Những khó khăn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần sohaco việt nam (Trang 31 - 41)

3 .Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

2.4.2. Những khó khăn

2.4.2.1 Từ phía pháp luật

Thứ nhất, về hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:

Pháp luật khơng quy định hình thức cụ thể cho từng loại giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Do đó, các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa có quyền tự do lựa chọn một trong ba hình thức: lời nói, văn bản, hành vi để tiến hành giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Điều này tạo ra sự tự do lựa chọn hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa của các chủ thể nhưng dẫn đến khó khăn cho cơ quan Nhà nước trong việc quản lý các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa đã được giao kết như: số lượng, thời gian, địa điểm giao kết hợp động mua bán hàng hóa,... Bên cạnh

đó, giá trị pháp lý của hình thức giao kết hợp đồng bằng miệng, bằng hành vi cịn khơng được đảm bảo, gây khó khăn cho các bên cũng như cho cơ quan giải quyết tranh chấp (Tòa án, Trọng tài thương mại,...) khi tranh chấp xảy ra trong việc xác định căn cứ pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ của các bên.

Thứ hai, về nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:

Nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong thực tiễn, các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng.

Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa có ý nghĩa hướng các bên tập trung vào thỏa thuận những nội dung quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, đồng thời phòng ngừa những tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. LTM 2005 không quy định bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào trong hợp đồng mua bán hàng hóa là điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường hay điều khoản tùy nghi nhưng trong điều kiện nhận thức của nhà kinh doanh cịn nhiều hạn chế thì điều này tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến những rủi ro pháp lý, những tranh chấp xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết HĐ quy định chưa đảm bảo tính

thống nhất:

Khoản 1 Điều 397 BLDS 2005 có quy định: “1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời ......”.

Đây là điểm quy định không thống nhất, khi đồng thời quy định việc trả lời chấp nhận có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đã được ấn định – tức là khi trả lời chấp nhận được gửi đi đã có hiệu lực lại vừa quy định bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì lời chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời – tức là trả lời chấp nhận đề nghị có hiệu lực và được cơng nhận khi bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời trong thời hạn ấn định.

Bên cạnh đó, cũng cần quy định cụ thể cách thức xác định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết khi không được ấn định rõ trong đề nghị để tránh gây khó khăn trong giao kết hợp đồng.

2.4.2.2 Từ phía Doanh nghiệp

Về căn cứ pháp lý khi giao kết hợp đồng tại Cơng ty. Các nhân viên trong Cơng ty có hiểu biết về pháp luật nhưng cịn nhiều vấn đề khơng hiểu rõ lắm. Đây là mặt còn

tồn tại, cần phải được khắc phục ngay vì khi khơng hiểu rõ pháp luật thì áp dụng để giải quyết tranh chấp rất khó, và khơng thể thuyết phục được bên khách hàng.

Công ty và khách hàng thường thỏa thuận những điều khoản trong hợp đồng là : Điều khoản về hàng hóa, điều khoản về số lượng, chất lượng, điều khoản về đặt hàng, giao hàng, điều khoản về giá cả, thanh toán, điều khoản về tranh chấp và giải quyết tranh chấp…Những điều khoản trên trong hợp đồng mà công ty đã thỏa thuận thường được quy định không rõ ràng mà đơi khi cịn sơ sài, những điều khoản này do vậy mà không thể hiện được một cách rõ ràng nhất, chi tiết nhất ý chí của các bên trong hợp đồng.

Trong một số trường hợp do quen biết, do làm ăn lâu năm, hay do ngại thủ tục rườm rà nên khi giao kết hợp đồng Công ty đã không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Đây có thể là một trong những yếu tố dẫn tới hợp đồng bị vô hiệu, gây tổn thất khơng đáng có cho cả hai bên tham gia hợp đồng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Hợp đồng mua bán hàng hóa là giao dịch hết sức phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay, dễ có những xung đột lợi ích giữa các chủ thể. Thực trạng pháp luật về mua bán hàng hóa hiện nay ở nước ta nhìn chung đã được đưa vào thực tế và áp dụng khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số điều khoản vẫn chưa phù hợp với thực tế, có thể tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp thực hiện những hành vi lách luật. Cần có một số thay đổi và điều chỉnh trong các quy phạm pháp luật để phù hợp với thực tiễn hơn nữa. Hạn chế những khó khăn cho các Doanh nghiệp trong việc giao kết các hợp đồng kinh doanh. Do vậy, chương 3 em sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA

BÁN HÀNG HĨA TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN SOHACO VIỆT NAM 3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Việc hồn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cần phù hợp với đường lối xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

- Đổi mới trong cách tư duy và phong cách quản lý nền kinh tế, thiết lập các chế định cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường.

- Tiếp thu những điểm tiến bộ của chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế thị trường đồng thời hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường.

- Tiếp cận một cách phù hợp vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước, đảm bảo tính chất thị trường, hạn chế sự can thiệp của Nhà nước

Việc hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh cần có sự thống nhất, nhất quán đối với với hệ thống pháp luật hợp đồng. Tính thống nhất thể hiện ở cả nội dung và hình thức của pháp luật hợp đồng.

- Nội dung của hợp đồng là các nguyên tắc, các chế định, các quy phạm pháp luật phải được sắp xếp một cách khoa học, logic, cụ thể, không mâu thuẫn, khơng chồng chéo về nội dung.

- Về hình thức, các văn bản pháp luật phải được sắp xếp theo trật tự có hiệu lực của các văn bản , bởi nguyên tắc ưu tiên áp dụng văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng, bởi mối quan hệ luật chung và luật riêng (luật chuyên ngành).

Việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng trong thương mại cần đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

- Cần có những điều chỉnh phù hợp với pháp luật quốc tế

- Giao kết hợp đồng phải tuân thủ các cam kết, thay đổi và hoàn thiện theo hướng tiếp thu những điểm tiến bộ phù hợp với các chuẩn mực, các thông lệ và tập quán quốc tế.

Hiện nay, các quy định pháp luật cần được hoàn thiện hơn phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam, góp phần tạo mơi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch và bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Việc tiếp tục hoàn thiện thể chế hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng thơng qua việc sửa đổi, bổ sung BLDS năm 2005, LTM năm 2005, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tạo điều kiện cho hoạt động mua bán hàng hóa phát triển mạnh, nâng cao sức cạnh tranh.

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

3.2.1 Kiến nghị về hồn thiện pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, hoạt động mua bán hàng hóa ngày càng trở nên sơi động. Vì vậy sẽ khơng tránh khỏi những bất cập phát sinh trong quá trình áp dụng pháp Luật Thương mại vào thực tiễn. Trong thời buổi nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc sửa đổi Luật là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

+ Thứ nhất, về hình thức đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa: BLDS

năm 2005 và LTM 2005 đều khơng quy định cụ thể về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế các bên tham gia giao kết hợp đồng đều lựa chọn hình thức đề nghị giao kết hợp đồng trùng với quy định tại Khoản 1 Điều 24 LTM 2005-về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa.

Do đó, pháp luật Việt Nam nên quy định cụ thể, theo hướng khái quát sau: “Đề nghị giao kết hợp đồng có thể thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Quy định này vừa đảm bảo rõ ràng, thuận tiện cho các bên trong quan hệ hợp đồng, vừa đảm bảo tính linh hoạt khi có các hình thức giao kết hợp đồng mới phát sinh trên thực tế.

+ Thứ hai, về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

Theo quy định tại Điều 397 BLDS 2005 -Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

“1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thơng báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

2. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc khơng chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.”

Tuy nhiên theo em, BLDS cũng cần quy định cụ thể cách thức xác định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết khi không được ấn định rõ trong đề nghị theo hướng: Đề nghị giao kết phải được chấp nhận trong khoảng thời gian hợp lý tùy từng

trường hợp, hoặc theo hướng quy định rõ số ngày để các bên tham gia giao kết có thể chủ động, linh hoạt tránh xảy ra tranh chấp.

+ Thứ ba, về nội dung chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Các quy định về

hợp đồng trong BLDS là quy định chung nhất áp dụng được cho tất cả các loại hợp đồng trong đó có lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Do đó, cũng cần nghiên cứu và quy định rõ đối với trường hợp trả lời có sửa đổi, bổ sung nhưng không ảnh hưởng nhiều đến các nội dung trong đề nghị giao kết hợp đồng thì được coi là sự chấp nhận, trừ khi bên đề nghị giao kết không đồng ý. Theo em, trả lời đề nghị giao kết hợp đồng có sửa đổi, bổ sung nhưng không ảnh hưởng nhiều đến các nội dung trong đề nghị giao kết hợp đồng như: Sửa đổi kết cấu điều khoản hợp đồng; nêu rõ pháp luật áp dụng khi có tranh chấp... mà được bên đề nghị giao kết hợp đồng đồng ý thì có thể coi là chấp nhận đề nghị giao kết. Như vậy, sẽ phù hợp với quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại vốn rất năng động, linh hoạt và thông lệ quốc tế.

Do đó, theo em, cần bổ sung các trường hợp này cho phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

+ Thứ tư, quy định cụ thể nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng:

Theo em, Bộ luật Dân sự cần bổ sung một điều quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên giao kết hợp đồng. Theo đó các bên có nghĩa vụ cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác, kịp thời trong quá trình giao kết hợp đồng. Cũng cần có quy định bên đề nghị giao kết có nghĩa vụ thơng báo khơng chậm trễ cho bên được đề nghị biết họ đã không nhận được trả lời chấp nhận đề nghị trong thời hạn nên đề nghị giao kết hợp đồng bị hủy bỏ; quy định bên được đề nghị giao kết có nghĩa vụ thông báo kịp thời bằng phương tiện truyền tin nhanh nhất để bên đề nghị giao kết hợp đồng biết trước khi bên đề nghị giao kết nhận được văn bản chính thức

3.2.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại doanh nghiệp

Giao kết hợp đồng tại Công ty là một khâu rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có thể đem lại lợi ích cho Cơng ty giúp Cơng ty tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong q trình thực hiện hợp đồng, đồng thời góp phần đảm bảo lợi ích, tạo sự uy tín và vị thế của Công ty trên thương trường.

- Để việc ký kết hợp đồng đạt kết quả tốt, mất ít thời gian thì Cơng ty cần phải chuẩn bị nội dung hợp đồng rõ ràng, cụ thể và chi tiết nhất để hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra trong q trình thực hiện hợp đồng.

- Cần chú ý đánh giá đối tác một cách thận trọng trước khi ký kết hợp đồng về các mặt như: thông tin về người đại diện theo pháp luật, tình hình tài chính, tình hình

hoạt động sản xuất kinh doanh, để tránh tình trạng khi hợp đồng được ký kết và đi vào thực hiện thì Cơng ty lại khơng được thanh tốn vì đối tác khơng có khả năng. Thỏa thuận rõ ràng những quy định về chất lượng, số lượng, phương thức thanh toán…càng chi tiết càng tốt.

- Lựa chọn Luật áp dụng cũng là một vấn đề công ty cần quan tâm. Trong các hợp đồng mà Cơng ty ký kết gần đây thì căn cứ pháp luật đều ghi là BLDS 2005, LTM 2005. Tuy nhiên, một số hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai chủ thể đều là thương nhân có tư cách pháp nhân nhưng trong căn cứ chọn Luật áp dụng chỉ ghi căn cứ là BLDS 2005 và căn cứ vào nhu cầu của các bên mà lại không ghi căn cứ vào LTM 2005. Trong khi đó hợp đồng mua bán hàng hóa này chịu sự điều chỉnh của cả LTM 2005 vì đó mới là luật chun ngành chứ không riêng BLDS. LTM 2005 sẽ được ưu tiên áp dụng trước cho hợp đồng mua bán hàng hóa.

3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần sohaco việt nam (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)