Cách thức tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tóm tắt: Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 25 - 29)

Để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp đề xuất nâng cao hiệu quả sử dụng DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN, luận án đã tiến hành thực nghiệm. Tuy nhiên, do hạn chế về các điều kiện thực hiện nên luận án chỉ thực nghiệm biện pháp: Tăng cường các hoạt động truyền thơng, đa dạng hóa các hình thức, các kênh truyền thơng để nâng cao nhận thức, tăng khả năng sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN.

Biểu đồ 4.1: Đánh giá ảnh hưởng của biện pháp tăng cường hoạt động

truyền thông, tác động trước và sau thực nghiệm (Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).

Kết quả sau thực nghiệm khả năng sử dụng DVCTXH đều có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là khả năng sử dụng dịch vụ giới thiệu học nghề, việc làm và sinh kế có

sự thay đổi lớn nhất (ĐTB tăng từ 2,67 lên 3,60, chênh lệch 0,93, p=0,00). Qua hoạt động truyền thơng các thành viên trong nhóm đã có những thay đổi tích cực, cởi mở hơn, tự tin hơn, nắm bắt được thơng tin và có sự chia sẻ thơng tin về DVCTXH cho nhau. Từ đó tăng cường khả năng sử dụng DVCTXH cho mình và người thân khi có nhu cầu. Nếu như trước thực nghiệm, khả năng sử dụng dịch vụ này cịn nhiều hạn chế, thậm chí một số NLĐNC cịn khơng biết tìm kiếm thơng tin này ở đâu và đặc biệt họ gặp nhiều khó khăn trong vay vốn ưu đãi, tạo việc làm để ổn định cuộc sống. Kết quả ở biểu đồ 4.1 cho thấy, so với trước thực nghiệm khả năng sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN có sự thay đổi tích cực sau thực nghiệm (ĐTB tăng từ 3,10 lên 3,78) chênh lệch 0,68 tăng từ mức khả năng sử dụng DVCTXH không thuận lợi lên mức khả năng sử dụng về dịch vụ thuận lợi. Sự thay đổi này là quá trình tác động tích cực của NVCTXH thơng qua các buổi tập huấn, truyền thơng giúp thân chủ có những suy nghĩ, cảm giác đúng đắn về bản thân và giúp NLĐNC chủ động hơn trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng cũng như thay đổi những hành vi chưa phù hợp trong nhận thức về DVCTXH, tăng cường năng lực của bản thân trong việc giải quyết các vấn đề của thân chủ.

KẾT LUẬN

Hiện nay CTXH là một ngành còn mới nhưng đã chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi con người Việt Nam. CTXH là một hoạt động mang tính chun ngành để qua đó các nhu cầu của thân chủ được đánh giá trong các bối cảnh xã hội và quan hệ xã hội của cá nhân đó, nhân viên CTXH sẽ hướng đến nâng cao sức mạnh và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy mơi trường xã hội về thực hiện các chính sách, chương trình, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng năng cao năng lực để phịng ngừa và giải quyết các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Qua kết quả nghiên cứu về DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN, luận án có thể rút ra một số kết luận sau:

(1) Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy, trong thời gian qua đã có một số tác giả quan tâm đến dịch vụ và DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN, song cịn ít tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.

(2) Nghiên cứu lý luận cho thấy, dịch vụ xã hội bao hàm cả DVCTXH được cung cấp bởi nhân viên CTXH, phải có sự kết nối chặt chẽ với các dịch vụ xã hội khác và sử dụng các phương pháp, kỹ năng của CTXH để hỗ trợ cho cá nhân, gia đình, cộng đồng NLĐNC khu vực KTPNN giải quyết các vấn đề của họ.

(3) Dịch vụ CTXH có thể được xem là một loại hình dịch vụ xã hội được cung cấp bởi nhân viên CTXH hỗ trợ, can thiệp cho các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng nhằm giúp NLĐNC khu vực KTPNN giải quyết những vấn đề của họ đảm bảo cuộc sống cho thân chủ.

(4) Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, việc cung cấp DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN tại cộng đồng trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết. Trong điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị các địa phương đã cố gắng cung cấp những dịch vụ thiết yếu nhằm giải quyết các vấn đề của NLĐNC khu vực KTPNN. Tuy nhiên, theo đánh giá thì NLĐNC khu vực KTPNN cịn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ ở cộng đồng nhất là dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập; dịch vụ giới thiệu việc làm, sinh kế,… Điều này chứng minh rằng, NLĐNC khu vực KTPNN sử dụng DVCTXH còn hạn chế là phù hợp với giả thuyết đưa ra. Các DVCTXH chưa đa dạng, thiếu chiều sâu và chưa cung cấp được nhiều, đặc biệt là các dịch vụ đánh giá sức khỏe tâm thần, tham vấn, trị liệu khủng hoảng tạm thời hay lâu dài về tâm lý, phục hồi chức năng xã hội; quản lý trường hợp,… cịn thiếu những mơ hình cung cấp DVCTXH dựa vào cộng đồng, hướng tới cộng đồng sử dụng dịch vụ và chi trả một phần phí dịch vụ, cịn lại là hỗ trợ của nhà nước hoặc từ nguồn xã hội hóa.

(5) Dịch vụ CTXH với NLĐNC khu vực KTPNN tại địa bàn khảo sát được cung cấp bởi các nhân viên CTXH chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp trong các cơ sở công lập và ngồi cơng lập. Tuy nhiên, những hoạt động cung cấp DVCTXH vẫn chưa mang tính chuyên nghiệp cao nên cần được trang bị một cách đầy đủ kiến thức, kỹ năng về CTXH. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến thái độ của NVXH khi làm việc với NLĐNC và giúp họ nhận thức rõ về vai trò nhiệm vụ để cung cấp DVCTXH ngày càng hiệu quả hơn.

(6) Về các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN chịu tác động bởi nhiều yếu tố và mỗi yếu tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giả thuyết đưa ra là phù hợp và chỉ ra một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến DVCTXH là nguồn lực hỗ trợ còn hạn chế, đặc biệt là mạng

lưới cung cấp dịch vụ ở tại cộng đồng chưa đi vào chiều sâu, thiếu về số lượng, yếu về chất lượng chưa dựa vào cộng đồng.

(7) Về thực nghiệm tác động đã chứng minh được tính khả thi của biện pháp tăng cường hoạt động tập huấn, truyền thông đã đem lại những thay đổi đáng kể đến khả năng sử dụng hiệu quả DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN.

(8) Kết quả khảo sát thực trạng và thực nghiệm tác động đã chứng minh được giả thuyết về mức độ sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN chỉ ở mức trung bình, đối với dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục cơng lập cho con của NLĐNC cịn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng DVCTXH hiện nay.

DANH MỤC

Một phần của tài liệu Tóm tắt: Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 25 - 29)