Xuất 1: “ Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho”

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần quốc tế việt hoa (Trang 37)

2. Các đề xuất, kiến nghị về kế toán kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty

2.1 xuất 1: “ Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho”

* Phương pháp lập dự phòng.

- Dự phịng giảm giá hàng tồn kho được lập khi giá trị thuần có thể thực hiện

được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc và được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Tài khoản phản ánh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho : TK 139.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn là giá bán ước tính của

hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hồn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí

liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối kỳ kế toán năm khi lập báo cáo tài chính. Khi lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng các quy định của Chuẩn mực kế tốn “Hàng tồn kho” (VAS 02) và thơng tư 228/2009/TT-BTC . Việc lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng thứ vật tư, hàng hố, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dỡ dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng thứ vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dỡ dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cho niện độ kế tốn tiếp theo:

- Mức trích lập dự phịng tính theo cơng thức sau:

Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa = Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn

kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính * (Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho)

+ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế tốn trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi

tăng giá vốn hàng bán.

+ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế tốn năm nay nhỏ hơn khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế

tốn thì số chênh lệch nhỏ hơn được hồn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá

vốn hàng bán.

* Phương pháp kế tốn dự phịng giảm giá hàng tồn kho.

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 159

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 159

Bên Nợ:

Giá trị dự phịng giảm giá hàng tồn kho được hồn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.

Bên Có:

Giá trị dự phịng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Số dư bên Có:

Giá trị dự phịng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ. - Phương pháp hạch toán kế toán:

Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 159 - Dự phịng giảm giá hàng tồn kho.

Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:

+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế tốn năm nay nhỏ hơn khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế tốn năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, ghi:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho). - Chứng từ sử dụng:

+ Hóa đơn chứng từ phản ánh giá gốc của hàng tồn kho được lập dự phòng. + Biên bản kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm lập dự phòng.

+ Bảng tổng hợp mức lập dự phòng.

+ Bằng chứng tin cậy về giá bán ước tính hàng tồn kho được lập dự phòng.

2.2 Đề xuất 2: “ Lập dự phòng nợ phải thu khó địi”

* Phương pháp lập dự phịng.

- Căn cứ lập dự phịng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các

khoản nợ phải thu khó đòi (Khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,. . . nên khơng hoặc khó có khả năng thanh tốn, đơn vị đã làm thủ tục địi nợ nhiều lần vẫn không thu được nợ).

- Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó địi theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành.

Đối với nợ phải thu q hạn thanh tốn, mức trích lập dự phịng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự khơng cịn khả năng thanh tốn thì doanh nghiệp có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng hoặc xố những khoản nợ phải thu khó địi trên sổ kế tốn. Nếu làm thủ tục xố nợ thì đồng

thời phải theo dõi chi tiết ở TK 004 “Nợ khó địi đã xử lý” (Tài khoản ngồi Bảng Cân đối kế tốn). Việc xố các khoản nợ phải thu khó địi phải được sự đồng ý của Hội đồng quản trị doanh nghiệp và cơ quan quản lý tài chính (Nếu là doanh nghiệp Nhà nước) hoặc cấp có thẩm quyền theo quy định trong điều lệ doanh nghiệp. Số nợ này được theo dõi trong thời hạn quy định của chính sách tài chính, chờ khả năng có điều kiện thanh tốn số tiền thu được về nợ khó địi đã xử lý. Nếu sau khi đã xố nợ, khách hàng có khả năng thanh tốn và doanh nghiệp đã đòi được nợ đã xử lý (Được theo dõi trên TK 004 “Nợ khó địi đã xử lý”) thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào Tài khoản 711 “Thu nhập khác”.

* Phương pháp kế tốn dự phịng nợ phải thu khó địi.

- Tài khoản phản ánh: TK 139

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 139.

Bên Nợ:

Hồn nhập dự phịng phải thu khó địi; Xố các khoản nợ phải thu khó địi.

Bên Có:

Số dự phịng phải thu khó địi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Số dư bên Có:

Số dự phịng các khoản phải thu khó địi hiện có cuối kỳ. - Phương pháp hạch toán kế toán:

+ Cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (đối với doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là khơng chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó địi), kế tốn tính, xác định số dự phịng nợ phải thu khó địi cần trích lập hoặc hồn nhập. Nếu số dự phịng nợ phải thu khó địi cần trích lập ở kỳ kế tốn này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó địi đã trích lập ở kỳ kế tốn trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch tốn vào chi phí, ghi

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 - Dự phịng phải thu khó địi.

+ Nếu số dự phịng phải thu khó địi cần trích lập ở kỳ kế tốn này nhỏ hơn số dự phịng phải thu khó địi đã trích lập ở kỳ kế tốn trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hồn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phịng phải thu khó địi

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hồn nhập dự phịng phải thu khó địi).

+ Các khoản nợ phải thu khó địi khi xác định thực sự là khơng địi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó địi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xố nợ về các khoản nợ phải thu khó địi, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phịng phải thu khó địi (Nếu đã lập dự phịng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phịng)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 138 - Phải thu khác.

Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó địi đã xử lý” (Tài khoản ngồi Bảng Cân đối kế tốn).

+ Đối với những khoản nợ phải thu khó địi đã được xử lý xố nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,. . .

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 “Nợ khó địi đã xử lý” (Tài khoản ngồi Bảng Cân đối kế tốn).

+ Các khoản nợ phải thu khó địi có thể được bán cho Cơng ty mua, bán nợ. Khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản ánh trên Bảng Cân đối kế tốn) cho Cơng ty mua, bán nợ và thu được tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112,. . . (Số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu) Nợ TK 139 - Dự phịng phải thu khó địi (Số chênh lệch được bù đắp bằng khoản dự phịng phải thu khó địi)

Nợ các TK liên quan (Số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó địi với số tiền thu được từ bán khoản nợ và số đã được bù đắp bằng khoản dự phịng phải thu khó địi theo quy định của chính sách tài chính hiện hành)

Có các TK 131, 138,. .

* Chứng từ sử dụng:

+ Bảng kê chi tiết các khoản nợ.

+ Chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ khó thu hồi.

2.3 Đề xuất 3: “ Hạch tốn chi phí ”

Khoản chi phí bảo hành sản phẩm cần phải hạch tốn vào chi phí bán hàng, như thế mới phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ phát sinh.

Cơng ty khơng có bộ phận bảo hành hạch tốn độc lập, hơn nữa, chi phí bảo hành phát sinh khơng nhiều, nên phương pháp hạch tốn như sau:

* Nếu doanh nghiệp khơng trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, kế tốn phản ánh:

Nợ TK 6415 - Chi phí bảo hành sản phẩm Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 152, 153, 334, 338, 214, 331,…

* Nếu doanh nghiệp tiến hành trích trước chi phí bảo hành sản phẩm: - Khi lập dự phịng chi phí bảo hành sản phẩm:

Nợ TK 6415 - Chi phí bảo hành sản phẩm Có TK 352 – Dự phịng nợ phải trả

+ Khi phát sinh chi phí bảo hành thực tế, kế tốn tập hợp theo khoản mục chi phí: Nợ TK 621, 622, 627 - Tập hợp chi phí theo khoản mục

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 152, 153, 334, 338, 214, 331,…

+ Cuối kì, kết chuyển chi phí bảo hành thực tế phát sinh:

Nợ TK 154 - Chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang Có TK 621, 622, 627

+ Khi hoàn thành việc bảo hành sản phẩm và giao cho khách hàng Nợ 352 – Dự phòng nợ phải trả

Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

+ Nếu mức dự phịng nhỏ hơn chi phí bảo hành thực tế phát sinh, kế tốn trích bổ sung chi phí bảo hành:

Nợ TK 6415 - Chi phí bảo hành sản phẩm Có TK 352 – Dự phịng Nợ phải trả

Nếu dự phịng lớn hơn chi phí bảo hành thực tế phát sinh, kế tốn hồn nhập chi phí bảo hành:

Nợ TK 352 - Dự phịng nợ phải trả

Có TK 6415 - Chi phí bảo hành sản phẩm

2.4 Đề xuất 4: “ Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho từng loại mặthàng để xác định kết quả kinh doanh cho từng mặt hàng” hàng để xác định kết quả kinh doanh cho từng mặt hàng”

Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Hoa hiện nay đang kinh doanh khá nhiều mặt hàng, mỗi mặt hàng lại đem lại những kết quả kinh doanh khác nhau. Để nâng cao lợi nhuận chung, ta phải tăng lượng bán của các loại hàng hóa đem lại lợi nhuận cao hơn. Để làm được điều đó, ta phải phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho các loại hàng hóa để tính riêng lợi nhuận do từng loại mặt hàng thu được, từ đó có các kế hoạch tiêu thụ hàng hóa một cách hợp lý.

Để có thể phân bổ chi phí một cách chính xác nhất, thì phải chon tiêu chí phân bổ phù hợp với hoạt động kinh doanh của cơng ty. Tại cơng ty Việt Hoa có thể phân bổ theo tiêu thức doanh số bán hàng.

Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng hóa X =( Chi phí bán hàng cần phân bổ * Doanh thu bán mặt hàng X) / Tổng doanh thu bán hàng toàn doanh nghiệp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa X =( Chi phí quản lý doanh nghiệp cần phân bổ * Doanh thu bán mặt hàng X) / Tổng doanh thu bán hàng tồn doanh nghiệp.

Sau khi phân bổ chi phí, ta xác định kết quả kinh doanh cho từng mặt hàng để so sánh.

3. Điều kiện thực hiện các đề xuất

Để thực hiện các đề xuất như trên, kế tốn của cơng ty khi thực hiện cần tn thủ các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành. Các nhân viên cần phai trau dồi thêm kiến thức, nghiệp vụ và cập nhật thường xuyên các chế độ sửa đổi để có thể phản ánh chính xác và trung thực nhất về kết quả hoạt động của công ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần quốc tế việt hoa (Trang 37)