Các đề xuất, kiến nghị về vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ phần mềm và nội dung số OSP (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 3 : CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Các đề xuất, kiến nghị về vấn đề nghiên cứu

3.2.1. Các giái pháp đề xuất

Chỉ tiêu cơ bản để nói về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó chính là lợi nhuận. Do đó để nâng cao kết quả kinh doanh cần phải nghiên cứu xem đâu là nhân tố tác động làm tăng lợi nhuận, đâu là nhân tố hạn chế tình hình thực hiện lợi nhuận của cơng ty. Từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp. Về cơ bản, các giải pháp đưa ra đều khác nhau nhưng dều đi đến một mục tiêu duy nhất là

tăng doanh thu và giảm chi phí. Chính vì vậy, qua q trình thực tập cùng với việc phân tích kết quả kinh doanh của Cơng ty cổ phần Công nghệ phần mềm và Nội dung số OSP, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp chủ yếu như sau:

Giải pháp 1: Đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất kinh doanh

- Lý do đưa ra giải pháp:

Qua q trình tìm hiểu và phân tích em nhận thấy, mặc dù doanh thu năm 2014 của công ty tăng vọt hơn hẳn so với năm 2013 nhưng sự tăng đó là do cơng ty tăng cường đầu tư nhập thêm một lượng lớn các loại máy móc, linh kiện, phần mềm phục vụ cho quá trình sản xuất đồng thời để cho khoản mục cơng nợ phải trả cho các nhà cung cấp tăng lên quá cao khiến cho sự tăng doanh thu của công ty là không bền vứng do lợi nhuận tạo ra khơng hồn tồn dựa trên vốn chủ sở hữu sẵn có của doanh nghiệp. Ngồi ra, cơng ty chưa chú trọng đầu tư các hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh khác để tạo thêm lợi nhuận cho công ty.

- Nội dung giải pháp:

Công ty cần nghiên cứu phát triển thêm các tính năng, ứng dụng của các phần mềm sẵn có đã gây được nhiều tiếng vang như UCHI, IPHE và dịch vụ nội dung số, đồng thời có kế hoạch tạo lập thêm các phần mềm mới đáp ứng theo nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, cơng ty cần quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu của mình thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng.

Cơng ty có thể điều tra thị trường, tình hình cổ phiếu, trái phiếu, thực hiện hoạt động mua bán chứng khốn ngắn hạn, dài hạn, hoặc góp vốn liên doanh, mở rộng hoạt động kinh doanh của cơng ty sang lĩnh vực tài chính.

- Điều kiện thực hiện giải pháp:

Công ty nên xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn, kế hoạch tài chính này phải sát với hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo cho công ty không bị bị động trong các hoạt động tài chính.

Giải pháp 2: Tăng cường việc kiểm tra, giảm sát và kiểm sốt chi phí chặt chẽ

- Lý do đưa ra giải pháp

Thơng qua việc phân tích ở chương 2, ta nhận thấy về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, cơng ty đã thực hiện tốt việc sử dụng tiết kiệm và hợp lý hai loại chi phí này rồi nên ở đây ta sẽ chỉ nói đến giá vốn hàng bán. Năm 2014, do

cơng ty mua vào một lượng lớn hàng hóa sản phẩm linh kiện phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, nâng cao phần mềm và dịch vụ nội dung số nên giá vốn hàng bán cũng tăng vọt theo. Điều cần nói ở đây là giá vốn hàng bán tăng lên quá cao, cao hơn hẳn gần 2 lần so với mức tăng của doanh thu, kéo theo sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của công ty, khiến cho chi phi mà doanh nghiệp bỏ ra là tương đối cao so với những lợi ích mà doanh nghiệp thu lại được. Do vậy cơng ty cần có giải pháp kiểm tra, kiểm sốt đối với khoản chi phí này.

- Nội dung giải pháp:

Để giảm tối thiểu chi phí giá vốn hàng bán, công ty cần nhận định lựa chọn thời điểm thích hợp và số lượng phù hợp để nhập các mặt hàng linh kiện, phầm mềm phục vụ sản xuất cũng như nghiên cứu phát triển, tránh sự biến động mạnh về giá của các mặt hàng trên tới chi phí giá vốn của cơng ty. Bên cạnh đó, cơng ty cần thực hiện tiết kiệm chi phí trong việc mua các nguyên liệu, hàng hóa, khơng mua lẻ tẻ để tiết kiệm chi phí vẩn chuyển và chi phí thu mua, nhất là trong tình hình hiện nay giá xăng dầu ln tăng và luôn biến động; đồng thời kiểm tra chất lượng và số lượng nguồn hàng trước khi nhập kho để đảm bảo các hàng hóa vật liệu đúng u cầu cơng ty cần sử dụng. Cần thiết lập mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp nhằm tìm nguồn cung cấp đáng tin cậy và giá cả sao cho thấp nhất.

- Điều kiện thực hiện giải pháp:

Công ty cần dựa vào các khoản chi của kỳ trước, từ đó lập ra bảng dự tốn cho chi phí kinh doanh kỳ tiếp theo. Cần hạn chế các khoản chi tiêu không cần thiết phát sinh trong quá trình mua hàng cũng như tiếp khách, hội họp.

Giải pháp 3: Thiết lập bộ phận thực hiện nhiệm vụ phân tích kinh tế trong doanh nghiệp

- Lý do đưa ra giải pháp:

Công ty chưa chú trọng đến cơng tác phân tích kinh tế. Là một cơng ty kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm, có sự giao lưu mua bán trao đổi hàng hóa cơng nghệ với các nước khác trên thế giới, cơng ty cần có một bộ phận riêng biệt thực hiện nhiệm vụ phân tích kinh tế giúp nhà quản trị nắm rõ tình hình của cơng ty, sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động động kinh doanh, từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp kinh doanh hợp lý.

Bên cạnh đó, cơng tác phân tích kết quả kinh doanh của cơng ty cho đến thời điểm hiện tại chưa được chú trọng nhiều, chưa thường xuyên và chưa chuyên nghiệp. Việc phân tích kết quả kinh doanh do các nhân viên phịng kế tốn đảm nhiệm làm cho khối lượng công việc tăng lên khiên cho q trình phân tích chưa chặt chẽ và gặp nhiều khó khăn, do đó hiệu quả cơng việc không cao.

- Nội dung giải pháp:

Công ty cần lập ra một bộ phận phịng ban chun về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh để thực hiện phân tích, đặc biệt chú trọng phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận thường xun để có những cái nhìn đúng đắn, khách quan giúp cho ban lãnh đạo đề ra các bước đi đúng đắn trong tương lai, có các chính sách ứng phó kịp thời với sự biến động của doanh thu, chi phí và có các giải pháp hợp lý kịp thời làm tăng lợi nhuận cho công ty.

- Điều kiện thực hiện giải pháp:

Công ty cần tổ chức một đội ngũ nhân viên có chun mơn phân tích kinh tế và đánh giá thị trường của riêng mình. Có thể cử nhân viên đi học một khóa đào tạo ngắn hạn về hoạt động phân tích kinh tế trong doanh nghiệp, sau đó lập ra một phòng ban riêng biệt chuyên phụ trách phân tích tình hình kinh tế cũng như tài chính doanh nghiệp trong cơng ty để hoạt động kinh doanh ngày một hiệu quả hơn.

3.2.2. Một số kiến nghị

- Đối với Nhà nước

Để có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của cơng ty thì cần phải hồn thiện thêm trên mọi mặt về luật pháp, kinh tế, chính sách. Dưới đây là một số kiến nghị và góp ý nhằm hồn thiện mơi trường pháp lý, mơi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty:

+ Tạo điều kiện, hỗ trợ về mặt bằng để các doanh nghiệp góp vốn, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ sản xuất kinh doanh lâu dài, ổn định; đồng thời được tiếp cận nhiều hơn đến những dự án của nhà nước, bằng dịch vụ, sản phẩm của mình để phát triển dịch vụ cơng, xây dựng chính quyền điện tử Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung ngày càng thơng minh hơn.

+ Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có các bên pháp quan tâm bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển

sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt, cần phát huy vai trò quản lý nhà nước trong định hướng chiến lược cho các doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường.

- Đối với công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm và Nội dung số OSP:

Để những giải pháp, đề xuất ở trên được thành cơng trên thực tế, địi hỏi sự điều hành của Ban lãnh đạo, sự nỗ lực đồn kết nhất trí của tập thể nhân viên trong cơng ty. Do đó, dựa trên tình hình cụ thể của cơng ty, em xin kiến nghị một số vấn đề sau:

+ Ban lãnh đạo cơng ty nên dự đốn trước tình hình giá cả thị trường nhằm có những biện pháp đối phó kịp thời với những biến động về giá trng tương lai gần.

+ Cần chú trọng kiểm sốt lại chi phí giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp, tiếp tục phát huy khả năng sử dụng chi phí quản lý bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp hợp lý, tiết kiệm, góp phần làm tăng lợi nhuận cho cơng ty.

+ Ban lãnh đạo cần quan tâm nhiều hơn đến cơ cấu nguồn vốn của công ty, tức là tỷ trọng giữa các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp với vốn chủ sở hữu để tránh những rủi ro tài chính cho cơng ty cũng như việc sử dụng vốn như thế nào là có lợi nhất cho các thành viên cơng ty.

+ Cơng ty thường xun có những chính sách đào tạo nâng cao nghiệp vụ nhân viên của cơng ty theo các hình thức đào tạo trong phạm vi trách nhiệm và nhiệm vụ của nhân viên. Đồng thời phải dứt khoát giảm số lượng nhân viên làm việc không đạt hiệu quả và làm việc khơng có trách nhiệm, ảnh hưởng đến q trình hoạt động kinh doanh của cơng ty nhằm hồn thiện cơ cấu tổ chức để nâng cao tay nghề và tạo được ý thức kỷ luật lao động cho nhân viên.

+ Chủ động tìm kím thêm các nguồn ngun liệu và thị trường đầu ra cho sản phẩm.

+ Tham gia vào các cuộc triển lãm, hội chợ, đầu tư hoặc tài trợ các cuộc thi mang tính quốc qua, các chương trình nhân đạo là dịp quảng cáo, tiếp thị về công ty.

+ Tài trợ học bổng cho sinh viên có hồn cảnh khó khăn thuộc chun ngành cơng nghệ thơng tin. Đây là chính sách thu hút nhân tài đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu lý luận đã được học tập trên giảng đường đại học cũng như thực tế cơng tác phân tích kinh tế nói chung và phân tích kết quả kinh doanh nói riêng, em nhận thấy giữa lý luận và thực tiễn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Càng ngày, các doanh nghiệp càng hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thơng qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về tình tình kinh doanh của mình, về xu hướng biến động cũng như các nhân tố ảnh hưởng tốt xấu đến nó để từ đó có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan và đúng đắn về phương hướng phát triển trong tương lai, khắc phục những hạn chế, phát huy thêm các điểm mạnh góp phần làm cho doanh nghiệp ngày một phát triển bền vững.

Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm và Nội dung số OSP, em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế và hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp “Phân tích kết quả kinh doanh tại Cơng ty Cổ phần Công nghệ phần mềm và Nội dung số OSP”. Trong bài khóa luân, em đã phân tích được các yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các chỉ số tài chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty trong hoạt động kinh doanh. Qua những số liệu phân tích và thực tế tìm hiều về cơng ty, em cũng đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao kết qua kinh doanh của công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm và Nội dung số OSP. Do thời gian thực tập khơng nhiều, kiến thức và khả năng cịn hạn chế nên khóa luận khơng tránh khỏi cịn thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ đề bài khóa luận của em được hồn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Thương mại dã giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt thời gian theo học tại nhà trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo T.S. Đặng Văn Lương và các anh chị trong phịng kế tốn của cơng ty Cổ phần Công nghệ phần mềm và Nội dung số OSP đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ phần mềm và nội dung số OSP (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)