Nghĩa vụ của Cơng ty cổ phần Bảo Tồn với tư cách là bên đại lý bán hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý thƣơng mại – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần bảo toàn (Trang 31 - 33)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3. Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên tạ

2.3.2. Nghĩa vụ của Cơng ty cổ phần Bảo Tồn với tư cách là bên đại lý bán hàng

- Cơng ty cổ phần Bảo Tồn chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh hợp

pháp, có nghĩa vụ bán hàng hóa cho khách hàng theo giá hàng hóa do bên giao đại lý ấn định. Bên giao đại lý có quyền ấn định giá bán hàng hóa cho bên đại lý bán hàng hóa, Cơng ty cổ phần Bảo Tồn phải có nghĩa vụ bán đúng giá cho bên thứ ba theo đúng giá đã được bên giao đại lý ấn định. Nghĩa là bên Cơng ty cổ phần Bảo Tồn phải có nghĩa vụ tn thủ mà khơng được tự ý nâng hoặc giảm giá bán hàng hóa mà bên giao đại lý đã thơng báo trước. Sau khi thực hiện dịch vụ đó, cơng ty phải có nghĩa vụ giao nhận tiền với bên giao đại lý theo đúng thỏa thuận.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 và Khoản 2 Điều 9 Luật Cạnh tranh 2004 thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp mà bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên trừ các trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Điều 10 Luật Cạnh tranh 2004. Thảo thuận ấn định giá theo quy định tại Điều 14 Nghị định 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh là áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng, tăng hoặc giảm giá ở mức cụ thể, áp dụng thức tính giá chung….Việc các bên đại lý nhận hàng hóa của bên giao đại lý để thực hiện việc bán hàng hóa cho bên giao đại lý còn bên giao đại lý ấn định giá bán hàng hóa cho bên đại lý phải tuân thủ đặc thù quan hệ đại lý bán hàng hóa. Tuy nhiên, Luật Thương mại 2005 và Luật Cạnh tranh 2004 khơng có sự thống nhất trong quy định về quyền ấn định giá của bên giao đại lý. Nếu căn cứ vào Luật Cạnh tranh thì việc ấn định giá của bên giao đại lý cho nhiều bên đại lý là một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể bị cấm. Chính vì vậy gây khó khăn khi bên giao đại lý thực hiện quyền ấn định giá bán hàng hóa của mình cũng như Cơng ty cổ phần Bảo Tồn phải tuân thủ một việc ấn định giá bán của bên giao đại lý trong khi nó có thể bị cấm vì có thể là một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2004. Thiết nghĩ pháp luật cần có quy định cụ thể và nhanh chóng sửa đổi Luật Cạnh tranh theo hướng phù hợp hơn với quy định của Luật Thương mại 2005.

- Cơng ty cổ phần Bảo Tồn có nghĩa vụ thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý và thanh toán tiền hàng cho bên giao đại lý đầy đủ và đúng hạn. Đây là nghĩa vụ rất quan trọng của bên đại lý hay nó là một nghĩa vụ mà bên Cơng ty cổ phần Bảo Toàn cần phải quan tâm để thực hiện cho đúng như trong thỏa thuận của hợp đồng đại lý trước đó. Vì đây là đại lý bán hàng nên bên Cơng ty cổ phần Bảo Tồn có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán cho bên giao đại lý. Trong quan

hệ đại lý đây là khâu quan trọng và rất hay phát sinh tranh chấp có liên quan bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của cả bên đại lý và bên giao đại lý.

Hai bên đại lý và bên giao đại lý thỏa thuận về thời hạn thanh tốn, nếu khơng có thỏa thuận cụ thể về thời hạn thanh toán trong hợp đồng đại lý thương mại thì áp dụng thời hạn thanh tốn theo quy định tại Điều 176 LTM 2005 : Việc thanh toán tiền hàng được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc bán được một khối lượng hàng hóa nhất định, nếu các bên khơng có thỏa thuận khác. Trên thực tế, trong hợp đồng đại lý các bên thường thỏa thuận, bên đại lý bán hàng phải thanh toán tiền bán hàng sau một thời hạn nhất định kể từ khi nhận hàng không phụ thuộc vào việc hàng hóa đó có bán được hay khơng, do đó nếu tình hình kinh doanh của bên đại lý gặp khó khăn, hàng chưa bán được dẫn đến bên đại lý thanh tốn khơng đúng hạn và tranh chấp giữa hai bên rất dễ phát sinh. Do đó, các bên cần phải thỏa thuận rằng, trong một thời hạn nhất định bên đại lý phải thanh toán tiền cho bên giao đại lý tương ứng với số lượng hàng hóa đã bán được cho khách hàng. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam việc thanh toán bên đại lý chỉ được thực hiện trong thời gian hợp đồng đại lý có hiệu lực. Như vậy, nếu có sự thỏa thuận cụ thể giữa hai bên Cơng ty cổ phần Bảo Tồn và bên giao đại lý giống như trên thì thiết nghĩ quan hệ đại lý sẽ được bền vững hơn nhiều.

- Cơng ty cổ phần Bảo Tồn chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý, có trách nhiệm kịp thời và thường xuyên trao đổi, thông báo, phản ánh cho bên giao đại lý biết về sản phẩm tiêu thụ, giá cả thị trường, ý kiến của khách hàng đối với chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Quy định này cho thấy sự ràng buộc, lệ thuộc chặt chẽ của bên đại lý vào bên giao đại lý. Đây là một điểm quan trọng làm đại lý mua hàng hóa khác với ủy thác mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, quy định này trên thực tế đã nảy sinh nhiều bất cập khiến cho các đại lý như Cơng ty cổ phần Bảo Tồn khốn đốn trong q trình bán hàng hóa khi bên giao đại lý tham gia vào giữa và trở thành một bên của quan hệ đại lý mới. Như vậy, Cơng ty cổ phần Bảo Tồn phải báo cáo mọi vấn đề liên quan đến hoạt động đại lý của mình cho bên giao đại lý và đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý. Đây là nghĩa vụ bắt buộc đại lý nào cũng phải thực hiện mà bên đại lý khơng thể viện dẫn một điều gì nhằm trốn tránh nghĩa vụ.

- Bên đại lý thực hiện việc thống kê và báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm cho bên giao đại lý trước ngày 05 hàng tháng bằng văn bản, nhằm tạo thuận lợi cho bên giao địa lý khảo sát thị trường và thi hành chính sách khuyến mãi.

- Phối hợp với bên giao đại lý trong việc quảng cáo, khuyến mãi tiêu thụ sản phẩm và sử dụng catalogue, hàng mẫu trong phạm vi cho phép.

- Không được bán hàng vượt tuyến, nếu bị phát hiện sẽ không được hưởng các chính sách ưu đãi, tiền thưởng hoặc tạm ngưng giao hàng hoặc ngừng hợp đồng hoặc bị phạt theo mức phạt do bên giao đại lý quy định.

- Phải đảm bảo 80% doanh số trở lên tại Hà Tĩnh phát sinh từ phân phối của bên đại lý, phục vụ ít nhất 80% cửa hàng tại khu vực.

- Phải có nhân viên thị trường phục vụ cửa hàng tại khu vực. Nếu bán hàng cho cơng trình mà cửa hàng đã báo giá thì khơng được hạ giá cạnh tranh với cửa hàng, khiến cho giá thị trường bất ổn và dẫn đến việc cửa hàng kiến nghị. Phải có nhân viên bảo trì phụ trách phục vụ hậu mãi và xử lý bảo hành đơn giản để phục vụ cho thị trường mà bên đại lý chịu trách nhiên phân phối hàng hóa.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý thƣơng mại – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần bảo toàn (Trang 31 - 33)