Nhà điều hành

Một phần của tài liệu Hệ thống xử lý nước thải Công ty liên doanh Tôn Phương Nam (Trang 33 - 35)

Nhiệm vụ: đặt 2 bơm nước thải từ bể ngầm lên bể trung hòa và tủ điện Cấu tạo: tường gạch, mái tôn.

Kích thước: LxW = 6m x 4m

IV.2. SỰ CỐ TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC

Do hệ thống còn trong thời kì vận hành thử, chưa nghiệm thu nên gặp nhiều sự cố và chưa thấy được hiệu quả xử lý của tồn hệ thống. Tuy nhiên theo kết quả thu được từ việc tiến hành thí nghiệm pilot thì mẫu nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B (đảm bảo về tiêu chuẩn xả thải).

Để thấy được những trở ngại trong công tác vận hành, chúng ta nên tìm hiểu, xem xét ở tất cả các công đoạn xử lý.

Đầu tiên là ở hệ thống bơm. Mặc dù công trình chưa nghiệm thu nhưng ở một số đoạn nối trên đường ống đẩy của một số bơm đã có hiện tượng rò rĩ như bơm nước thải bể ngầm, bơm nước thải acid, bơm bùn từ bể phản ứng. Điều này cho thấy công tác lắp đặt thiết bị chưa thực sự hiệu quả.

Ngồi ra do áp suất nước lớn các ống dẫn bơm thường xảy ra hiện tượng ồn rung. Quá trình này nếu tiếp diễn lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng hở các chân joint nối giữa các trục bơm, thậm chí có thể dẫn đến hư bơm.

Do vậy để tuổi thọ của thiết bị được nâng cao và hệ thống hoạt động hiệu quả cần thiết phải kiểm tra lại các máy bơm xảy ra hiện tượng trên và đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp. Chẳng hạn:

Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục

Nước thải rò rỉ - Hở joint nối - Hở bích

- Thay joint - Thay bích

Oàn, rung - Va chạm vào nón che, sàn công tác khi hoạt động - Aùp suất nước lớn

- Điều chỉnh lại nón che - Gia cố ống bằng các ngàm thép cố định hay lèn các vật liệu đệm cao su.

Mặt khác do phần lớn các bơm trong hệ thống là tận dụng lại bơm cũ (đã sửa chữa, làm mới) nên khó điều chỉnh lưu lượng bơm. Vì vậy khi sử dụng để bơm hóa chất, lưu lượng hố chất qua bơm lớn làm hao phí hóa chất. Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian vận hành thử, bên thi công đã tiến hành lắp thêm đường ống hồi lưu hố chất về lại bồn chứa hố chất nhằm tiết kiệm hóa chất.

Sự cố tiếp theo là bể chứa nước thải cromic.

Theo thiết kế ban đầu, bể được chia thành 2 đơn nguyên để xử lý từng mẻ. Tuy nhiên khi thi công, để thuận tiện và giảm bớt chi phí kinh tế, bể được ngăn làm 2 và thông vơi nhau bằng 1 ống dẫn. Do trong lúc thi công không để ý đến vị trí đặt ống dẫn thông giữa hai ngăn nên dẫn đến hiện tượng là ống đặt hơi cao, trong khi ống dẫn nước đầu ra chỉ đặt ở gần đáy của một ngăn. Vì thế phần nước ở bên dưới ống thông nhau của ngăn còn lại sẽ không được bơm qua bể phản ứng để xử lý. Mặt khác trong quá trình xử lý, chỉ dùng 1 bơm để bơm nước thải cromic từ bể chứa vào bể phản ứng qua cùng 1 đường ống ra nên thực tế cho thấy việc xây dựng vách ngăn như trên là hồn tồn không cần thiết. Tuy vậy không thể khắc phục sự cố trên bằng cách phá bỏ vách ngăn vì kết cấu được làm bằng thép phủ composit, xử lý rất khó. Do đó cần phải khoan một lỗ thông khác ở vị trí gần đáy để cho nước tràn qua dễ dàng.

Ơû bể phản ứng và lắng trong công đoạn xử lý nước thải cromic, sự cố gặp phải ở cánh khuấy. Cánh khuấy trong bể quay với tốc độ 150 vòng/phút. Cánh khuấy có khả năng khuấy trộn cao, tuy nhiên do tốc độ quay quá lớn nên xảy ra hiện tượng nước trong bể phản ứng văng cả ra bên ngồi. Hiện tượng này xảy ra càng nhiều khi lượng nước chứa trong bể chưa ngập cánh khuấy. Điều cần thiết để ngăn ngừa tình trạng trên là khi tiến hành xử lý nên bơm nước thải cromic vào bể phản ứng với lượng nước vừa đủ ngập cánh khuấy (cũng không được quá đầy vì như thế cũng sẽ làm nước trong bể bắn ra ngồi). Mặt khác, do trục quay cánh khuấy lắp đặt không khớp với động cơ bên trên nên khi động cơ hoạt động, trục quay quay không ổn định, rung và gây ồn lớn. Tình trạng này kéo dài sẽ làm hư hỏng trục quay, do đó cần phải điều chỉnh lại các khớp nối.

Một điều quan trọng nữa khi tiến hành xử lý ở bể phản ứng là do không có hệ thống điều chỉnh pH tự động nên việc định lượng lượng hóa chất thêm vào để có được khoảng pH cần thiết cho việc xử lý gặp nhiều khó khăn. Cách vận hành như hiện nay ở công trình vẫn chỉ là việc làm thủ công: phải thường xuyên đo pH trong nước thải để xác định lượng hóa chất cho vào. Điều này không những làm hao phí hóa chất, gây khó khăn cho công tác vận hành mà còn làm hạn chế hiệu quả xử lý của hệ thống.

Sau khi trung hòa pH, nước thải tự chảy sang bể lắng. Nước trong sau lắng sẽ tràn qua máng răng cưa đi vào máng thu nước. Nhưng do máng gắn thấp nên nước tràn qua nhanh làm mất tác dụng phân phối đều nước của máng răng cưa. Đối với trường hợp này cách giải quyết là điều chỉnh lại cao độ của máng răng cưa cho phù hợp.

Ơû khâu xử lý bùn cặn, lúc đầu ống phân phối bùn được lắp đặt sát bề mặt lớp cát trên sân, nhưng khi thử nghiệm thấy rằng làm như vậy sẽ không phân phối đều trên tồn bề mặt. Vì vậy cũng đã tiến hành khắc phục sự cố trên bằng cách nâng ống phân phối lên cao khoảng 0,5m để phân phối đều bùn cặn về hai bên sân phơi bùn.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Hệ thống xử lý nước thải Công ty liên doanh Tôn Phương Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w