Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong thờ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm đá ốp lát của công ty cổ phần đồng tiên (Trang 45)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:

2.3. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong thờ

thời gian qua trên địa bàn huyện Ba Vì

2.3.1. Những thành tích đạt được

Thơng qua chương trình cho vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, tuyển lao động cho các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, trong năm 2014, toàn huyện đã giải quyết việc làm cho 7500 lao động, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong đó, xuất khẩu lao động 384 người; tuyển lao động cho các doanh nghiệp trong và ngoài

huyện 2.500 người. Giải quyết việc làm qua vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm 900 lao động. Tuy nhiên, giải quyết việc làm tại chỗ vẫn là chủ yếu với 3716 lao động. Hiện nay, ngành LĐ-TB&XH đang phối hợp với các ngành chức năng, huyện, thành phố triển khai các giải pháp cụ thể để thực hiện công tác giải quyết việc làm cho người lao động trong năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn với vai trị là cơng cụ của các cấp chính quyền trong thực hiện chương trình, mục tiêu xóa đói giảm nghèo (XĐGN), giải quyết việc làm (GQVL), an sinh xã hội; luôn nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc tham mưu cho các cấp chính quyền về các vấn đề này. Đặc biệt, với Đề án giải quyết việc làm cho người lao động huyện Ba Vì giai đoạn 2011- 2014, trong những năm qua, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tập trung triển khai khá tích cực. Theo đó, đơn vị đã giải ngân cho chương trình GQVL 594 tỷ đồng, góp phần tạo việc làm cho 15071 lao động, dự nợ 63 tỷ đồng với 2124 dự án và 3.353 hộ gia đình.

Cùng với thực hiện chương trình GQVL để tạo việc làm cho người lao động̉, ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai một số chương trình tín dụng khác góp phần giải quyết việc làm cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. NHCSXH đã giải ngân 560 tỷ đồng cho gần 3865 hộ nghèo vay. Bên cạnh đó, chương trình cho vay xuất khẩu lao động 1,6 tỷ đồng có 102 hộ vay; cho gần 18.000 học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn vay 224 tỷ đồng đã góp phần giải quyết việc làm có chất lượng và bền vững. Đây cũng là cơ sở để NHCSXH góp phần cùng huyện thực hiện tốt Đề án giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp huyện giai đoạn 2010 – 2015.

2.3.2. Những hạn chế về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trênđịa bàn huyện trong thời gian qua địa bàn huyện trong thời gian qua

- Về việc làm của lao động huyện Ba Vì thì chủ yếu dựa vào sản xuất nơng nghiệp lạc hậu, sự mất cân đối giữa cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế gây ra tình trạng thiếu thừa lao động giả tạo.

- Khi phân tích thực trạng việc làm của lao động ta thấy, sự chuyển dịch cơ cấu lao động cịn chậm, thiếu đồng bộ, trình độ văn hóa cũng như chun mơn của người lao động rất hạn chế.

- Trong quá trình giải quyết việc làm cho người lao động thì cơng tác đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được cả về nội dung và cơ sở vật chất, cho nên người lao động vẫn chưa khai thác được cơ hội tìm kiếm việc làm.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên

- Lao động làm trong nơng nghiệp là chủ yếu, tình trạng thời gian nhàn rỗi không chuyển sang làm ở khu vực kinh tế cơng nghiệp , dịch vụ để có việc làm tăng thu nhập mà họ lại ở nhà nên tình trạng thừa lao động ở khu vục nơng nghiệp nhưng lại thiếu lao động ở khu vực công nghiệp và dịch vụ đã xảy xa, gây khó khăn cho cơng tác giải quyết việc làm trên địa bàn huyện.

- Sự yếu kém về chất lượng lao động nông nghiệp là do lao dộng bỏ học sớm để đi tìm việc làm mưu sinh và bỏ học lập gia đình sớm. Điều này ảnh hưởng đến vấn đề tìm kiếm việc làm trong tương lai.

- Công tác đánh giá cũng như tuyên truyền cho người lao động nông nghiệp theo học các lớp đào tạo nghề còn yếu, cán bộ giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó thì, người lao động nơng nghiệp quen với việc đồng áng, chăn ni dẫn đến tình trạng lười đi tìm việc do khơng có việc nào phù hợp, nghĩ mình sẽ khơng làm được và nhà tuyển dụng cũng sẽ khơng chọn mình.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 3.1. Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp

3.1.1. Bối cảnh trong nước về lao động và việc làm

- Nguồn nhân lực nước ta:

Về số lượng nguồn lao động: Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, nước ta có trên 62,35 triệu người trong độ tuổi lao động trên tổng số gần 90,5 triệu người (chiếm 68,9%) đứng thứ 3 ở Đơng Nam Á (sau In-đơ-nê-xi-a và Phi-líp-pin) và đứng thứ 13 trên thế giới về quy mô dân số. Số người trong độ tuổi từ 20 đến 39 khoảng 30 triệu người, chiếm 35% tổng dân số và chiếm 61% lực lượng lao động, đây là lực lượng có thể tham gia xuất khẩu lao động. Sức trẻ là đặc điểm nổi trội, là tiềm năng nguồn nhân lực Việt Nam, là yếu tố rất thuận cho việc tuyển chọn lao đơng đi làm việc ở nước ngồi.

Về chất lượng nguồn lao động: Trong tổng số 62,35 triệu người trong độ tuổi lao động, chỉ có 9,3 triệu người đã được đào tạo, chiếm 14,9% lực lượng lao động. Trong số những người đang theo học ở các trường chun nghiệp trên tồn quốc thì tỷ lệ người đang theo học trình độ sơ cấp là 1,7%, trung cấp 20,5, cao đẳng 24,5% và Đại học trở lên là 53,3%. Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta rất thấp, cụ thể là 86,7% dân số trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, đáng chú ý hơn là khu vực nông thôn, nơi phần lớn người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngồi thì tỷ lệ lao động chưa được đào tạo chiếm 92%. Như vậy, đội ngũ lao động của ta trẻ và dồi dào nhưng chưa được trang bị chuyên môn, kỹ thuật.

- Việc làm:

Trong tổng số lao động đang làm việc của cả nước có 70,6% lao động đang sinh sống tại khu vực nông thôn và lao động nữ chiếm 48,7%. Trong đó Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tương ứng 22,2%và 19,4% số người có việc làm của cả nước. Tỷ số việc làm trên dân số của năm 2014 đạt 76,2%, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ số việc làm trên dân số giữa thành thị và nông thôn. Đến thời điểm 1/7/2014, cả nước có 1140,2 nghìn người thiếu việc làm và 876,1 nghìn người thất nghiệp trong tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, có tới 86,3% người thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nông thôn và 55% người thiếu

việc làm là nam giới. Có 54,9% số người thất nghiệp sinh sống ở khu vực thành thị và 54,8% người thất nghiệp là nam giới. Năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (3,26%) cao hơn nơng thơn (1,2%), và có sự chênh lệch khơng đáng kể về tỷ lệ thất nghiệp giữa nam và nữ. Trong khi đó, số người thiếu việc làm từ 15-24 tuổi chỉ chiếm 19,7% trong tổng số người thiếu việc làm. Thất nghiệp thanh niên đang trở thành vấn đề quan tâm của xã hội, thanh niên được xem là một trong những nhóm lao động dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động trên thị trường lao động.

3.1.2. Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp của huyện đến năm 2020

- Từ nay đến năm 2020, bình quân mỗi năm huyện Ba Vì giải quyết việc làm cho khoảng 5.000 lao động, chủ yếu là thanh niên ở các thôn, buôn vùng nông thôn. Năm 2015, tại Huyện, tỷ lệ lao động qua đào tạo sẽ đạt 37% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 30%; đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 51% và tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 42%.

- Đào tạo nông dân, lao động nông thơn chun nghiệp: Đào tạo nơng dân có trình độ kỹ năng về kỹ thuật, thị trường, tổ chức sản xuất. Ưu tiên tập trung hỗ trợ đào tạo nông dân của các ngành hàng chủ lực, nông dân của các vùng sản xuất trọng điểm quy hoạch; lao động trong trang trại, gia trại; lao động trong doanh nghiệp nông nghiệp, thành viên hợp tác xã. Đào tạo, nâng cao năng lực chủ các cơ sở sản nông nghiệp quy mô lớn: các chủ trang trại, gia trại, hợp tác xã, doanh nghiệp vi mô về kỹ năng quản trị cơ sở sản xuất (tài chính, lao động, quy trình kỹ thuật,…).

- Thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư vào nơng nghiệp: Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung hỗ trợ thực hiện quy hoạch; bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu; ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lâu dài cho nông dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp định hướng xuất khẩu sản phẩm; ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư đầu tư vào kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp (chế biến nông sản, thương mại nông sản); nghiên cứu xây dựng khu thương mại, hỗ trợ cho công nghiệp chế biến; xây dựng các khu chế biến nông sản tập trung nhằm tận dụng lợi thế vị trí địa lý.

3.2. Một số giải pháp về chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp của huyện Ba Vì

3.2.1. Đẩy mạnh cơng tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề vớisử dụng lao động sử dụng lao động

3.2.1.1. Công tác hướng nghiệp

Hướng người lao động tham gia vào nghề làm nón, đây là một nghề rất thích hợp với đặc điểm của lao động nơng nghiệp là mang tính thời vụ. Người lao động có thể mang về làm tại nhà (khốn theo sản phẩm), khi nào rảnh có thể làm mà không sợ ảnh hưởng tới những cơng việc khác. Ngồi ra, chính quyền huyện cũng đang đẩy mạnh việc nhận may gia công quần áo cho các công ty, doanh nghiệp cho người lao động.

Những cơng việc này khơng u cầu trình độ chun mơn kỹ thuật cao, lao động nơng nghiệp hồn tồn làm được trong khoảng thời gian nhàn rỗi của mình.

3.2.1.2. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề

- Đối với nghề làm nón, người lao động có thể đến thơn Liễu Châu, Phú Xun, Phong Châu để học nghề. Đây là 3 cơ sở làm nón nổi tiếng, uy tín trên địa bàn huyện, tập trung những người có tay nghề cao, họ đã phổ biến kinh nghiệm, đào tạo cho hàng nghìn người, góp phần to lớn trong cơng cuộc tự tạo việc làm tại chỗ cho lao động.

- Nghề may gia công, người lao động cũng có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước truyền lại, bên cạnh đó thì doanh nghiệp, cơng ty phối hợp với địa phương, xã để mở các cơ sở, các lớp đào tạo cho lao động.

3.2.1.3. Chính sách đào tạo nghề

Nghề làm nón được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, những người đi trước sẽ truyền lại kinh nghiệm cho những người đi sau, nhưng chủ yếu là những người phụ nữ tham gia vào cơng việc này vì phải cần đến những bàn tay khéo léo của họ để tạo ra những chiếc nón xinh xắn, bền đẹp và họ cũng chính là những người tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động có tay nghề cao, thợ lành nghề về giảng dạy trong các lớp học may, luôn luôn phải điều chỉnh dự báo và cung cấp thông tin về số lượng lao động đăng kí tham gia các lớp học để cho người đào tạo có thể điều chỉnh kế hoạch, nội dụng và chương trình đào tạo.

3.2.2. Giải pháp cho vay vốn giải quyết việc làm

- Có chính sách phù hợp cho người dân vay vốn để phát triển cơ sở làm nón, khi có vốn thì chủ cơ sở sẽ mở rộng quy mô sản xuất, quảng cáo, giới thiệu mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường đổi mới mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, từ đó thu hút thêm nhiều lao động tham gia góp phần tạo cơng ăn việc làm cho người dân.

- Mặt khác, phân phối sử dụng vốn hợp lý, tránh đầu tư dàn trải. Nên đầu tư vào các ngành trọng điểm để đẩy mạnh ngành nghề có tiềm năng phát triển, giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động.

- Tăng nguồn vốn vay trung hạn, dài hạn hỗ trợ cho nhân dân, đặc biệt là lao động nơng nghiệp trong qua trình tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nông thôn.

3.2.3. Phát triển sản xuất trong nông thôn để thu hút lao động

3.2.3.1. Đẩy mạng chuyển, dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

- Ưu tiên vốn đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất, coi trọng công nghiệp chế biến, nhất là công nghiệp chế biến nông sản như: chế biến chè, chè búp,…

- Cần chú trọng đúng mức đến công tác khuyến nông, khuyến công. hướng dẫn kỹ thuật cho người dân nhằm nâng cao năng suất lao động, giải quyết việc làm cho lao động nơng nghiệp.

- Mở rộng các loại hình dịch vụ, dịch vụ bưu điện đến các thôn, xã, dịch vụ sủa chữa các loại máy móc, dịch vụ vận tải,...

3.2.3.2. Phát triển các ngành nghề trong nông thôn

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống.

- Du nhập các nghề mới sử dụng nhiều lao động có thị trường tiêu thụ để tạo việc làm mới cho lao động nông nghiệp.

- Phát triển các hiệp hội ngành nghề như: hội làm vườn, hội trồng cây cảnh, hội chăn ni bị sữa,…

- Phát triển kinh tế trang trại, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.2.3.3. Phát triển các khu công nghiệp

- Đầu tư, kêu gọi đầu tư phát triển các khu cơng nghiệp ở huyện Ba Vì.

- Ưu tiên và bố trí mạnh vốn ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng trong và ngồi hàng rào các khu cơng nghiệp. Quy hoạch các khu vực phát triển cơng nghiệp để các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng triển khai một cách đồng bộ.

- Ban hành chính sách đầu tư hấp dẫn, cài cách thủ tục hành chính để thực sự tạo cơ chế “ một cửa, tại chỗ”, để giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà, tạo thuận lợi và sự yên tâm cho các nhà đầu tư.

3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động

- Mở rộng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của

huyện, các doanh nghiệp lớn trong nước để có được những hợp đồng tốt cho người lao động nông nghiệp.

- Coi trọng đào tạo nghề cho người lao động phục vụ chương trình xuất khẩu lao động. Huyện đẩy mạnh dịch vụ tư vấn cho người lao động trong vấn đề xuất khẩu lao động, hỗ trợ cho người tham gia xuất khẩu lao động như vay vốn, dạy ngoại ngữ.

3.2.5. Một số giải pháp khác

3.2.5.1. Thực hiện chiến lược phát triển dân số

- Giảm tỷ lệ người ăn theo, thơng qua đó tăng thu nhập bình qn đầu người. - Tăng tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư, từ đó có khả năng đầu tư mở rộng cho cầu lao động.

3.2.5.2. Kiểm soát việc di chuyển dân cư theo chiến lược phát triển

- Di dân có kế hoạch tại các xã có mật độ dân số đơng đến những xã khác có lợi thế về đất canh tác.

- Đối với các chương trình di dân có tổ chức cần đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, đường xá, điện, đường, trường, trạm,…ở những nơi tiếp nhận người dân di cư, giải

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm đá ốp lát của công ty cổ phần đồng tiên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)