1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1.1.1.1 .Khái niệm
3.1. Các kết luận phát hiện được thông qua nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn kinh
3.1.1. Các kết quả đạt được
Nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng lên qua các năm, cụ thể trong năm 2015 đạt mức 68.432.471.440 VNĐ, tăng 91,94% so với năm 2014. Vốn cố định đạt 28.837.646.850 28.837.646.850 VNĐ, tăng 27,89% so với năm 2014. Vốn lưu động đạt 39.594.824.590 VNĐ, tăng so với năm 2014.
Doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng qua các năm, cho thấy cơng ty kinh doanh vẫn có hiệu quả.
Cơng ty đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra được lượng sản phẩm đảm bảo về cả số lượng và số lượng.
Ngồi ra, cơng ty cịn mở rộng quy mơ sản xuất, đó là mở thêm phân xưởng sản xuất tại tp. Hồ Chí Minh, cơng ty chú trọng nghiên cứu thị trường, tạo ra thị trường tiêu thụ mới và những đối tác mới.
3.1.2. Các hạn chế và nguyên nhân
*Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơng ty cịn những mặt hạn chế cân giải quyết. Cụ thể là:
Tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận còn thấp hơn so với tốc độ tăng của vốn kinh doanh.
Công ty sử dụng vốn cố định chưa hiệu quả, chưa khai thác được hết tiềm năng của vốn cố định. Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định mới chỉ đạt 0,0802, tức một đồng vốn cố định bỏ ra thu về được 0,0802 đồng lợi nhuận, đây vẫn là một con số khá khiêm tốn. Nếu như cơng ty có những biện pháp sử dụng vốn hợp lý hơn thì con số này hồn tồn có thể tăng cao hơn nữa.
Tốc độ chu chuyển vốn lưu động chưa cao là một hạn chế của cơng ty. Số vịng quay vốn lưu động trong năm 2015 đạt 1,2743 vòng, giảm so với năm 2014 0,0613 vịng.
Bên cạnh đó, việc quản lý vốn lưu động của công ty chưa được chú trọng đúng mức trong khi vốn lưu động cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tỏng vốn của công ty. Hơn nữa, công ty chưa có các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động. Trong cơ cấu vốn lưu động, khoản mục phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn trong năm 2015, làm mất tính linh động của vốn kinh doanh, công ty bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn. Điều này làm giảm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, qua đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đồng thời làm giảm hiệu quả sử dụng của tổng vốn kinh doanh.
*Nguyên nhân
Gồm có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. + Nguyên nhân chủ quan
Việc điều chỉnh vốn kinh doanh chưa có kế hoạch mà chủ yếu dựa vào nhu cầu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho sản xuất luôn ở trạng thái bị động, các điều chỉnh chỉ được tiến hành sau khi công việc đã được thực hiện. Công tác lập kế hoạch vốn kinh doanh chỉ dựa trên kinh nghiệm của cán bộ phịng tài chính dựa trên ước tính cho năm tiếp theo.
Công ty chưa chú trọng công tác đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: cơng ty khơng ó hệ thống tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Vì thế thường khơng phát hiện được các sự cố trong từng khâu để có thể tiến hành điều chỉnh kịp thời. Ngồi ra, việc giao cho các xí nghiệp hạch tốn rồi mới báo cáo lên cho cơng ty cũng làm ảnh hưởng đến sự chính xác của số liệu, việc đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn.
Cơng ty chưa có các biện pháp thu hồi công nợ hiệu quả, điều này khiến vòng quay vốn giảm đi rất nhiều, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Nguyên nhân khách quan
Khó khăn trong việc huy động vốn: Nguồn vốn của công ty chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại, tuy nhiên để khai thác được nguồn này cũng rất khó khăn trong điều kiện cam kết rất khắt khe mà các ngân hàng áp dụng đối với các công ty.
Sự biến động của nguyên liệu đầu vào: thị trường phụ gia thực phẩm thường xuyên biến động về giá, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Trong nước thiếu nguồn nguyên liệu nên công ty thường xuyên phải nhập khẩu ngun liệu thơ từ nước ngồi với mức giá cao và nhiều chi phí, gây ảnh hưởng đến vốn kinh doanh.
3.2. Các đề xuất, kiến nghị về việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại cơng ty Cổ phần hóa chất thực phẩm châu Á
3.2.1. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại cơng ty CP hóa chất thực phẩm châu Á
- Tăng cường cơng tác quản lý các khoản nợ
Từ kết quả phân tích ta có thể thấy, các khoản nợ của cơng ty chiếm một tỷ trọng lớn trong năm 2015 trong tổng giá trị tài sản lưu động của công ty, số ngày chu chuyển khá cao trong năm 2015, từ đó kéo theo sự giảm đi của số lần chu chuyển vốn lưu động. Điều này cho thấy vốn lưu động của công ty bị chiếm dung một khoản khá lớn. Do đó, để khắc phục vấn đề này, công ty cần thành lập ban thu hồi nợ với nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính, đối thúc và u cầu thanh tốn, đồng thời chiết khấu với những khách hàng thanh toán sớm. Bên cạnh đó cần tìm hiểu rõ ngun nhân chậm thanh tốn của khách hàng để đưa ra kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng khách hàng.
Trong thời gian tới, trước khi ký kết hợp đồng cần xem xét, đánh giá khả năng tài chính cũng như tình hình thanh tốn nợ trong q khứ và khả năng phát triển của đối tác trong tương lai. Đảm bảo đối tác có uy tín, có tiềm lực thanh tốn.
-Đẩy mạnh cơng tác lập kế hoạch, xác định nhu cầu vốn cố định và vốn lưu động trong các năm tới một cách hợp lý
Trong năm qua, doanh thu và lợi nhuận của công ty có tăng, nhưng con số đạt được vẫn chưa cao, hơn nữa vốn kinh doanh lại tăng thêm nhưng chưa tạo ra hiệu quả. Điều này cho thấy công ty trong các năm tiếp theo cần nghiên cứu nhu cầu thị trường, có kế hoạch xác định nhu cầu vốn một cách hợp lý.
Công ty cần xem xét biến động của các chỉ tiêu tài chính kỳ trước, tính tốn những chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn trong những kỳ trước. Tính tốn các chỉ tiêu giá trị sản xuất, doanh thu dự kiến, các hợp đồng đã ký kết với đối tác. Việc xác định cần dựa trên khả năng tài chính hiện tại của cơng ty và triển vọng trong năm tới.
Xác định lượng vốn lưu động cần tổng hợp nhu cầu vốn của từng phân xưởng sản xuất của cơng ty. Đồng thời phải tính tốn chi tiết nhu cầu vốn cho từng khâu sản xuất như khâu dự trữ, khâu sản xuất, lưu thông,...
Công ty cần xem xét khả năng tài chính của mình đồng thời tiến hành huy động nguồn vốn từ bên ngoài, lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời.
Định kỳ cần xem xét đánh giá lại TSCĐ kịp thời sao cho phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá TSCĐ thấp hơn giá thị trường sẽ không thực hiện được việc tái đầu từ TSCĐ, nhưng nếu đánh giá cao hơn giá thị trường sẽ nâng giá thành sản xuất, sản phẩm tạo ra được định giá cao, mất tính cạnh tranh và khó tiêu thụ.
Để đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả, cơng ty cần theo dõi chặt chẽ kế hoạch vốn lưu động hàng tháng, hàng quý trong năm. Lập báo cáo chi tiết về tình hình sử dụng vốn nhằm điều chỉnh kịp thời nguồn vốn cần thiết, tránh tình trạng thừa vốn, và tình trạng thiếu vốn gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơng ty.
-Nghiên cứu thị trường, tìm ra thị trường mới
Thị trường nghành phụ gia thực phẩm còn nhiều hạn chế và chưa được quan tâm, tuy nhiên thị trường này có rất nhiều tiềm năng phát triển do nhu cầu về phụ gia thực phẩm ngày càng tăng, chính vì thế cơng ty cần đầu tư nghiên cứu thị trường nhằm tìm ra thị trường mới, giúp công ty tiêu thụ sản phẩm, tránh việc các doanh nghiệp nước ngoài chiếm hữu thị trường trong nước. Khi công ty đã tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường thì việc huy động nguồn vốn, mở rộng sản xuất sẽ dễ dàng hơn. Công ty đang xây dựng thêm chi nhánh tại tp. Hồ Chí Minh, nhưng ngồi thị trường này, cơng ty có thể nghiên cứu việc tiến tới thị trường các nước lân cận.
3.2.2. Các đề xuất, kiến nghị với cơ quan Nhà nước và các cơ quan chức năng *Kiến nghị với cơ quan Nhà nước
Nhà nước có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế, đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh. Bên cạnh những chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển, một số quyết định của Nhà nước đưa ra chưa đúng thời điểm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây là một số kiến nghị cần được cơ quan có thẩm quyền xem xét nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơng ty:
+Cải thiện trong chính sách thuế: Do chính sách thuế là cứ phát sinh doanh thu là doanh nghiệp phải tính thuế, nên khi doanh nghiệp chưa thu được tiền nhưng vẫn phải nộp thuế. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách thuế riêng, linh hoạt với các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.
+Quản lý chặt chẽ tình hình nhập lậu phụ gia khơng rõ nguồn gốc: Việc các chất phụ gia kém chất lượng trôi nổi trên thị trường gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, làm giảm uy tín của nghành phụ gia thực phẩm nói chung, và khiến cho người tiêu dùng hoang mang, khơng tin tưởng sản phẩm trong nước, từ đó gây khó khăn trong việc kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy các cơ quan nhà nước cần có các biện pháp quản lý việc nhập các chất phụ gia từ bên ngồi một cách chặt chẽ, đặc biệt là phải có các chế tài phù hợp với các hành vi nhập lậu các chất phụ gia kém chất lượng.
*Kiến nghị với ngân hàng thương mại
-Ngân hàng thương mại cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề điều chỉnh lãi suất, lãi suất cho vay cần linh hoạt theo sát diễn biến cung cầu vốn của thị trường, thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt và điều chỉnh tỷ giá theo hướng có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường ra nước ngoài.