Cơng nghiệp Ấn Độ (CII), dạy các kỹ thuật công nghiệp, và Dự án Swavalamban liên doanh CII-HPCL (Cơng ty TNHH Dầu khí Hindustan), nơi đào tạo thanh niên tại địa phương. Bộ Nhân lực và Bộ Cơng tác dân tộc cịn có các sáng kiến để giảm khoảng cách giới và dân tộc thiểu số trong giáo dục KH&CN, như Đề án Cung cấp chất lượng giáo dục tại Madrasas (SPQEM) và Sarva Shiksha Abhiyan (SSA).

TRUNG QUỐC

Mơ hình tăng trưởng của Trung Quốc hiện đang có sự thay đổi với tốc độ tăng trưởng giảm và một nỗ lực để tái cân bằng nền kinh tế từ xuất khẩu và đầu tư hướng tới chi tiêu của khu vực tư nhân. Vai trò

164

của đổi mới sáng tạo ngày càng tăng, như được minh họa bởi thực tế là Trung Quốc đã dành 1,98% GDP cho NC&PT trong năm 2012, thu hẹp khoảng cách với các nước EU28.

Những điểm chính trong hệ thống KHCN&ĐM của

Trung Quốc

Quản trị chính sách KHCN&ĐM: Một nhóm đổi mới hệ thống

KH&CN hàng đầu, với sự tham gia của 20 bộ, cơ quan quốc gia đã được thành lập năm 2012. Đánh giá giữa kỳ Kế hoạch Phát triển KH&CN 2006 - 2020 được thực hiện vào năm 2014 với các phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá Liên minh Chiến lược công nghiệp - viện nghiên cứu cho đổi mới sáng tạo công nghệ được đưa ra vào năm 2012. Việc quản lý các chương trình KH&CN trọng điểm đã được sửa đổi để đơn giản hóa thủ tục nộp hồ sơ; các nhà khoa học nộp hồ sơ cho các dự án do Bộ Khoa học và Cơng nghệ tài trợ khơng cần phải đích thân tiến hành các phiên hỏi đáp do hầu hết các quy trình nộp hồ sơ và đánh giá có thể được thực hiện qua Internet, trong khi hệ thống quản lý ngân sách đã được cải thiện bằng cách xây dựng thư viện dự án và hệ thống thông tin chương trình KH&CN.

Cơ sở hạ tầng CNTT&TT và Internet: Mặc dù cơ sở hạ tầng CNTT&TT của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng nhưng chỉ số

Một phần của tài liệu Những xu hướng mới trong công nghệ khoa học thế giới: Phần 2 (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)