Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính của UBND xã Hồng An

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt hành chính và thực tiến áp dụng tại UBND Xã Hoàng An (Trang 32 - 38)

- Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên UBND Chủ tịch UBND

2.2. Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính của UBND xã Hồng An

Bộ phận địa chính - xây dựng:

Từ năm 2014- 2017 phát hiện tham mưu xử lý vi phạm hành chính 32 vụ việc về xây dựng cơng trình vi phạm trật tự xây dựng;

Quy trình xử phạt được thể hiện như sau:

Khi phát hiện vi phạm cán địa chính - xây dựng xã tiến hành đến hiện trường cơng trình vi phạm trật tự xây dựng lập biên bản kiểm tra hiện trạng và yêu cầu ngừng thi cơng cơng trình vi phạm, khắc phục kịp thời hành vi vi phạm trong thời hạn 24 giờ. Sau thời gian nêu trên xẽ đến kiểm tra việc thực hiện của người vi phạm, qua kiểm tra nếu người vi phạm không thực hiện đúng như biên bản thì tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, sau đó cán địa chính - xây dựng tham mưu cho UBND xã báo cáo bằng văn bản toàn bộ nguồn gốc lô đất bị vi phạm, diễn biến của người vi phạm cho phịng Tài ngun và mơi trường huyện, UBND huyện biết .UBND xã tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm căn cứ vào Pháp lệnh xử lý hành chính ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ xung năm 2008 và Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị

thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.khi biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt, thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt khơng được ra quyết định xử phạt . Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả ; thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt.

Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu khơng tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Quyết định nêu rõ họ tên người vi phạm ngày tháng năm sinh , chỗ ở, hành vi vi phạm, số tiền bị phạt, hình phạt bổ xung, quy định thời hạn nộp phạt, nơi nộp phạt. chủ tịch UBND xã ký quyết định.. Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã phải kịp thời, đúng người, đúng thẩm quyền, thủ tục, trình tự được quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.

Bên cạnh đó người vi phạm khơng chấp hành quyết định xử phạt hoặc nộp tiền phạt song khơng chấp hành hình phạt bổ sung và biện pháp khắc

phục hậu quả đa số đối tượng bị xử phạt chỉ chấp hành hình thức phạt tiền chứ khơng chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả, nhất là đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính Nguyên nhân phần lớn do đối tượng khơng tự nguyện chấp hành chính quyền địa phương chưa tổ chức triệt để việc tổ chức cưỡng chế, xử lý khơng triệt để, vẫn cịn tình trạng nể nang trong xử lý, dẫn đến kéo dài thời gian, gây tình hình phức tạp và ảnh hưởng đến lịng tin của người dân vào các cơ quan công quyền.

Bộ phận công an xã:

Năm 2014:

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự- an toàn xã hội: 18 đối tượng .

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: 17 đối tượng .

Năm 2015:

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự- an toàn xã hội: 14 đối tượng.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ: 12 đối tượng.

Năm 2016:

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự- an toàn xã hội: 8 đối tượng.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ: 22 đối tượng.

Năm 2017:

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự- an tồn xã hội: 18 đối tượng.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ: 26 đối tượng.

Quy trình xử phạt được thực hiện như sau:

Khi phát hiện vi phạm cán bộ công an xã đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vụ việc và yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm. Sau đó tiến hành thu thập tài liệu , chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm, khi thu thập đầy đủ chứng cứ xẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị

thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.khi biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.

Khi đã xác định được thẩm quyền thì tiến hành ra quyết định xử phạt căn cứ vào Pháp lệnh xử lý hành chính ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ xung năm 2008, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ hoặc Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự - an toàn xã hội để căn cứ ra quyết định, thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt khơng được ra quyết định xử phạt. Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung. Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của Trưởng công an xã.

Các vụ việc chưa giải quyết kịp thời tạo dư luận cơng an khơng giải quyết vụ việc hoặc có vấn đề khuất tất sau lưng dẫn tời bị giảm lòng tin trong nhân dân hậu quả nhân dân khơng hợp tác làm khó khăn thêm cho cơng tác điều tra, mất lịng tin trong nhân dân và dễ bị thế lực phản động lợi dụng. Quy định cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp tiền phạt tại kho bạc

trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt và nhận biên lai thu tiền phạt trên thực tế có nhiều khó khăn do khoảng cách giữa nơi phạt và kho bạc rất xa. Với những hành vi vi phạm bị phạt với mức thấp, nhưng người bi xử phạt lại phải tốn xem thêm chi phí đi lại.

Bộ phận Ban chỉ huy quân sự xã:

Từ năm 2014- 2017 xử lý vi phạm hành chính 5 đối tượng . Quy trình xử phạt được thể hiện như sau:

Khi phát hiện đối tượng trong danh sách nam công dân từ đủ 18-25 tuổi đủ điều kiện gọi khám khơng có mặt tại nơi khám Ban chỉ huy quân sự xã tiến hành lập biên bản vi phạm lĩnh vực quốc phòng theo Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phịng tại nhà công dân, thành phần gồm có: người phụ trách thơn làng, thơn đội trưởng, cơng an, tư pháp và xác định rõ lý do vắng mặt tùy theo mức độ vi phạm mà căn cứ lập biên bản vi phạm sau khi lập biên bản cơ quan lập biên bản yêu cầu công dân tiếp tục thực hiện nghĩa vụ khám tuyển nếu cơng dân cố tình khơng chấp hành thì tiến hành lập biên bản thứ 2. Ban chỉ huy quân sự xã tiếp tục tham mưu Chủ tịch UBND xã ra quyết định xử phạt nếu đến lần thứ 3 khơng thực hiện thì lập hồ sơ đề nghị truy tố. Trường hợp vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của UBND xã thì người lập biên bản phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.

Áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác

Hiện nay UBND xã Hoàng An chỉ áp dụng một biện pháp xử lý vi phạm khác đó là giáo dục tại xã và từ năm 2014-2017 đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã 7 đối tượng:

Quy trình thực hiện:

Sau khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã nhận được hồ sơ về hành vi vi phạm của đối tượng do Công an xã, thụ lý, điều tra chuyển đến và căn cứ vào đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã của công an xã. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã triệu tập và chủ trì cuộc họp gồm Trưởng Cơng an cấp xã, đại diện Ban Tư pháp, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, thôn trưởng, đại diện gia đình của người được đề nghị giáo dục để xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã.

Tùy theo từng đối tượng được đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thể mời đại diện của nhà trường, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân, Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tham dự cuộc họp.

Tại cuộc họp, đại diện cơng an xã trình bày lý do, nêu những vi phạm pháp luật của người được đề nghị giáo dục tại cấp xã, những biện pháp giúp đỡ, giáo dục đã áp dụng đối với người đó (nếu có). Trong trường hợp cần

thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thể yêu cầu người được đề nghị giáo dục có mặt để họ trình bày ý kiến của mình tại cuộc họp. Các đại biểu tham gia cuộc họp phát biểu ý kiến thảo luận về việc áp dụng biện pháp giáo dục đối với người được đề nghị. Nội dung cuộc họp phải được ghi thành biên bản.

Trong 03 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xem xét ban hành quyết định việc giáo dục tại cấp xã. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định việc giao trách nhiệm cho Cơng an xã, gia đình quản lý, giáo dục người đó. Quyết định giáo dục tại cấp xã có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quyết định giáo dục tại cấp xã phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người được giáo dục; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng, thời hạn áp dụng thông thường là 6 tháng, ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao quản lý, giáo dục.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực, cơng an xã tổ chức cuộc họp thơn có người được giáo dục cư trú để thi hành quyết định đối với họ.

Người được giáo dục phải tự mình đọc bản kiểm điểm và cam kết sửa chữa sai phạm của mình. Các đại biểu tham dự cuộc họp như Hội phụ nữ, Hội nơng dân, Đồn Thanh niên, đại diện gia đình, những người láng giềng… tham dự cuộc họp kiểm điểm người được giáo dục, phân tích những sai phạm của người được giáo dục và góp ý kiến xây dựng, giúp đỡ người đó sửa chữa để tiến bộ.Nội dung cuộc họp phải được ghi thành biên bản

Tổ chức được giao quản lý, giáo dục có trách nhiệm phân cơng người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục và báo cáo với Chủ tịch Uỷ ban nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt hành chính và thực tiến áp dụng tại UBND Xã Hoàng An (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w