KẾTLUẬN VÀ KIẾN NGHI

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước bến tre (Trang 71)

Trong chương này sẽ trình bày các kết quả chính, ý nghĩa thực tiễn, các kiến nghị, một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1 TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đã đưa ra một số khái niệm TTKDTM , đặc điểm c ủa

TTKDTM, các phương thức TTKDTM qua KBNN. Trên cơ sở số liệu thanh toán, kiểm soát chi của KBNN Bến Tre , tác giả thực hiện phân tích , đánh giá tình hình TTKDTM qua KBNN Bến Tre hiện nay.

Nghiên cứu dựa trên các mơ hình lý thuyết , các kết quả thực nghiệm từ những nghiên cứu trước có liên quan để đưa ra các nhân tố tác động ảnh hưởng đến việc tăng cường TTKDTM qua KBNN Bến Tre , bao gồm 08 nhân tố sau đây: yếu tố pháp lý, yếu tố kinh tế, hạ tầng công nghệ, thói quen sử dụng, nhận thức sự hữu ích, trang bị công nghệ của kho bạc , nhận thức dễ sử dụng , cán bộ kho bạc . Từ 08 nhân tố trên, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết cần kiểm định.

Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp định tính (phỏng vấn trực tiếp 15 người và tham khảo ý kiến chuyên gia ) và nghiên cứu chính thức dùng phương pháp định lượng (khảo sát 240 đơn vị sử dụng NSNN bằng phiếu khảo sát).

Các thang đo và sự phù hợp mơ hình nghiên cứu đư ợc kiểm định bằng phương pháp độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội . Q trình phân tích kết quả trong nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0.

5.2 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU , Ý NGHĨA VÀ KHUYẾN NGHI

5.2.1Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Sau khi loại các biến quan sát không đạt yêu cầu, kết quả kiểm địnhcho thấy các thang đo trong mơ hình đều đạt độ tin cậy và độ giá trị khái niệm, mơ hình nghiên cứu ban đầu đưa ra khá phù hợp. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cuối cùng cho thấy có 07 yếu tố (so với 08 yếu tố như mơ hình ban đầu) ảnh hưởng đến việc tăng cường thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua KBNN Bến Tre theo mức độ ảnh

hưởng từ cao đến thấp như sau:(1) nhận thức sự hữu ích, (2) yếu tố pháp lý, (3) trang bị công nghệ kho bạc, (4) nhận thức của cán bộ kho bạc, (5) yếu tố kinh tế, (6) hạ tầng cơng nghệ, (7) thói quen sử dụng. Các yếu tố này đã giải thích được 52,2% sự thay đởi của nhân tố “Thanh tốn khơng dùng tiền mặt”; đồng thời khơng có s ự khác biệt trong từng đặc điểm cá nhân Kế toán trưởng đơn vị sử dụng NSNN (giới tính, độ t̉i, trình độ, địa bàn cơng tác ) đến việc thực hiện TTKDTM qua KBNN Bến Tre .Chiều hướng và mức độ tác động của từng nhân tố được thể hiện qua phương trình hồi quy sau đây:

TTKDTM = 0.863 + 0.190*YTPL + 0.143*YTKT + 0.105*HTCN –

0.104*TQSD + 0.199*NTSHI + 0.177*CNKB + 0.164*CBKB + ε

Từ kết quả số liệu thống kê và tổng hợp ý kiến của các chuyên gia cũng như kinhnghiệm công tác của bản thân, tác giả cho rằng các đơn vị sử dụng NSNN sẽ tiếp tục thực hiện thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc bằng hình thức TTKDTM vì họ cho rằng việc TTKDT M sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong công việc, tránh rủi ro mất tiền khi rút tiền từ kho bạc về nhập quỹ cơ quan,mang lại nhiều lợi ích trong việc quản lý và sử dụng tài chính nhà nước ; đồng thời các quy định pháp lý về TTKDTM qua KBNN hiện nay cũng góp ph ần nâng cao tỷ lệ TTKDTM. Còn nguyên nhân mà các đơn vị sử dụng NSNN không muốn TTKDTM qua Kho bạc xuất phát chủ yếu từ thói quen sử dụng tiền mặt (của đơn vị sử dụng NSNN và của đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ) trong thanh tốn, hạ tầng cơng nghệ phục vụ thanh toán chưa đáp ứng và việc tuân thủ các quy định về TTKDTM của cán bộ kho bạc trong q trình kiểm sốt chi chưa thật sự nghiêm túc; trong đó thói quen sử dụng tiền mặt là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất. Kết quả hồi quy cũng cho thấy khi thói quen sử dụng tiền mặt càng tăng thì TTKDTM qua KBNN sẽ càng giảm.

5.2.2 So sánh vớikết quả nghiên cứu trước đây

So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả trước về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM tại các NHTM, thì kết quả nghiên cứu này có những điểm khác biệt cơ bản sau đây:

Một là, trong các nghiên cứu trước đây , nhân tố “Thói quen sử dụng tiền mặt” là một trong các nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thực hiện TTKDTM qua các NHTM, nhưng kết quả nghiên cứu lần này của tác giả cho thấy nhân tố thói quen sử dụng tiền mặt là nhân tố có ảnh hưởng ít nhất đến TTKDTM qua KBNN. Khách hàng của KBNN là các đơn vị sử dụng NSNN , tiền để các đơn vị này thanh toán, chi trả cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị mình hầu hết đều có nguồn gốc từ NSNN và được quản lý , kiểm soát chi qua KBNN . Dù muốn hay khơng thì các đơn vị sử dụng NSNN vẫn phải chấp hành các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính về vi ệc kiểm sốt, thanh tốn các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN, trong đó có quy định rõ những nội dung chi nào , mức chi là bao nhiêu phải TTKDTM . Trong khi đó khách hàng của NHTM hầu hết là các tở chức , cá nhân thuộc khu vực tư nhân, tiền của họ tại các NHTM không phải do NSNN cấp (là tiền của cá nhân họ ) nên họ không nhất thiết phải chấp hành các quy định về TTKDTM, NHTM khơng có quyền bắt buộc họ phải TTKDTM qua ngân hàng. Do đó, sự khác biệt này là hoàn toàn hợp lý.

Hai là, đội ngũ nhân viên giao dịch của NHTM khơng có ảnh hưởng đến TTKDTM của khách hàng, trong khi cán bộ giao dịch của KBNN có ảnh hưởng đến TTKDTM qua KBNN. Như tác giả vừa trình bày ở trên , NHTM khơng có quyền bắt buộc khách hàng của mình phải TTKDTM qua ngân hàng, đồng nghĩa với việc nhân viên giao dịch của NHTM phải chấp nhận vô điều kiện việc rút tiền mặt của khách hàng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu , thanh tốn của họ . Trong khi đó , cán bộ giao dịch của kho bạc có quyền từ chói thanh tốn bằng tiền mặt đối với các khoản chi NSNN của khách hàng (đơn vị sử dụng NSNN ) mà theo quy định bắt buột phải thanh toán bằng chuyển khoản . Do đó, cán bộ giao dịch của KBNN có ảnh hưởng đến TTKDTM qua KBNN như kết quả nghiên là hoàn toàn hợp lý.

5.2.3 Ý nghĩa của nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu xác định được ba nhóm nhân tố (nhân tố thuộc về môi trường kinh tế - pháp lý (yếu tố pháp lý, yếu tố kinh tế, hạ tầng công nghệ); nhân tố thuộc về khách hàng (thói quen sử dụng, nhận thức sự hữu ích); nhân tố thuộc về Kho bạc(trang bị công nghệ kho bạc, nhận thức của cán bộ kho bạc)) ảnh hưởng đến việc tăng cường TTKDTM qua KBNN Bến Trelà vơ cùng cần thiết, nó làm cơ sở để

cung cấp thông tin cho KBNN Bến Tre, Lãnh đạo tỉnh có thểhoạch định những chính sách tăng cường và mở rộng TTKDTM trong khu vực công trên địa bàn tỉnh, mà bất kỳ địa phương, quốc gia nào cũng đều hướng tới bởi lợi ích mà hình thức thanh tốn này mang lại.

5.2.4 Khuyến nghị

Từ kết quả nghiên cứu cộng với kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước như sau:

5.2.4.1 Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính và ngân hàng Nhà nước:

Một là hồn thiện cơ sở pháp lý . Theo kết quả nghiên cứu cho th ấy mức độ chặt chẽ, phù hợp của yếu tố pháp lý quy định v ề TTKDTM cũng khá cao (trung bình = 4.1990). Tuy nhiên, thành phần “q uy định những khoản chi phải thanh toán bằng chuyển khoản” được đánh giá thấp hơn giá trị trung bình của yếu tố pháp lý . Kết quả đó là do các văn bản quy định các nội dung chi phải thanh toán bằng chuyển khoản, các nội dung chi được phép thanh toán bằng tiền mặt như hiện nay là chưa phù hợp như : chi lương và các khoản chi trả cá nhân , các nội dung chi khơng thuộc bí mật nhà nước của thuộc khố i an ninh , quốc phòng , chi bồi thường giải phóng mặt bằng thì vẫn được phép chi bằng tiền mặt ; đồng thời bắt buộc thanh toán lương qua tài khoản thẻ ATM kể cả những địa bàn mà hệ thống máy ATM chưa phát triển nhiều. Do đó cần phải xem xét ban hành các văn bản sau đây:

- Văn bản quy định việc bắt buộc các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN phải thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản đối với tất cả các khoản mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Ngồi ra, yêu cầu tất các đơn vị sử dụng NSNN th ực hiện triệt để việc thanh toán qua tài khoản đối với tất cả các khoản thanh toán cho cá nhân như: tiền thưởng, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, thu nhập từ tham gia dự án, nghiên cứu, viết đề án, đề tài; tiền thù lao hội thảo, hội nghị, tập huấn ....

- Ban hành cơ chế kiểm soát thanh toán bằng tiền mặt đối với khối an ninh, quốc phòng cho phù hợp với thực tế . Quy định rõ n hững nội dung chi của khối an ninh, quốc phịng mà khơng thuộc danh mục bí mật nhà nước quy định thì bắt buộc phải TTKDTM qua kho bạc.

- Ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị sử dụng NSNN có hành vi chi tiền mặt cho các khoản chi ngồi quy định hoặc cố tình thực hiện chi tiền mặt đối với những khoản chi có đủ điều kiện TTKDTM.

- Cần quy định rõ t rách nhiệm của KBNN , của Ngân hàng tham gia vào qu y trình TTKDTM khi để xảy ra trường hợp tranh ch ấp trong thanh toán, thanh toán chậm cho đơn vị hưởng , đảm bảo lợi ích và tâm lý an tâm cho các bên tham gia thanh toán.

- Quy định v ề định mức tồn quỹ tại đơn vị sử dụng NSNN , trong thực tế các đơn vị vẫn xin tạm ứng dự tốn kinh phí bằng tiền mặt với nội dung chi hết sức chung chung (rút tiền đi công tác , chi khác, …), nên dẫn đến quỹ tại đơn vị lúc nào cũng tồn một lượng tiền mặt nhất định . Do đó, căn cứ vào tình hình thưc tế, cần quy định định mức tồn quỹ và KBNN có quyền kiểm tra việc chấp hành định mức tồn quỹ tiền mặt của đơn vị.

Hai là phát triển , hồn thiện hạ tầng cơng nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán. Để cán bộ cơng chức nói riêng và các nhà cung cấp hàng hóa , dịch vụ cho các đơn vị sử dụng NSNN nói chung nhiệt tình với việc mở và sử dụng tài khoản trong thanh tốn, thì ngành ngân hàng phải có kế hoạch phát triển mạng lưới thanh tốn , bố trí thêm máy ATM , POS, … nhất là địa bàn xã , huyện. Chú trọng công tác

thông tin, vận động, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, giúp cho các tở chức, cá nhân hiểu rõ về lợi ích của việc mở, sử dụng tài kho ản và thanh toán qua Ngân hàng; hiểu rõ về mặt thể lệ mở và sử dụng tài khoản; phạm vi áp dụng, tính chất và đặc điểm sử dụng của từng thể thức thanh toán.

5.2.4.2 Đối với Chính quyền địa phương và các ngành có liên quan

Một là, Chính quyền địa phương có kế hoạch thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển ở một trình độ tương đối , tạo ra môi trường sản xuất, mua bán trao đổi hàng hóa sơi động hơn để thu hút nhiều tở chức tín dụng trên địa bàn. Qua đó sẽ thúc đẩy việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán qua NHTM được thuận lợi hơn . Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Bến Tre qua các năm cho thấy B ến Tre vẫn còn là tỉnh nghèo; chủ yếu kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ; mức độ giao dịch thanh toán khơng lớn gây ra những khó khăn nhất định trong việc đẩy mạnh TTKDTM.

Hai là , cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư , Giấy phép hoạt động kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư ) cần quy định bắt buộc việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán qua ngân hàng là một trong những điều kiện để xem xét cấp Giất phép ; đồng thời phối hợp để cung cấp số tài khoản của các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị sử dụng NSNN khi các đơn vị sử dụng NSNN, KBNN yêu cầu.

5.2.4.3 Đối với Kho bạc nhà nước

Một là, quan tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công chức , nhất là cán bộ trực tiếp làm cơng tác kiểm sốt chi NSNN . Việc nghiêm túc chấp hành các quy định về TTKDTM trong quá trình kiểm sốt chi NSNN của cán bộ kho bạc có tác động đến kết quả tăng cường TTKDTM qua KBNN . Cán bộ kiểm soát chi nắm rõ các quy định về nội dung chi nào , số tiền của khoản chi là bao nhiêu thì phải thanh tốn bằng hình thức chuyển khoản và bắt buộc khách hàng ph ải tuân thủ, kiên quyết từ chối thanh toán bằng tiền măt đối với những khoản chi đủ điều kiện thanh toán bằng chuyển khoản . Thực tế hiện nay cho thấy một số cán bộ kho bạc thực hiện kiểm soát chi chưa nghiêm túc theo các q uy định về TTKDTM , có hiện tượng xuề xịa, thiếu kiên quyết nên ảnh hưởng đến việc thực hiện TTKDTM qua KBNN .

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các khách hàng đến giao d ịch. Công tác tuyên truyền, quảng bá đóng vai trị rất quan trọng trong q trình phát triển TTKDTM. Thói quen thanh tốn bằng tiền mặt đã ăn sâu vào tâm lý của người dân Việt Nam, ngay cả khi họ đã có tài khoản. Thanh tốn trong lĩnh vực công cũng vậy , bất kỳ khách hàng (đơn vị sử dụng NS NN) đến giao dịch với KBNN đ ều có những tâm lý , thói quen chung đó . Do đó , KBNN cần có kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các khách hàng giao dịch một cách có hiệu quả; tở chức cơng khai, hướng dẫn các quy định, quy trình, thủ tục thanh toán tại trụ sở giao dịch, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức Hội nghị khách hàng, mở trang Website giới thiệu các thông tin hoạt động và các hướng dẫn về TTKDTM.

Ba là , xây dựng hoặc nâng cấp các ứng dụng công nghệ th ông tin phục vụ thanh toán của ngành KBNN phù hợp và giao diện tốt với các ứng dụng thanh toán

của hệ thống NHTM để tăng mức độ tự động hóa , an tồn và đẩy nhanh q trình thanh tốn, tạo niềm tin cho khách hàng giao dịch và đơn vị hưởng.

5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Một là, như đã trình bày ở mục4.5, đối với các đơn vị sử dụng NSNN , thẩm quyền quyết định chuẩn chi các khoản chi của đơn vị thuộc về Thủ trưởng đơn vị (hoặc Thủ trưởng ủy quyền cho cấp phó ) hay cịn gọi là Chủ tài khoản mở tại Kho bạc. Tuy nhiên, tác giả cho rằng việc xác định hình thức thanh tốn bằng tiền mặt hay chuyển khoản đối với khoản chi của đơn vị thuộc về Kế toán trưởng , do đó trong nghiên cứu này tác giả xác định đối tượng khảo sát chỉ là Kế toán trưởng đơn vị, điều này có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu.

Hai là, có thể nói đây là nghiên cứu đầu tiên có sử dụng phương pháp định lượng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc TTKDTM trong khu vực cơng nên nội dung phiếu khảo sát có thể chưa thật sự đầy đủ, người được khảo sát có thể cịn bở ngỡ với ý nghĩa của các phương án trả lời. Điều này phần nào sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của các phương án trả lời.

Ba là, do hạn chế về điều kiện nghiên cứu như thời gian, chi phí… nên nghiên cứu chỉ tập trung thực hiện trong phạm vi tỉnh Bến Tre. Đây là một trong những tỉnh còn nghèo của cả nước, có trình độ phát triển kinh tế thấp, tởng doanh số thanh toán qua hệ thống KBNN Bến Tre còn khiêm tốn, nên việc thực hiện khảo sát chỉ trên địa bàn này sẽ khơng phản ánh chính xác cho tồn bộ hoạt động TTKDTM qua KBNN của cả nước. Nếu phạm vi khảo sát được tiến hành mở rộng hơn thì kết quả nghiên cứu sẽ mang tính khái quát hơn. Đây là một hướng cho nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước bến tre (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w