Như đã phân tích và tổng hợp ở trên, JPEG 2000 được các chuyên gia về ảnh của ba tổ chức tiêu chuẩn cùng tham gia nghiên cứu xây dựng, đó là ITU, IEC và ISO. Hiện nay ITU-T và Ủy ban kỹ thuật chung của ISO và IEC (ISO/IEC)đã công bố bộ JPEG2000. Vì cùng tham gia thực hiện nghiên cứu xây dựng nên bộ tiêu chuẩn này nên các tiêu chuẩn
do hai tổ chức này cơng bố nhóm chủ trì đã thực hiện sốt xét và nhận thấy chúng hoàn toàn tương đương với nhau. Và các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn này đã được áp dụng ở một số quốc gia đi đầu về lĩnh vực cơng nghệ. Trong đó có tiêu chuẩn mã hóa ảnh để kháng lỗi khi truyền dẫn trong môi trường vô tuyến JPWL (ITU-T Rec. T.810|ISO/IEC 15444-11).
Mặt khác, bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 15444 với 14 phần đề cập đến các vấn đề của hệ thống mã hóa hình ảnh JPEG 2000. Các tiêu chuẩn thành phần của bộ tiêu chuẩn này hiện đang được sử dụng làm tài liệu tham chiếu để xây dựng thành các tiêu chuẩn quốc gia.
Nhóm thực hiện lựa chọn tiêu chuẩn của ISO/IECđể làm tài liệu tham khảo xây dựng nên tiêu chuẩn: “Cơng nghệ thơng tin – Hệ thống mã hóa hình ảnh JPEG 2000:
truyền dẫn không dây” cho Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, IEC/ISO đã có hai phiên
bản, phiên bản đầu tiên công bố vào năm 2007, phiên bản sửa đổi bổ sung công bố năm 2013.
[1] ISO/IEC 15444-11:2007 - Information technology – JPEG 2000 image coding system: Wireless
[2] ISO/IEC 15444-11:2013 - Information technology – JPEG 2000 image coding system: Wireless
Sửa đổi bổ sung lần 1: IP-based wireless networks
Trong đó, phiên bản sửa đổi bổ sung sử dụng lại các nội dung của tiêu chuẩn cũ và bổ sung thêm phần phụ lục K. Phần phụ lục K, L trong tiêu chuẩn cũ chuyển tương ứng chuyển thành Phụ lục L, M trong tiêu chuẩn mới và những nội dung nào có đề cập đến nội dung Phụ lục K, L trong tiêu chuẩn cũ cũng sẽ có sự hiệu chỉnh lại cho hợp lý trong tiêu chuẩn mới.
Giới thiệu tiêu chuẩn ISO/IEC 15444-11
Tiêu chuẩn này định nghĩa tập các công cụ và các phương pháp để đạt được sự truyền dẫn hiệu quả hình ảnh JPEG 2000 phần 1 (muốn nói đến ảnh mã hóa theo chuẩn ISO/IEC 15444-1) qua môi trường truyền dẫn/lưu trữ dễ xảy ra lỗi. Mục tiêu chính của tiêu chuẩn
này là các ứng dụng không dây, mặc dù các công cụ tương tự khác cũng có thể được sử dụng nhưng đều dễ xảy ra lỗi.
Đặc trưng của các mạng không dây là thường xuyên xảy ra lỗi truyền dẫn, do đó có nhiều hạn chế trong truyền dẫn hình ảnh kỹ thuật số. Từ khi JPEG 2000 cung cấp phương pháp nén hiệu quả, mở ra một triển vọng cho các ứng dụng đa phương tiện khơng dây. Thêm vào đó, do tính mở rộng cao, JPEG 2000 cho phép dải chất lượng dịch vụ rộng đối với các nhà mạng. Tuy nhiên, để phù hợp với các ứng dụng đa phương tiện không dây, JPEG 2000 cần phải có khả năng chống lỗi đường truyền hiệu quả.
ITU-T Rec. T.800 | ISO/IEC 15444-1 cũng định nghĩa công cụ kháng lỗi để cải thiện hiệu suất trên các kênh nhiễu. Tuy nhiên, những cơng cụ này chỉ có thể phát hiện sự xuất hiện của lỗi trong dịng bít, che dấu các dữ liệu sai và tái đồng bộ bộ giải mã. Cụ thể hơn, chúng không thể sửa lỗi truyền dẫn. Hơn nữa, những công cụ này không sử dụng tiêu đề phần khối ảnh và tiêu đề chính, đó là những phần quan trọng nhất của dịng mã. Vì những lý do này nên chúng không hiệu quả trong trường hợp truyền dẫn khơng dây.
Với mục đích mang lại hiểu quả truyền dẫn trong môi trường truyền dẫn hoặc lưu trữ dễ xảy ra lỗi, tiêu chuẩn này định nghĩa các cơ chế bổ sung cho việc phát hiện và sửa lỗi. Những cơ chế này mở rộng thêm các thành phần trong hệ thống mã hóa nịng cốt được miêu tả trong ITU-T Rec. T.800 | ISO/IEC 15444-1.
Tiêu chuẩn này không được gắn kết với một mạng hoặc một giao thức truyền tải cụ thể, nhưng cung cấp một giải pháp chung để truyền dẫn hiệu quả các ảnh JPEG 2000 trên các kênh và các mạng dễ xảy ra lỗi. JPWL sẽ hoạt động bình thường ở mức ứng dụng. Tuy nhiên, nếu phù hợp, các cơng cụ JPWL có thể được sử dụng để truyền dẫn trực tiếp các ảnh trên kênh lớp vật lý.
Sở dĩ tránh được các lỗi khi truyền dẫn trong môi trường không dây hơn so với tiêu chuẩn cốt lõi (JPEG 2000 Phần 1) là do bổ sung thêm các khối chức năng như bộ Mô tả độ nhạy lỗi, Khối bảo vệ lỗi. Được minh họa như hình dưới đây:
Hình 7. Bộ mã hóa và giải mã JPWL 4. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn được biên soạn theo phương pháp chấp thuận có sửa đổi theo tiêu chuẩn quốc tế. Nội dung tiêu chuẩn quốc tế được chuyển thành nội dung tiêu chuẩn theo hình thức chấp thuận áp dụng, phù hợp với thông tư 03/2011/TT-BTTTT ngày 04/01/2011 của Bộ Thông tin và Tuyến thông và phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1-2:2008 về hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn.