Thứ nhất, thúc đẩy các hoạt động thông tin, quảng bá, xúc tiến đầu tư, thông
qua các biện pháp cụ thể như:
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, đặc biệt ưu
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu điện tử như website riêng
của các KCN, KCX, trong đó chú trọng phần giới thiệu tóm tắt về quy hoạch phát triển, cập nhật các cơ chế ưu đãi mới nhằm hỗ trợ đắc lực cho cơng tác tìm kiếm thơng tin của nhà đầu tư.
- Tăng kinh phí từ ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư để đẩy mạnh các hoạt
động quảng bá hình ảnh, tổ chức các đồn cơng tác ra nước ngồi kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên cần có chọn lọc và trọng điểm tránh tình trạng dàn trải, kém hiệu quả, gây tốn kém và lãng phí.
Thứ hai, phát triển các dịch vụ và các ngành công nghiệp phụ trợ. Cụ thể, đi
kèm với sự hỗ trợ của Nhà nước thì các doanh nghiệp trong nước cần chủ động, nỗ lực hơn nữa và tăng cường đầu tư sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ/ hỗ trợ trên một số lĩnh vực chủ chốt như điện tử, cơ khí, dệt may, hóa chất, … Bên cạnh đó cũng cần dành nhiều sự quan tâm và chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ cho nhà đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh doanh ở Việt Nam. Điều này khiến sẽ các nhà đầu tư cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình làm việc lâu dài với các đối tác trong nước.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, mặc dù dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI vẫn cịn tồn tại những hạn chế và bất cập khiến cho một số quốc gia e ngại nhận đầu tư, ta không thể phủ nhận vai trị vơ cùng quan trọng của nó đối với nền kinh tế các quốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu. Nguồn vốn này là động lực phát triển của mọi sự giao thương sản xuất, đặc biệt là đòn bẩy, là nền tảng nâng đỡ về kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế của các nước đang và chậm phát triển, đồng thời cũng góp phần khơng nhỏ trong lợi ích của các nước phát triển.
Qua phần nghiên cứu của nhóm về thực trạng của dịng vốn FDI tại Việt Nam phía trên, có thể thấy: Bài tốn về thu hút FDI tại Việt Nam đã và đang là một trong những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế đất nước. Để đưa kinh tế đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và phát triển bền vững đồng thời thu hút mạnh mẽ các dòng đầu tư quốc tế vào nước ta, Việt Nam cần phải hiểu rõ được quy luật vận động của các dòng đầu tư FDI, các xu hướng đầu tư trong tương lai và nắm bắt được các cơ hội để thu hút các nguồn đầu tư về nước. Chính phủ và các doanh nghiệp trong nước phải tự thay đổi chính mình bằng cách cải tổ, đơn giản hoá các thủ tục cho nhà đầu tư, đưa ra các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư mới hay các dự án lớn hoặc là các dự án phục vụ cho dân sinh bảo vệ mơi trường.
Nói tóm lại, Việt Nam đang trên đà phát triển nên rất cần sự hỗ trợ của dòng vốn FDI để lớn mạnh hơn nữa nên việc nghiên cứu nhằm thu hút, đánh giá cũng như sử dụng nguồn vốn này là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, trong tương lai, để phát triển kinh tế bền vững thì việc độc lập về nguồn vốn cũng như kỹ thuật, công nghệ sản xuất là điều vơ cùng cần thiết. Do đó, mục tiêu dài hạn Việt Nam cần không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để tích lũy tư bản cho quốc gia thay vì phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố bên ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020. [Ebook] Nhà Xuất bản Thống kê. Xem tại: https://www.gso.gov.vn/wp-
content/uploads/2020/04/Ruot-sach-trang-2020.pdf> [Truy cập 20/05/2022].
2. Lâm Dương. 2021. Phát huy vai trò của FDI trong phát triển kinh tế đất nước. [online] Tạp chí Tài chính. <Xem tại: https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/phat- huy-vai-tro-cua-fdi-trong-phat-trien-kinh-te-dat-nuoc-333279.html> [Truy cập 21/05/2022].
3. Lê Thị Thanh Trang. 2021. Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam. [online] Tạp chí Tài chính. Xem tại: <https://tapchitaichinh.vn/su-kien-
noi-bat/giai-phap-thu-hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam- 333757.html> [Truy cập 15/05/2022].
4. Phạm Thiên Hoàng. 2019. Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển
kinh tế - xã hội Việt Nam. [online] Tạp chí Tài chính. Xem tại:
<https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tam-quan-trong-cua-khu-vuc-fdi-doi- voi-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-viet-nam-308893.html> [Truy cập 18/05/2022].
5. Thái Hà. 2021. Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. [online] Tổng cục Thống kê Việt Nam. Xem tại: <https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va- so-lieu-thong-ke/2021/10/mot-so-giai-phap-thu-hut-von-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet- nam/> [Truy cập 16/05/2022].
6. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê (2010-2020).
7. Vũ Thị Yến. 2021. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam. [online] Tạp chí Cơng Thương. Xem tại: <https://tapchicongthuong.vn/bai-
viet/thuc-trang-thu-hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-giai-doan-2010- 2020-80266.htm> [Truy cập 15/05/2022].
8. World Bank Open Data. [online] Xem tại: <https://data.worldbank.org/> [Truy cập 18/05/2022].
Tài liệu tiếng Anh:
1. World Bank. 2020. Doing Business 2020. Washington DC: World Bank. DOI:10.1596/978-1-4648-1440-2.