Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Thực trạng thi hành án dân sự tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 31 - 44)

Để thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự trước hết cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là: Bộ Tư pháp quản lý thống nhất công tác thi hành án bao gồm cả thi hành án hình sự, hành chính, kinh tế lao động, trọng tài, kể cả khâu tổ chức và nhiệm vụ theo hướng ở trung ương có tổng cụ thi hành án thuộc Bộ Tư Pháp, ở các địa phương có cơ quan chi cụ thi hành án cấp tỉnh, chi cụ thi hành án cấp huyện, đây là mơ hình thể hiện được sự thống nhất quản lý nhà nước tập trung tạo điều kiện đảm bảo đầu tư về con người, cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo được sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, giám sát chặt chẽ, điều hành thống nhất, nhanh nhạy kịp thời phát hiện và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tránh được sự can thiệp và hoạt động thi hành án đảm bảo hoạt động có hiệu quả, giải pháp này sẽ tạo ra khả năng thực hiện việc kết hợp chặt chẽ giưa thi hành án dấn ự và thi hành án hình sự hiện nay đang bị chia riêng biệt và đây là một trong những nguyên nhân tình trạng án tồn đọng, kéo dài.

Hai là: Về thủ tục thi hành án dân sự cần sửa đổi bổ sung một số quy định mới nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành án theo hướng cần mở rộng phạm vi các bản án , quyết định được đưa ra thi hành án, cần quy định cụ thể thủ tục thi hành án dân sự có tính đặc thù như kinh tế lao động..., bổ sung thi hành án dân sự áp dụng biệp pháp khẩn cấp, tạm thời, bổ sung thủ tục thi hành án dân sự trong trường hợp bản án, quyết định giám đốc thẩm xử hủy bản án , quyết định đã được

thi hành xong, thủ tuch thi hành án dân sự trong trường hợp hợp đồng bị trượt giá, sửa đổi bổ sung quy định về ủy thác, ủy quyền thi hành án dân sự, bổ sung thêm thẩm quyền ra quyết định thi hành án đối với bản án, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của tòa án nhân dân cấp tỉnh; Đặc biệt cần chú trọng bổ sung quy định cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án có thẩm quyền tổ chức việc thi hành án ở người phải thi hành án cư trú , nơi làm việc của người thi hành án hoặc nơi người thi hành án có tài sản, cần sửa đổi bổ sung quy định về kê biên, định giá, bán đấu giá, tài sản về biện pháp khấu trừ thu nhập để thi hành án, sửa đổi quy định rõ về trách nhiệm, của cơ quan cơng an, Tịa án, viện kiểm soát và các cơ quan liên quan trong công tác thi hành án dân sự.

Ba là: Cần tiếp tục hệ thống hóa các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xây dựng văn bản pháp luật; Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hoàn thiện cơ chế quản lý tổ chức bộ máy, tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự, đổi mới việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thi hành án dân sự, đặc biệt là nâng cao năng lực đội ngũ chấp hành viên, thực hiện các giải pháp giải quyết tồn đọng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan thi hành án dân sự, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, cơgn chức các cơ quan thi hành án dân sự, đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ được giao công tác thi hành án dân sự hiện nay.

3.3 GIải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự tại chi cụ thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang. án dân sự huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang.

3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện và hoạt động của Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự huyện

Công tác thi hành án dân sự là hoạt động phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của tổ chức hoặc người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án và nhân thân của họ. Hoạt động này mang tính thực tiễn, xã hội rộng rãi, nên hầu hết các hoạt động thi hành án dân sự đều được triển khai trong thực tiễn và gắn bó chặt chẽ với cơ sở, vì vậy nó có ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống của một bộ phận dân cư và hoạt động thi hành án dân sự có liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước, nhiều tổ chức, Hộ gia đình, cá nhân cơng dân, đặc biệt nó có tác động ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội của địa phương. Do đó tăng cường sự lãnh đạo của Huyện uỷ,

Uỷ ban nhân dân huyện và hoạt động của Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự huyện là rất quan trọng và cần thiết.

Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện và hoạt động của Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự huyện đối với công tác thi hành án dân sự, đây chính là hoạt động đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về thi hành án dân sự. Do hoạt động của cơng tác thi hành án dân sự rất khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành nên có nhiều vụ việc tự bản thân cơ quan thi hánh án sẽ khơng thực hiện được do đó cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc tăng cường sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan.

Trước hết, trong phạm vi toàn huyện, Thường trực Huyện uỷ, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp huyện, cần: duy trì tốt việc giao ban thường xuyên và định kỳ với các cơ quan nội chính để kịp thời lãnh đạo cơng tác nội chính nói chung trong đó có cơng tác thi hành án dân sự, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong cơng tác phối hợp thi hành án; dành sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên hơn nữa nhằm mục đích phát huy sức mạnh tổng hợp giữa cấp uỷ, các cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các đồn thể trong việc thực hiện công tác thi hành án dân sự ở địa phương.

Uỷ ban nhân dân huyện cần tăng cường công tác chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan hữu quan, đoàn thể ở địa phương với cơ quan thi hành án, đặc biệt là việc phối hợp của Ủy ban nhân dân cấp xã với cơ quan thi hành án để công tác thi hành án trên địa bàn đạt hiệu quả cao, chỉ đạo sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan, đoàn thể ở địa phương thực hiện kịp thời việc chuyển dịch, đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản đã được tổ chức thi hành án theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình thi hành án dân sự, việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ như phong toả, khấu trừ tài khoản, tài sản của những đối tượng phải thi hành án tại các Ngân hàng, tổ chức Tín dụng, Kho bạc, cơ quan Bảo hiểm… kết quả khơng cao, cịn có nhiều ý kiến khác trong việc thực hiện thì Uỷ ban nhân dân huyện và Ban chỉ đạo thi hành án dân sự huyện cần kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan này thực hiện nghiêm túc.

Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân huyện cần chỉ đạo các cơ quan hữu quan thực hiện hiệu quả việc bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án, theo quy định của pháp luật đối với các cơ quan, đơn vị hoạt động bằng ngân sách nhà nước cấp phải thi hành án nhưng chưa có điều kiện thi hành thì được nhà nước bảo đảm nghĩa vụ thi hành án (hiện trên địa bàn huyện có 02 Uỷ ban nhân dân cấp xã còn nợ đọng tiền thi hành án). Trong thời gian tới, để giảm lượng án tồn đọng, theo chúng tôi Uỷ ban nhân dân huyện cần chỉ đạo cơ quan chuyên môn, kiểm tra, thanh tra việc Uỷ ban nhân dân cấp xã còn nợ đọng tiền thi hành án, nếu đúng là vì sử dụng tài sản cho mục đích cơng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mà còn nợ, đọng tiền thi hành án thì nhanh chóng có kế hoạch hỗ trợ trợ tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước để những đơn vị này thực hiện nghĩa vụ thi hành án, còn nếu tiền phải thi hành án là do sử dụng khơng đúng mục đích, khơng hiệu quả thì buộc trách nhiệm cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ của Bản án.

Tiếp tục khẳng định hơn nữa vai trò của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự để chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự và phối hợp trong thi hành án dân sự. Kịp thời nghe cơ quan thi hành án báo cáo công tác thi hành án dân sự, có giải pháp chỉ đạo giải quyết những việc thi hành án khó khăn, phức tạp trong cơng tác thi hành án.

Để tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn. Trong thời gian tới, Chi cục Thi hành án dân sự huyện cần tranh thủ hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp huyện, Ban chỉ đạo thi hành án huyện, nhất là Trường trực Hội đồng nhân dân huyện để đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả Quy chế phối hợp trong công tác thi hành án dân sự giữa Chi cục Thi hành án huyện với các cơ quan Cơng an, Tịa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện.

3.3.2. Tăng cường cơng tác phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn

Có thể nói, một trong những đặc thù của cơng tác thi hành án dân sự là phối hợp trách nhiệm giữa cơ quan Thi hành án dân sự với chính quyền cấp xã và các cơ quan, ban ngành có liên quan. Để hoạt động cơng tác nói chung, hoạt động tổ chức thi hành án dân sự nói riêng đạt được kết quả cao thì lãnh đạo cơ quan Thi hành án

dân sự phải thực hiện tốt vai trị Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo thi hành án dân sự, tăng cường công tác phối hợp trách nhiệm với các cơ quan trong khối Nội chính, Uỷ ban nhân dân các cấp.

Các Chấp hành viên và công chức được phân công trực tiếp giải quyết việc thi hành án ngồi việc phải khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng tác nghiệp thì cịn phải thường xuyên xây dựng mối quan hệ phối hợp với cán bộ các ngành hữu quan và cán bộ ở cấp cở sở nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tác nghiệp cũng như tạo sức mạnh tổng hợp trong việc tác động tới các đương sự tự nguyện thi hành án.

Sự phối hợp với chính quyền cơ sở trong công tác thi hành án dân sự rất quan trọng, vụ việc thi hành án dân sự có giải quyết dứt điểm được hay khơng phần lớn là do sự phối kết hợp của chính quyền địa phương, nhưng có một thực tế hiện nay có một số địa phương do chưa nhận thức đúng đắn về công tác thi hành án nên ý thức, trách nhiệm phối hợp chưa cao, cũng có nhiều chính quyền cơ sở đã nhận thức đúng đắn, hiểu rõ về cơng tác thi hành án rất có ý thức, trách nhiệm nhiệt tình phối hợp, song nhìn chung kết quả của công tác phối hợp trong công tác thi hành án đạt được chưa cao bởi thực tế có rất nhiều lý do, trong đó lý do quan trọng nhất đó là số biên chế của chính quyền cơ sở (UBND cấp xã) rất hạn hẹp trong khi đó cơng tác phối hợp xác minh, đôn đốc giải quyết án lại là công việc thường xuyên của cơ quan, cán bộ Thi hành án dân sự, có nhiều UBND xã chỉ có một cán bộ Tư pháp phụ trách rất nhiều đầu việc của xã, nên khơng thể bố trí thời gian cùng với cán bộ Thi hành án dân sự đôn đốc việc thi hành án trên địa bàn của xã, thị trấn, bên cạnh đó cịn có một số cán bộ, cơng chức ở cấp xã nhận thức về pháp luật, pháp luật về thi hành án chưa đúng, chưa đầy đủ, thiếu ý thức trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ phối hợp trong công tác thi hành án dân sự tại địa phương.

Để giải quyết vấn đề trên chúng tôi đã thực hiện tốt công tác phối hợp với UBND xã, thị trấn trong huyện. Sự quan tâm, phối hợp của chính quyền cấp xã, của MTTQ và các đoàn thể địa phương như Hội CCB, Hội liên hiệp phụ nữ, thanh niên… thơn, xóm đã đóng góp tích cực trong cơng tác thi hành án dân sự, ngồi

việc phối hợp cung cấp thơng tin xác minh, vận động người phải thi hành án thực thi nghĩa vụ, chính quyền sở tại và các cơ quan, đồn thể cịn phối hợp trong việc tuyên truyền, vận động người được thi hành án, người phải thi hành án và những người liên quan hịa giải để tìm ra biện pháp giải quyết vừa đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp, vẫn giữ gìn sự đồn kết, tình cảm của các bên đương sự. Chúng tôi đã tạo dựng mối quan hệ tốt vơí chính quyền địa phương, đẩy mạnh cơng tác tun truyền pháp luật về thi hành án dân sự, thông qua hệ thống Đài truyền thanh, truyền tin ở huyện, xã, thôn, và thực hiện việc tuyên truyền miệng thông qua các buổi chấp hành viên, cán bộ thi hành án làm việc với đương sự hoặc gia đình, người thân của họ để họ nắm bắt được những quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và những quy định khác của pháp luật có liên quan đến thi hành án dân sự, mặt khác chúng tôi đã lập danh sách những người phải thi hành án thông báo cho các Trưởng xóm, Trưởng thơn, Cơng an xã để chủ động thực hiện việc vận động, thuyết phục đối tượng phải thi hành án tự nguyện thi hành, Chấp hành viên cùng cán bộ Thi hành án trực tiếp phối hợp với các Trưởng xóm, Trưởng thôn, Công an xã trong công tác giáo dục thuyết phục người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ của mình, những dịp thực hiện cơng tác xét đặc xá như ngày 30 tháng 4; ngày 2 tháng 9; ngày tết âm lịch cán bộ Thi hành án cùng với Trưởng xóm, Trưởng thơn, Cơng an xã đến từng gia đình người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù ở các trại giam để động viên, thuyết phục thân nhân của họ nộp thay người phải thi hành án để có căn cứ xét đặc xá cho con, em của họ. Các Trưởng xóm, Trưởng thơn, Cơng an xã là những người hiểu hoàn cảnh của người phải thi hành án nhất và ý kiến góp ý, giải thích của họ được người dân tin tưởng và tự nguyện chấp hành pháp luật, do đó sự phối kết hợp với các Trưởng xóm, Trưởng thơn, Cơng an xã trong cơng tác thi hành án dân sự trong năm qua đã đạt được nhiều kết quả.

3.3.3 Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác thi hành án dân sự

Vấn đề về mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên với các tổ chức, cơ quan hữu quan cũng là một trong những vấn đề hết sức

quan trọng trong công tác thi hành án dân sự. Pháp luật của Nhà nước ta luôn đề cập và làm rõ mối quan hệ này, đồng thời thường xuyên bổ sung để đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước nói chung và thực tiễn thi hành án dân sự nói riêng, để việc thực hiện các bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật đạt hiệu quả cao đi vào thực tế đời sống xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa góp phần

Một phần của tài liệu Thực trạng thi hành án dân sự tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 31 - 44)