Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thƣc tế áp dụng tại công ty tin học thƣơng mại công nghệ và tƣ vấn ICT (Trang 29 - 42)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2 Thực trạng pháp luật điều chỉnh về vấn đề nội dung hợp đồng mua bán hàng

2.2.2 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập quyền và nghĩa vụ của họ trong việc mua bán. Do đó, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa trước hết là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận. Các bên hồn tồn có quyền quyết định nội dung của hợp đồng vì quyền và nghĩa vụ các bên phát sinh chủ yếu từ những điều khoản mà các bên thỏa thuận. Xuất phát từ nguyên tắc tự do hợp đồng mà pháp luật sẽ không giới hạn các điều khoản mà các bên tự thỏa thuận với nhau ( Theo quy định tại Khoản 1 – Điều 389 – BLDS 2005) tuy nhiên những thỏa thuận đó khơng được trái với các quy định của pháp luật, cụ thể là các quy phạm pháp luật về mua bán hàng hóa được quy định tại BLDS 2005 và LTM 2005.

Viêc pháp luật để cho các bên tự do thỏa thuận những điều khoản có trong hợp đồng là một quy định có tính mở và khá phù hợp với điều kiện xã hội hiện nay. Ngày nay khi các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng, việc trao đổi mua bán hàng hóa diễn ra cũng vơ cùng phong phú, việc giảm thiểu hóa những quy định bắt buộc mang tính máy móc sẽ giúp cho các bên tham gia linh hoạt hơn trong quá trình thực hiện hoạt động mua bán. Các nội dung hợp đồng về chất lượng hàng hóa, giá cả, phương thức thanh tốn hay địa điểm giao nhận hàng… các bên đều được tự do thỏa thuận và đi đến thống nhất. Việc tự thỏa thuận những quy định giúp họ chủ động hơn trong việc giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong q trình thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, viêc tự thỏa thuận đó vẫn phải nằm trong giới hạn pháp luật cho phép, không được trái với những quy định của pháp luật.

Thực tiễn, trong các hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty Tin hoc thương mại Cơng nghệ và tư vấn ITC.

Đối tượng trong các hợp đồng mua bán của công ty là các thiết bị y tế như Máy chụp X- Quang, ống nội soi dạ dày, kìm gắp dị vật cho dạ dày… đều là những động sản theo Khoản 2- Điều 3- LTM, khơng thuộc danh mục hàng hóa bị cấm.

Về nội dung hợp đồng, các điều khoản khơng mang tính khn mẫu và sẽ được

linh hoạt thực hiện theo từng thời điểm, từng đối tượng khách hàng và từng mặt hàng khác nhau. Công ty và đối tác ký kết hợp đồng trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận cam kết của các bên. Khi xác lập quan hệ hợp đồng, các bên tự nguyện thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí nhằm đạt tới mục đích nhất định. (Áp dụng Điều 4, BLDS). Khi soạn thảo hợp đồng cũng như tham gia giao kết các hợp đồng mua bán hàng hóa cơng ty đều dựa trên quy định:

- Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2006.

- Luật thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2006.

- Và một số nghị định có liên quan như: NĐ số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của chính phủ về quản lí dự án đầu tư cơng trình xây dựng, NĐ số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lí chi phí đầu tư xây dựng …

Tuy nhiên, khơng thể có một mẫu hợp đồng nào là chuẩn mực, nó thường thừa hoặc thiếu đối với một thương vụ cụ thể để soạn thảo cho phù hợp theo ý muốn của cả hai bên.

Thực tiễn ở công ty tin học Thương mại Công nghệ và tư vấn ICT, khi giao kết

hợp đồng số 674/ ICT-DNTH/HĐTV về cung cấp thiết bị dạy nghề cho trường Cao đẳng nghề cơng nghiệp Thanh Hóa, với giá trị hợp đồng là 850.000.000 ( tắm tram năm mươi triệu VNĐ). Trong nội dung hợp đồng có điều khoản thanh tốn: Trưởng cao đẳng nghề cơng nghiệp Thanh Hóa phải tạm ứng 50% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký kết nhưng cũng mặt hàng đó, trong khi giao dịch hợp đồng số 11/9013/DNHP/TCI đối với bạn hàng là Trường cao đẳng nghề Hải Phòng mức tạm ứng sau khi ký hợp đồng chỉ là 30%. Lý do có sự khác nhau về mức chi phí tạm ứng thực hiện hợp đồng đó là do trường cao đẳng nghề Hải Phịng là bạn hàng lâu năm, đã có uy tín và mối quan hệ làm ăn lâu dài với cơng ty từ trước đó.

Rõ ràng sự linh hoạt về quy định nội dung hợp đồng sẽ tạo ra sự chủ đông cho doanh nghiệp, đồng thời tạo ra những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể quản lý cũng như hoạt đông kinh doanh được linh hoạt và đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.

2.3 Thực trạng pháp luật điều chỉnh việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.

Nguyên tắc thực hiện hợp đồng theo quy định của BLDS, việc thực hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng phải tuân theo các nguyên tắc:

- Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức giao nhận hàng, thanh toán và các thỏa thuận khác

- Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; khơng được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền, lợi ich hợp pháp của người khác.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa. 2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bán

Bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua theo thỏa thuận. Dù trong hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên có thỏa thuận như thế nào thì giao hàng vẫn là nghĩa vụ cơ

bản nhất của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Thỏa thuận về điều kiện giao nhận hàng hóa nhằm mục đích xác định trách nhiệm và chi phí giao hàng của các bên.

- Hàng hóa phải được giao đúng đối tượng và chất lượng. Đối tượng và chất

lượng hàng hóa là những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên bán phải thực hiện giao hàng đúng đối tượng và chất lượng theo đúng thỏa thuận và quy định của pháp luật theo Điều 39- LTM 2005

- Hàng hóa phải giao đúng số lượng. Bên bán phải giao hàng hóa đúng số lượng

như đã thỏa thuận. Nếu giao hàng thiếu, bên bán đã vi phạm hợp đồng, bên bán phải giao đủ số lượng và phải chịu trách nhiệm về việc giao thiếu đó. Nếu trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận số hàng thừa đó. Nếu người mua từ chối nhận phần hàng hóa giao thừa, người bán phải nhận lại số hàng thừa và chịu mọi chi phí liên quan. Trường hợp bên mua chấp nhận số hàng thừa thì phải thanh toán số hàng này theo giá do các bên thỏa thuận. Theo điều 43 – LTM 2005

- Hàng hóa phải được giao cùng với chứng từ liên quan đến hàng hóa nếu như

hai bên có thỏa thuận về chứng từ liên quan. Nếu chỉ giao hàng mà không giao các chứng từ liên quan, làm cho người mua chưa sử dụng hoặc định đoạt được hàng hóa đó thì có thể coi như bên bán chưa giao hàng.

- Hàng hóa phải giao đúng thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận theo quy định tại

Khoản 1 – Điều 35 và Điều 37- LTM 2005. Khi bên bán thông báo thời điểm giao hàng cho bên mua thì thời điểm đó trở thành thời điểm giao hàng cố định và bên bán phải thưc hiện việc giao hàng tại thời điểm đó như đã thơng báo. Trường hợp khơng có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như theo khoản 2 - Điều 35.

- Bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua. Để có thể chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua, tạo điều kiện cho bên mua có thể tự do định đoạt đối với hàng hóa được mua theo hợp đồng, bên bán phải đảm bảo hàng hóa khơng có bất cứ “khuyết tật pháp lý” nào theo quy định tại Điều 45, Điều 46 LTM 2005. Theo Điều 62 LTM 2005, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận, quyền sở hữu hàng hóa cũng có thể được chuyển giao từ bên bán sang bên mua ở những thời điểm khác nhau, tùy theo tính chất của hàng hóa và phương thức mua bán. Đối với hàng hóa mua bán là động sản, thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi bên bán giao hàng cho bên mua. Đối với hàng hóa mua bán là bất động sản, việc giao nhận hàng hóa được thực hiện thơng qua việc giao nhận chứng từ về hàng hóa, thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho

bên mua khi bên bán hoàn tất việc chuyển giao các chứng từ về hàng hóa đó cho bên mua.

- Chuyển đổi rủi ro. Về nguyên tắc, việc xác định trách nhiệm rủi ro đối với hàng hóa trước hết cần căn cứ vào sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận thì áp dụng quy định từ Điều 57 đến điều 61 LTM 2005. Ngoài ra trong các trường hợp khác, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do nhận hàng. Bên mua không chịu rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa, nếu hàng hóa khơng được xác định rõ ràng bằng kí hiệu, chứng từ vận tải, khơng được thơng báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kì cách thức nào.

2.3.2 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên mua.

- Bên mua hàng có nghĩa vụ nhận hàng. Nhận hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên mua Theo quy định tại điều 56 - LTM 2005. Nhận hàng là việc bên mua công nhận nghĩa vụ giao hàng của bên bán, tức là bên mua đã nhận hàng về mặt pháp lý. Bên mua hàng có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận. Khi nhận hàng, bên mua phải thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng. Khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng đúng hợp đồng, mà bên mua khơng tiếp nhận thì bên mua vi phạm hợp đồng và phải chịu các biện pháp chế tài theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán. Thanh toán là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ thanh tốn và nhận hàng theo thỏa thuận và các bên có thỏa thuận về phương thức, thời hạn và thời điểm thanh toán. Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về những nội dung cụ thể liên quan đến việc thanh tốn, thì áp dụng quy định của pháp luật về địa điểm thanh toán theo. Điều 54 LTM, thời hạn thanh toán theo Điều 55 LTM - 2005.

Khi người mua vi phạm nghĩa vụ thanh tốn thì người bán cũng có thể căn cứ vào Điều 308, Điều 310 và Điều 312 LTM để tạm ngừng giao hàng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng. Trường hợp bên mua chậm thanh tốn tiền hàng và các chi phí hợp lý khác thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoạc pháp luật có quy định khác (Điều 306 LTM).

Các quy định về quyền và nghĩa vụ các bên khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa có một số quy định chưa hợp lý và chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật.

- Địa điểm giao hàng. Theo điều 433 và Điểm b- khoản 2 Điều 284 BLDS – đia

điểm giao hàng là tại trụ sở của người có quyền – tức người mua. Nhưng theo điểm d, Khoản 2 Điều 35 LTM – địa điểm giao hàng lại là tại địa điểm kinh doanh của người bán. Rõ ràng đang có sự chồng chéo giữa hai văn bản pháp luật, một là luật chung và một là luật riêng. Địa điểm giao hàng có thể là tại địa điểm của bên mua hoặc bên bán nhưng cần có tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật. Khơng nên có sự chồng chéo luật như vậy sẽ dẫn đến những mâu thuẫn có thể xảy ra trong quá trình áp dung vào thực tế.

- Vấn đề chuyển giao quyền sở hữu và chuyển đổi rủi ro. Đây là vấn đề khá phức

tạp. Tại Điều 62 LTM 2005 quy định nếu khơng có thỏa thuận khác hoăc pháp lt khơng có quy định khác thì quyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua kê từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. Tại các quy định chuyển giao rủi ro từ Điều 57 đến Điều 61 cũng có nhắc đến khái niệm hàng hóa được chuyển giao. Tuy nhiên thời điểm hàng hóa được chuyển giao là thời điểm nào thì Luật lại khơng quy định rõ, chuyển giao về mặt pháp lý hay trên thực tế.

Trong một số văn bản pháp luật nước ngoài về vấn đề chuyển đổi rủi ro này được quy định có phần rõ ràng hơn. Ví dụ như điều 17 Luật bán hàng của Anh năm 1979 quy định: trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là vật đặc định thì các bên tự thỏa thuận thời điểm quyền sở hữu được chuyển từ người bán sang người mua. (vật đặc định là những vật phân biệt được với những vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí).

Thực trạng thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơng ty Tin học Thương mại công nghệ và Tư vấn ICT.

- Nguyên tắc thực hiện hợp đồng: Hợp đồng được giao kết trên cơ sở tự do, tự nguyện của hai bên. Vì vậy, khi thực hiện hợp đồng thì ngun tắc mà Cơng ty đưa ra là thực hiện đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hóa đã thỏa thuận trong hợp đồng. Để đảm bảo quyền lợi cho mình, cho bạn hàng và giữ uy tín trong kinh doanh, Cơng ty luôn thực hiện hợp đồng trên tinh thần đúng với những gì đã cam kết trong hợp đồng. Cơng ty ln thực hiện theo thời hạn đã được thỏa thuận, nếu phát hiện bên nào khơng thực hiện đúng hợp đồng thì bên kia có quyền đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng, địi bồi thường thiệt hại. Khi hợp đồng có hiệu lực thực hiện thì bên mua phải thanh tốn và nhận hàng theo thời hạn đã thỏa thuận. Một nguyên tắc nữa là phải thực hiện một cách trung thực, bình đẳng và cùng có lợi, đảm bảo tin cậy lẫn nhau khi tiến hành giao dịch hàng hóa.

- Tiến độ thực hiện hợp đồng: tùy loại hợp đồng cụ thể mà các bên có thể thỏa thuận về địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng và phương thức giao hàng có lợi nhất

cho cả hai bên. Đa số các hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty giao hàng tại kho của Công ty bên B ( bên bán) giao hàng cho bên A (bên mua) tại kho của bên B trên phương tiện bên A. Thời gian giao hàng có thể quy định cụ thể ngày giao hàng hoặc quy định một khoảng thời gian để giao hàng trong thời gian đó.

- Điều khoản chất lượng: được Cơng ty và các bạn hàng thỏa thuận trên cơ sở

các quy định về chất lượng, đối với những sản phẩm mà chất lượng đã được công nhận đạt tiêu chuẩn Việt Nam thì sản phẩm giao bán cũng phải đạt được những tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thƣc tế áp dụng tại công ty tin học thƣơng mại công nghệ và tƣ vấn ICT (Trang 29 - 42)