Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích doanh thu tại công ty TNHH thƣơng mại xây dựng thanh bình (Trang 34 - 41)

5. Kết cấu của khóa luận

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tích đạt được trong những năm gần đây và nhất là hai năm 2011, 2012 của công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thanh Bình, cơng ty vẫn cịn có những tồn tại bất cập khơng thể tránh khỏi do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan mang lại đã ảnh hưởng đến DTHĐKD nói chung cũng như DTBH nói riêng của cơng ty. Dưới đây là những tồn tại, bất cập và nguyên nhân của nó để doanh nghiệp tìm biện pháp khắc phục thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp:

- Hoạt động nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin: để xử lý và dự báo tình hình biến động tăng, giảm chưa được theo dõi chặt chẽ, kịp thời với biến động của thị trường. Do cơng ty chưa xây dựng cho mình một đội ngũ chuyên nghiệp đi sâu trong lập kế hoạch và nghiên cứu thị trường.

- Về hệ thống kênh phân phối sản phẩm: hiện nay công ty đang bán hàng chủ yếu thông qua các cửa hàng đại lý của công ty là chủ yếu chính vì vậy sẽ làm mất đi doanh thu từ các kênh phân phối khác. Các kênh phân phối này cũng chủ yếu tập trung tại một số chỗ chủ yếu. Do chưa có điều kiện về tài chính cũng như năng lức mở rộng các kên phân phối khác nhau.

- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tập trung chủ yếu tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Quy mơ thị trường cịn hẹp chưa mở rộng. Vì doanh nghiệp chưa tiếp cận nhiều tại các địa phương.

- Về tổ chức công tác quản lý DTBH: công tác quản lý chưa đồng bộ, nhất quán còn cồng kềnh và chưa chặt chẽ dẫn đến những sai sót khơng đáng có. Do chưa tổ chức bộ máy hoạt động tốt nhất.

- Về khâu quảng bá sản phẩm: khâu quảng bá sản phẩm nhất là sản phẩm mới của công ty chưa được quan tâm đúng mức, chưa đi sâu sát vào nhu cầu của khách hàng nên hình ảnh của sản phẩm cũng như của công ty không được nhiều người biết đến. Do ban lãnh đạo của công ty chưa thực sự quan tâm đến việc quảng bá cho sản phẩm của công ty.

3.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm tăng doanh thu bán hàng tại cơng ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thanh Bình

Một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh bất cứ một loại mặt hàng nào hay lĩnh vực nào thì mục tiêu cuối cùng cũng là DT và LN. Từ những hạn chế tồn tại thấy được ở trên tại công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thanh Bình trong thời gian em thực tập tại công ty. Với vốn kiến thức hiểu biết cịn hạn hẹp của mình sau đây em xin có một số đề xuất kiến nghị nhằm tăng DTBH của công ty trong giai đoạn tới đây.

3.2.1 Tăng cường đi sâu vào nghiên cứu các biến động và hoạt động nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường

Lý do đưa ra giải pháp: cơng tác tìm hiểu nghiên cứu thị trường và dự báo

thị trườn là một yếu tố quan trọng giúp các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định một cách kịp thời và chính xác. Nó là vấn đề cần thiết cho HĐKD của cơng ty bởi nếu cơng tác này được thực hiện tốt thì cơng ty có thể kịp thời nắm bắt thời cơ kinh doanh cũng như tránh được những rủi ro. Trong cơ chế thị trường như hiện nay có rất nhiều thời cơ cũng như thách thức cho cơng ty nếu có được những nghiên cứu và đưa ra các ý kiến kịp thời giúp công ty nhận biết được thông tin về sản phẩm, chủng loại, chất lượng, giá cả, nơi tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh. Đồng thời thị trường cung cấp thông tin về việc xác định nhu cầu, những đòi hỏi của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng. Cũng do tại công ty hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức, chưa có kế hoạch cho việc đi sâu vào nghiên cứu thị trường.

Nội dung giải pháp: nghiên cứu thị trường là một cơng việc khá đặc thù địi

hỏi tính khoa học và chặt chẽ trong quy trình thực hiện. Để làm được điều này cần có sự tham gia, trợ giúp của những người có chun mơn nghiên cứu. Khi thị trường đang trong giai đoạn khó khăn này doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị

trường nhằm có những giải pháp phù hợp với lĩnh vực hoạt động của cơng ty mình. Cơng ty cần theo dõi mọi sự biến động của thị trường: giá cả, mẫu mã, đối thủ cạnh tranh, xu hướng biến động của thị trường… Dựa vào những kết quả nghiên cứu, công ty đưa ra những dự báo về khả năng phát triển thị trường của mình về thị phần, ngành nghề kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, sự phản hồi của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Hơn nữa trong tương lai gần khi kinh tế đi vào ổn định sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều hơn các cơng trình sẽ được xây dựng nhiều hơn. Nên cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng và chuẩn xác về thị trường ở tất cả mọi phương diện.

3.2.2 Mở rộng kênh phân phối và xây dựng kế hoạch chiếm lĩnh thị trường

Lý do đưa ra giải pháp: các doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường trước

hết phải tạo chỗ đứng và cho thương hiệu của mình trên thị trường thong qua sản phẩm của doanh nghiệp có đến tay người tiêu dùng được hay khơng là do mạng lưới tiêu thụ của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay khơng. Lúc mà sản phẩm đã được người tiêu dùng biết đến là lúc công ty nên mở rộng mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phảm nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường.

Nội dung giải pháp: công ty cần mở rộng them các cửa hàng đại lý phân phối

hàng, có những chuyến tập huấn hay những thơng tin tối thiểu những hiểu biết về sản phẩm của công ty mà họ sẽ bán ra. Thơng tin đưa ra cần chính xác và trung thực nhất để đảm bảo sự tin cậy ban đầu cho khách hàng về sản phẩm và cơng ty. Ngồi ra cơng ty cịn phải có những chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các đại lý về cơ sở hạ tầng đồng thời cũng phải có những biện pháp giải quyết những khó khăn trong q trình bán hàng. Bên cạnh đó khi lựa chọn đại lý cho công ty, công ty cũng cần xem xét địa điểm công ty đặt đại lý sao cho phù hợp và thuận tiện cho việc kinh doanh.

3.2.3 Tổ chức công tác quản lý doanh thu bán hàng

Lý do đưa ra giải pháp: công ty khi bán sản phẩm ra thị trường với các

chính sách giảm giá, chiết khấu các mặt hàng khác nhau. Chính vì vậy nếu khơng có các biện pháp, tổ chức quản lý doanh thu khơng chặt chẽ sẽ dẫn đến thất thốt doanh thu cho cơng ty, mất kiểm sốt về công nợ của khách hàng. Doanh thu từ bán hàng là nguồn cung cấp chính cho các hoạt động của cơng ty nên nó có vai trị rất quan trọng.

Nội dung thực hiện: công ty cần phải tăng thêm độ chặt chẽ hơn khi tổ chức

bộ máy kế toán tốt hơn. Có riêng kế tốn theo dõi phần cơng nợ để cơng việc được chun mơn hóa hơn. Cơng việc được làm quy củ và có hệ thống đúng đắn từ khâu bán hàng xuất phiếu xuất kho cho đến vào sổ, vào chi tiết công nợ cho đến vào Misa. Kế tốn cơng nợ cũng phải nắm chính xác các chính sách cho khách hàng.

3.2.4 Tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng và đa dạng hóa mẫu mã chủng loại sản phẩm và chất lượng của công ty

Lý do đưa ra giải pháp: xúc tiến bán có tác động trực tiếp và tích cực tới

việc tăng doanh số bằng những lợi ích vật chất bổ sung cho người mua khuyến khích họ tiêu dùng nhiều hơn, mua những số lượng lớn và mở rộng những khách hàng mới. Cùng với xúc tiến bán thì khi nhu cầu người tiêu dùng lên cao họ không chỉ quan tâm đến chất lượng mà còn mẫu mã sản phẩm phong phú và đa dạng. Thị trường khung trần vách thạch cao đang là thị trường được các công ty, doanh nghiệp khai thác rất nhiều.

Nội dung giải pháp: mỗi loại sản phẩm ln có những tập khách hàng tiềm

năng, doanh thu một loại sản phẩm nào đó cao hay thấp khơng chỉ dựa vào sản phẩm có chất lượng hay khơng mà cịn phụ thuộc rất lớn đến việc sản phẩm của cơng ty có được thị trường biết đến hay khơng. Chính vì vậy cơng ty tăng cường quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, báo, đài, Paner, apphich…Mở nhiều hơn nữa về hội nghị khách hàng và tham gia các hội chợ triễn lãm nhằm tiếp cận đến khách hàng và cơng chúng nhằm tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu thị trường. Và không quên được việc tiếp cận nhiều hơn các nhà cung cấp khác nhau để nhập được về những sản phẩm không chỉ chất lượng và mẫu mã tốt hơn.

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao doanh thu tại công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thanh Bình.

Để thực hiện được các giải pháp nêu trên thì cần phải có đến những điều kiện để có thể thực hiện những giải pháp nhằm nâng cao doanh thu tại công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thanh Bình. Chính vì vậy sau đây là các điều kiện thực hiện:

Điều kiện tăng cường đi sâu vào nghiên cứu các biến động và hoạt động nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường: việc nghiên cứu thị trường đòi hỏi

DN nên tập trung nghiên cứu là nhu cầu thị trường với các mặt hàng, độ co giãn của các hàng hóa đó, giá của đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu nguồn hàng về chi phí mua và giá mua, các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu, suy thối, lạm phát, các chính sách, các gói kích cầu tiêu dùng của chính phủ, mọi sự biến động để đáp ứng kịp thời với xu hướng phát triển thị trường. Để làm tốt các công tác nghiên cứu thị trường, hàng năm công ty phải lập ra kế hoạch, xác định mục tiêu cụ thể và phương hướng hoạt động kinh doanh, chuẩn bị nhân sự và các chi phí liên quan trong quá trình nghiên cứu. Để được chuyên sâu hơn nữa cơng ty cần có bộ phận Marketing để nghiên cứu, thăm dò trên thị trường về tất cả sản phẩm, chất lượng, đối thủ cạnh tranh, phản ứng của khách hàng…

Điều kiện mở rộng kênh phân phối và xây dựng kế hoạch chiếm lĩnh thị trường: để có thể mở thêm các đại lý và cửa hàng cho cơng ty mình trước hết cần

tra soát các địa điểm và chọn ra địa điểm thuận lợi và ở nơi có nhiều dân cư sinh sống ngoài ra để hoạt động bán hàng tốt hơn cần có các chính sách khuyến khích các đại lý cửa hàng như thưởng cho nhân viên, tạo môi trường làm việc thoải mái, gần gũi, thân thiện. Mở rộng kên phân phối không chỉ trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc mà cần phát triển hơn lên thị trường miền Bắc và dần tìm hiểu vào thị trường miền Trung và Nam. Ngoài ra kênh phân phối mở rộng không chỉ áp dụng cách bán hàng truyền thống mà cần áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ như: bán hàng qua tương mại điện tử, Website tong đó có cả thơng tin về sản phẩm, công ty, các chứng chỉ chất lượng sản phẩm, hoạt động của công ty, phần tư vấn chăm sóc khách hàng…

Điều kiện tổ chức cơng tác quản lý doanh thu bán hàng: để tổ chức được

công tác doanh thu bán hàng doanh nghiệp trước tiên phải có được hệ thống tốt từ nhân sự cho cơng việc quản lý đến các thiết bị hỗ trợ cho công tác quản lý DTBH chặt chẽ tránh trường hợp quản lý lỏng lẻo và thất thoát dẫn đến thiệt hại cho cơng ty. Nếu có những khó khăn trong cơng tác quản lý cần báo cáo lên các cấp lãnh đạo để có biện pháp quản lý kịp thời. Từ đó ra được quyết định quản lý, chính sách đúng đắn cho sau đó cơng tác quản lý công nợ, DTBH của công ty.

Điều kiện tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng và đa dạng hóa mẫu mã chủng loại sản phẩm và chất lượng của cơng ty: sản phẩm, hàng hóa của cơng

ty được bán ra thị trường nhiều là một tín hiệu đáng mừng cho cơng ty. Chính vì vậy để bán được hàng cơng ty có nhiều hơn các chính sách xúc tiến bán hàng hóa như: khuyến mại, giảm giá, bốc thăm trúng thưởng, hội nghị khách hàng…Về sản phẩm công ty nên chú trọng hơn nữa về chất lượng sản phẩm và mẫu mã hơn nữa nhất là mẫu mã của các đối thủ cạnh tranh để có được những mẫu mã, sản phẩm tốt nhất ra ngoài thị trường.

KẾT LUẬN

Trong thời buổi kinh tế đầy khó khăn của những năm gần đây ảnh hưởng chung của xu thế tồn cầu thì Việt Nam là một đất nước đang phát triển cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường của các đối thủ về mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Trong đó nghiên cứu để tăng doanh thu bán hàng cho công ty tạo ra lợi nhuận sau thuế lớn hơn để tái mở rộng sản xuất đầu tư cho doanh nghiệp. Đề tài trong luận văn em đã nghiên cứu các vấn đề có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến DTBH. Từ đó thấy được những ưu điểm, những kết quả mà công ty đạt được và những tồn tại bên cạnh đó mà có lý do chủ quan hoặc khách quan đem lại. Và có những đề xuất, kiến nghị các giải pháp góp phần nhỏ vào việc tăng DTBH cho cơng ty.DTBH là một yếu tố quan trọng là xương sống cho các hoạt động kinh doanh của cơng ty và cũng đóng góp vào ngân sách quốc gia giúp cho đất nước phát triển hơn. Mỗi doanh nghiệp sẽ là một tế bào nhỏ của nền kinh tế nước nhà nói riêng và Thế Giới nói chung. Vì vậy doanh nghiệp đi lên cũng sẽ là đất nước và Thế Giới đang dần đi lên.

Một lần nữa em xin được chân thành cảm ơn cô giáo Ths Lê Thị Trâm Anh cùng các cô, chú, anh, chị trong công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thanh Bình đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hồn thành bài khóa luận này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại do PGS.TS Trần Thế Dũng chủ biên của trường đại học Thương Mại Hà Nội – 2006

2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của bộ trưởng bộ tài chính

3. Quyết định 48/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa

4. Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ Tài chính

5. Tạp chí kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích doanh thu tại công ty TNHH thƣơng mại xây dựng thanh bình (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)