UBND xã Hồng Vân:
3.1. Kết quả đạt được:
- Cơng tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại
của chính quyền các cấp ngày càng tập trung và quyết liệt hơn trước, đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn; quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát, kiến nghị hồn thiện cơ chế, chính sách, quy định trong lĩnh vực quản lý đất đai, tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội trong phạm vi địa phương nên đã góp phần hạn chế phát sinh khiếu kiện mới. Một số cấp ủy và chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhiều đơn vị xây dựng kế hoạch, thành lập các đồn thanh tra, tổ cơng tác để kiểm tra, xác minh, giải quyết các vụ việc khiếu nại tồn đọng, bức xúc, kéo dài.
- Công tác tiếp công dân ở cấp xã đã được củng cố thêm một bước sau khi luật Tiếp công dân có hiệu lực pháp luật (từ ngày 01/7/2014), hoạt động này dần đi vào nề nếp; mối quan hệ phối hợp giữa Trụ sở Tiếp công dân của UBND huyện với cơ sở ngày càng hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng chuyển vịng vo hoặc sai sót trong q trình xử lý đơn thư của cơng dân.
quyết được khối lượng lớn vụ việc khiếu nại mới phát sinh và nhiều vụ khiếu kiện đông người, phức tạp nhưng cơ bản đều được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật.
- Bộ phận giai quyết đơn thư tích cực , kiểm tra việc chấp hành Luật khiếu nại,
tố cáo ở các cơ sơ, phối hợp với cơ sở tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cơng tác giải quyết khiếu nại; trực tiếp tham mưu, kiến nghị Chủ tịch UBND xã giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống phát sinh.
- UBND xã phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân thực hiện tốt Chỉ thị
26/2001/CT-TTg ngày 09/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân thông qua việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý sâu rộng đến hội viên, nơng dân; xây dựng mơ hình câu lạc bộ "Nông dân với pháp luật", tập trung ở những nơi thu hồi đất nông nghiệp, những nơi xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.
3.2. Hạn chế:
-Việc thực hiện Đề án Đổi mới công tác tiếp cơng dân cịn chậm, nhất là khâu kiện tồn đội ngũ cán bộ; bố trí trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của các trụ sở tiếp công dân chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
- Nhiều vụ việc khiếu nại giải quyết cịn chậm, để cơng dân khiếu nại vượt cấp, một số vụ việc giải quyết khơng đúng chính sách, pháp luật và phù hợp với thực tế nên không dứt điểm. Nhiều đơn vị chỉ chú trọng đến việc giải quyết hết thẩm quyền mà chưa quan tâm đến giải quyết dứt điểm vụ việc.
Còn hiện tượng giải quyết né tránh, đùn đẩy, thấy sai nhưng khơng chịu sửa làm cho việc giải quyết lịng vịng, kéo dài, cá biệt có cơ quan khơng thực hiện đúng trách nhiệm, thẩm quyền được giao, có hành vi bao che, cố ý làm sai; một số vụ việc mặc dù đã có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã nhưng cns bộ chuyên môn thực hiện chưa triệt để, không nghiêm túc dẫn đến người dân tiếp tục khiếu kiện gay gắt.
- Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật ở cơ sở còn chậm và hạn chế. Từ đó, dẫn đến người khiếu nại tiếp tục gửi đơn với thái độ rất bức xúc, hoặc quay sang tố cáo chính quyền cố tình bao che sai phạm, làm giảm lịng tin của người dân vào bộ máy chính quyền.
- Khi công dân tập trung khiếu kiện vượt cấp lên các cơ quan Trung ương, cấp
tỉnh, có cơ sở đùn đẩy, né tránh, thiếu quan tâm phối hợp kịp thời với các cơ quan cấp huyện để vận động công dân trở về địa phương hoặc khi công dân đã trở về địa
phương không quan tâm đối thoại giải quyết hoặc tìm thêm giải pháp hỗ trợ nên công dân tiếp tục khiếu nại.
- Công tác quản lý nhà nước về khiếu nại ở một số đơn vị chưa tốt nên kết quả, hiệu quả giải quyết đạt chưa cao. Việc nắm tình hình khiếu nại chưa kịp thời, theo dõi, phân loại, thống kê các vụ việc khiếu nại chưa chính xác, chưa kịp thời, thực tế cịn bị động, lúng túng trong chỉ đạo xử lý tình huống phức tạp xảy ra. Cịn tồn đọng một số vụ việc khiếu nại, có vụ việc mới phát sinh khơng được chỉ đạo giải quyết kịp thời.
- Một số cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác minh, tham mưu giải quyết khiếu nại còn chậm.
3.3. Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác quản lý về đất đai còn sơ hở, lỏng lẻo, một số cán bộ lợi dụng, tham nhũng tiêu cực, trục lợi, làm giàu bất chính từ đất nhưng chưa được xử lý nghiêm minh.
- Công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước ở một số thơn, cịn nhiều yếu kém, nhất là công tác quản lý đất đai xây dựng các cơng trình trái phép chưa báo cáo kip thời, thể hiện:
+ Công tác thu hồi đất, xác định giá đất, kiểm kê đất đai, tài sản trên đất, xác định diện tích, loại đất có lúc, có nơi làm chưa tốt, có khi cịn để xảy ra thiếu sót, sai phạm hoặc thực hiện thiếu công khai, dân chủ, công bằng, dẫn đến công dân không chấp nhận, phát sinh khiếu nại địi quyền lợi, có trường hợp cịn bức xúc dẫn đến tố cáo việc làm sai của cán bộ.
+ Một số nơi do bng lỏng quản lý nên đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất cơng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất khơng đúng quy định, xây dựng nhà ở, cơng trình trái phép nhưng khơng được kiểm tra, xử lý kịp thời.
- Chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục vận động thuyết phục, giải thích, hịa giải ngay từ cơ sở, chưa tập trung giải quyết khiếu kiện ngay từ đầu; cấp ủy chính quyền một số nơi chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc ngăn ngừa và giải quyết khiếu nại, có nơi có biểu hiện quan tâm nhiều đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà thiếu quan tâm chăm lo đời sống dân sinh, ổn định cuộc sống, vấn đề chuyển đổi nghề, tạo việc làm… trong khi đời sống khó khăn dẫn đến cơng dân bức xúc, khiếu kiện.
- Công tác giám sát của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc đối với UBND các cấp trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, chưa được tiến hành thường xuyên.
- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế, bất cập từ việc tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, và tổ chức thực hiện quyết định giải quyết.
* Nguyên nhân khách quan:
- Chính quyền địa phương tiến hành thu hồi đất của dân để giao cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án xây dựng nhưng vấn đề chính sách liên quan đến lợi ích của người sử dụng đất còn nhiều bất cập, nhất là về giá đất chưa phù hợp, thường xuyên thay đổi, năm sau cao hơn năm trước; có sự chênh lệch giữa các địa phương; cơ chế chính sách đền bù, hỗ trợ chưa nhất quán nên khó thực hiện; có sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất bồi thường so với giá thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế đã gây nên tâm lý chung cho người khiếu kiện cho rằng giá tiền bồi thường thu hồi đất trả rất thấp, quá so với thị trường, làm người dân bị thiệt thòi, nên người dân bị thu hồi đất khơng nhất trí với phương án bồi thường.
- Một số vụ việc khiếu nại về nhà, đất do lịch sử để lại như: địi lại đất nơng nghiệp đưa vào hợp tác xã, tranh chấp đất đai, nhà cửa trong nhân dân, tranh chấp đất đai liên quan đến mồ mả, liên quan đến tôn giáo phát sinh trong những năm trước đây, đến nay chưa được giải quyết dứt điểm. Số vụ việc này không cịn nhiều nhưng thường có tính chất gay gắt, phức tạp và rất khó khi áp dụng pháp luật để giải quyết.
- Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân cịn hạn chế nên có những u cầu, địi hỏi khơng đúng hoặc vượt quá quy định pháp luật. Có những vụ việc đã được giải quyết nhiều lần với nhiều biện pháp khác nhau, cơ bản là đúng chính sách, pháp luật, có lý, có tình nhưng người khiếu nại vẫn khơng chấp nhận kết quả giải quyết, thậm chí có những phản ứng tiêu cực, cố chấp, gây rối trật tự, khiếu nại kéo dài, bức xúc.
Chương 3
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TẠI UBND XÃ HỒNG VÂN
1. Những vấn đề bất cập trong việc thực hiện các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại và đề xuất hoàn thiện pháp luật:
Một là, việc ủy quyền khiếu nại chưa được quy định cụ thể rõ ràng. Điều 12 của Luật Khiếu nại quy định người khiếu nại có quyền: “Tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại; hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Tuy nhiên, việc ủy quyền khiếu nại theo câu chữ quy định tại Điều 12 Luật Khiếu nại nêu trên còn chưa rõ, dẫn đến cách hiểu chưa thống nhất, cụ thể có 02 quan điểm như sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Dựa vào câu chữ của Điều 12 Luật Khiếu nại thì ủy quyền để thực hiện việc khiếu nại; ủy quyền khiếu nại được hiểu là ủy quyền toàn bộ, từ việc ký tên hoặc điểm chỉ trong đơn khiếu nại, cho đến làm việc với các cơ quan có liên quan, được biết các thông tin, tài liệu, tham gia đối thoại… và khiếu nại lần hai theo quy định. Tức là, khi người khiếu nại có Giấy ủy quyền hợp lệ cho người được ủy quyền, thì người được ủy quyền đó, đương nhiên sẽ có đầy đủ các quyền mà Luật Khiếu nại đã ghi nhận cho người khiếu nại.
- Quan điểm thứ hai cơ bản thống nhất quan điểm thứ nhất, chỉ có một điểm khác biệt là: Dù người khiếu nại đã ủy quyền cho người khác để thực hiện việc khiếu nại theo quy định tại Điều 12 của Luật Khiếu nại, thì người khiếu nại cũng phải tự mình ký tên hoặc điểm chỉ trong đơn khiếu nại, nghĩa là người được ủy quyền cũng sẽ có đầy đủ các quyền mà Luật Khiếu nại đã ghi nhận cho người khiếu nại, trừ quyền ký tên hoặc điểm chỉ trong đơn khiếu nại. Những người theo quan điểm thứ hai này đã viện dẫn quy định về điều kiện xử lý đơn khiếu nại[2]. Do đó, dù là người khiếu nại tự mình khiếu nại hay ủy quyền cho người khác thì người khiếu nại cũng phải tự mình ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn khiếu nại, lúc đó đơn khiếu nại đó mới đủ điều kiện xử lý và thụ lý giải quyết.
Chính vì sự chưa rõ ràng về mặt pháp lý như trên, dẫn đến có sự xung đột về quan điểm trong quá trình tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại. Cụ thể, người được ủy quyền khiếu nại (sau khi được người khiếu nại ủy quyền hợp lệ) thường ký tên của mình trong đơn khiếu nại, nhưng khi gửi đến cơ quan có thẩm quyền thì người tiếp
nhận đơn khơng nhận đơn vì cho rằng đơn khơng đủ điều kiện xử lý theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 07/2014/TT-TTCP nêu trên.
Hai là, thiếu căn cứ đình chỉ giải quyết khiếu nại: Hiện nay, Luật Khiếu nại chỉ mới ghi nhận 01 căn cứ duy nhất để người giải quyết khiếu nại được quyền đình chỉ việc giải quyết khiếu nại, đó là khi người khiếu nại nhận được đơn xin rút khiếu nại. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết khiếu nại phát sinh nhiều căn cứ khác có thể đình chỉ giải quyết khiếu nại, nhưng Luật Khiếu nại chưa ghi nhận, như: Người giải quyết khiếu nại chết mà khơng có người thừa kế quyền và nghĩa vụ; người khiếu nại đã chấm dứt việc ủy quyền khiếu nại đối với người được ủy quyền; người khiếu nại đã được người giải quyết khiếu nại tống đạt giấy mời làm việc hợp lệ 02 lần liên tục mà vẫn vắng mặt… Do vậy, tác giả kiến nghị, cần ghi nhận bổ sung các căn cứ đã nêu trong Luật Khiếu nại, làm căn cứ để người giải quyết khiếu nại có thể đình chỉ việc giải quyết khiếu nại, điều này sẽ góp phần hạn chế số lượng vụ việc khiếu nại tồn đọng tại một số cơ quan, đơn vị trong thời gian tới.
Ba là, thiếu cơ chế thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Luật Khiếu nại, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại đã quy định các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành vẫn còn thiếu các quy định cần thiết làm căn cứ cho việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Vì một vụ việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà khơng tổ chức thực hiện được, thì việc giải quyết đó chỉ mới đạt hiệu quả 50%, 50% cịn lại phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện triệt để quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật đó.
2. Hồn thiện các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại:
- Tiếp tục thực hiện các văn bản của Đảng và Nhà nước về khiếu nại, tố cáo và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện để việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đi vào nền nếp, có hiệu quả. Hàng năm, phấn đấu giải quyết khiếu nại, đạt tỷ lệ 90%.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân trên địa bàn xã theo quy định của luật Tiếp công dân, các văn bản hướng dẫn thi hành và văn bản của UBND tỉnh Bắc Giang. Duy trì cơng tác tiếp dân định kỳ và thường xuyên theo luật định tại trụ sở UBND huyện, UBND các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị.
- Tổ chức thi hành dứt điểm các quyết định đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu kết quả thực hiện quyết định hàng năm đạt 80%.
- UBND xã chỉ đao bộ phận giải quyết đơn thư của xã và tổ hịa giải ở các thơn làm tốt cơng tác hịa giải xử lý đơn, thư và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, chủ động giải quyết khiếu kiện ngay từ khi mới phát sinh, đặc biệt coi trọng cơng tác hồ giải, trong đó phải phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng nhân dân, kết hợp vận động, thuyết phục giúp cơng dân hiểu chính sách pháp luật và coi trọng tình làng nghĩa xóm, giữ mối quan hệ tốt đẹp trong đời sống nhân dân.
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm của bộ phận chuyên môn và Chủ tịch UBND xã, trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, qua công tác thanh tra, kiểm tra trách