Tổng quan về công ty CP Carbon Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán nguyên vật liệu tại công ty cỗ phần carbon việt nam (Trang 30)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.1.1. Tổng quan về công ty CP Carbon Việt Nam

2.1.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty

- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Carbon Việt Nam. - Tên công ty viết tắt: Carboncor VN

- Tên Tiếng Anh : VIETNAM CARBON CORPORATION - Tên viết tắt : CARBONCOR VIETNAM.CORP.

- Địa chỉ trụ sở:

+ VP đại diện tại Hà Nội : Ơ 110; Lơ TT2; Khu TĐC 7.3&8.1, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm (Tịa nhà Carboncor; Ngõ 70 Đường Nguyễn Hồng; Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội)

+ VP đại diện tại TP. HCM :Số 86/5 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.

+ Nhà Máy 1 : Lô 2B, cụm CN Nam Châu Sơn, TP. Phủ Lý, Hà Nam.

+ Nhà Máy 2 : Số 2, đường số 1 KCN Thạnh Phú, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

- Mã số văn phòng đại diện : 0103933921-001 - Điện thoại: (04).3795.8528

- Fax: (04).3795.8526

- Email : Info@carboncor.com.vn - Website : Carboncor.com.vn

- Số đăng ký kinh doanh: 0103933921, đăng ký lần đầu ngày 03 tháng 06 năm 2009; đăng ký thay đổi lần 9 ngày 17 tháng 06 năm 2015.

- Vốn điều lệ : 100.000.000.000 đồng. ( Một trăm tỷ đồng ) - Mệnh giá cổ phần : 10.000 đồng.

2.1.1.2. Q trình hình thành và phát triển

Ngày 28/8/2011, Cơng ty CP Carbon Việt Nam đã tổ chức khánh thành Nhà máy Carbon Việt Nam (Lô A - Cụm công nghiệp Nam Châu Sơn - TP Phủ Lý - Hà Nam). Phát biểu tại buổi lễ, Bà Trần Thu Hiền - Tổng giám đốc Công ty CP Carbon Việt Nam cho biết: “Việc khánh thành Nhà máy Carbon Việt Nam và khởi động dây chuyền sản xuất công nghệ mới carboncor asphalt được kỳ vọng là sẽ tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực xây dựng đường giao thơng”.

Cơng ty CP Carbon Việt Nam đã tìm kiếm và đưa vào Việt Nam công nghệ rải mặt đường mới hết sức ưu việt. Công nghệ nhựa đường carboncor asphalt do Công ty Carboncor (Nam Phi) phát minh, sáng chế và đã được ứng dụng tại 30 quốc gia trên thế giới. Đây là một công nghệ mới - được đánh giá thân thiện với môi trường. Vật liệu carboncor asphalt sử dụng cơng nghệ khơng khói, khơng nhiệt với 3 thành phần: đá, sít than sau sàng (rác than) cùng với nhũ tương đặc biệt. Liên kết dính bám và cường độ của carboncor asphalt được hình thành do phản ứng hóa học dưới tác dụng của nhũ tương đặc biệt và nguyên tử carbon trong rác than, liên kết hóa học này làm cho vật liệu carboncor asphalt liên kết thành một khối bền vững với nền đường, đảm bảo chất lượng cao cho những con đường.

Sau khi tiến hành nghiên cứu kỹ công nghệ carboncor asphalt, Công ty CP Carbon Việt Nam kết hợp với Viện Khoa học Công nghệ - Giao thông Vận tải đã tiến hành rải thử nghiệm một số tuyến đường ở nước ta và đều đạt kết quả tốt. Đến ngày 26/5/2009, Bộ Giao thơng Vận tải đã chính thức ra quyết định cho phép sử dụng vật liệu carboncor asphalt trong xây dựng, duy tu và sửa chữa kết cấu áo đường ở Việt Nam.

Đến nay đã có hơn 60 tỉnh thành trên cả nước đã ứng dụng, sử dụng vật liệu Carboncor Anphalt trong việc thi công dải thảm mặt đường, cũng như duy tu sửa chữa hàng năm. Mang lại hiệu quả kinh tế cũng như chất lượng, tiết kiệm thời gian, chi phí so với các loại kết cấu áo đường khác.Việc áp dụng công nghệ carboncor asphalt giảm thiểu được rất nhiều chi phi khi đầu

tư, xây dựng mới các tuyến đường - khơng những đã góp phần tiết kiệm nguồn ngân sách khơng nhỏ cho đất nước, mà cịn đảm bảo về tiến độ thi cơng nhanh chóng, chất lượng cho các cơng trình.

2.1.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103933921 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam đăng ký lần đầu ngày 03 tháng 06 năm 2009, đăng ký thay đổi lần 9 ngày 17 tháng 06 năm 2015 thì Cơng ty CP Carbon Việt Nam được phép kinh doanh các mặt hàng như sau :

ST T

Tên ngành Mã Ngành

1 Xây dựng hạ tầng cơng trình kỹ thuật dân dụng 4190 (chính) 2 Đại lý mua – bán, mơi giới, ký gửi hàng hóa. 4610 3 Cho thuê máy móc, thiết bị, đồ dùng hữu hình XD, làm

đường

7730

4 Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành. 4931 5 Vận tải hành khách bằng đường bộ khác. 4932

6 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ 4933

7 Thi cơng, sửa chữa, duy tu, bảo dường CT đường bộ 4210

8 Cho thuê xe có động cơ 7710

9 Hoạt động chun mơn, khoa học và công nghệ 7490 10 Bán buôn chuyên doanh các vật liệu làm đường và xây dựng 4669 11 Xuất nhập khẩu máy móc, nguyên liệu làm đường 8299 12 Sản xuất vật liệu xây dựng, làm đường 3290

Bảng 2.1 : Bảng biểu danh mục đăng ký kinh doanh của cty CP Carbon Việt Nam.

Được thành lập từ ngày 03/06/2009 đến nay, Carbon Việt Nam đã đưa được 02 nhà máy tại Hà Nam và Đồng Nai đi vào sản xuất với công suất 600 tấn sản phẩm/ngày. Hiện sản phẩm của cơng ty đã có mặt tại hơn 60 tỉnh thành trải dài khắp cả nước.

2.1.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý

Với nguyên tắc hoạt động tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, cơng khai, thống nhất theo đúng quy định hiện hành, Công ty CP Carbon Việt Nam đã xây dựng cho mình mơ hình quản lý hiệu quả phù hợp với mơ hình và điều kiện thực tế của công ty.

Tổ chức quản lý của bộ máy thống nhất từ trên xuống dưới, mọi hoạt động chỉ đạo từ ban Hội đồng quản trị đến Giám đốc xuống các phòng ban điều hành với các tổ đội, xưởng sản xuất. Toàn bộ hoạt động của bộ máy được đặt dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và ban Giám đốc.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Carbon Việt Nam.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Ban kiểm soát

TỔNG GIÁM ĐỐC PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC Phịng Kinh doanh Phịng Kỹ Thuật Nhà máy Hà Nam và nhà máy Đồng Nai Phòng Logistic Phòng kế tốn Phịng Hành chính nhân sự BP Kỹ Thuật BP SX Emusion BP Mix BP Đóng bao BP Kh o Kế tốn nhà máy HCNS nhà máy Kiểm sốt chất lượng QC

Hội đồng quản trị: gồm có 8 thành viên là cơ quan quản lý cơng ty, có tồn

quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của cơng ty. Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ quyết định các chiến lược phát triển công ty.

Giám đốc: là người đứng đầu dại diện theo pháp luật của cơng ty, có chức

năng quản lý điều hành tổ chức thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của Công ty. Điều hành trực tiếp hoạt động của các phòng ban trong công ty. Là người đại diện Công ty ký kết các văn bản, hợp đồng đồng thời đưa ra những đối sách, phương hướng, chiến lược phát triển và chịu trách nhiệm pháp lý trong toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh đoanh của Cơng ty.

Phó tổng giám đốc : Thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động sản xuất, kinh

doanh của công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty dựa trên quyền quyết định cụ thể.

Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tồn bộ kế hoạch kinh doanh của Cơng

ty, lập kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn. Xây dựng chiến lược kinh doanh và phương án đầu tư, tham mưu cho giám đốc trong việc đưa ra quyết định kinh doanh.

Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch và kỹ thuật.

Thực hiện các cơng việc điều hành, giám sát trong q trình chuẩn bị sản xuất, dải thi cơng sản phẩm.

Phịng logistic: Lập kế hoạch mua bán vật tư, đi tìm các nguồn hàng, mặt

hàng đảm bảo đủ vật tư phục vụ sản xuất.Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, chủng loại, nguồn gốc vật tư dùng cho sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn máy móc thiết bị, đảm bảo cung cấp kịp thời vật tư, máy móc hoạt động tốt, hiệu quả.

Phịng kế tốn:Giúp giám đốc Công ty về cơng tác đảm bảo vốn cho q trình

sản xuất được diễn ra liên tục. Đơn đốc việc thanh quyết tốn để thu hồi vốn, hạch toán kế tốn tồn bộ các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Theo dõi lập đầy đủ các sổ sách, chứng từ cần thiết cho mọi hoạt động tài chính của cơng ty. Hàng năm, có nghĩa vụ lập báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng của Nhà nước. Chịu trách nhiệm về các con số tài chính đã cung cấp.

Phịng Hành chính nhân sự :Đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong Công

thực hiện đúng nhiệm vụ tránh chồng chéo, đỗ lỗi. Đảm bảo tuyển dụng và xây dựng, phát triển đội ngũ CBCNV theo yêu cầu, chiến lược của Công ty.

Hệ thống các đại lý, NPP trên cả nước.

- Tại Miền Bắc : Đại lý CHT, đại lý Lai Châu, Tổng công ty XNK Cao Bằng - Tại Miền Trung : NPP Liên Trung.

- Tại Niền Nam : NPP AST, NPP Thành Giao, NPP Nam Đức Việt Carbon.

2.1.1.5. Tổ chức cơng tác kế tốn tại cơng ty CP Carbon Việt Nam

a) Tổ chức bộ máy kế tốn và Chính sách kế tốn áp dụng tại cơng ty

Tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy tổ chức kế toán được tổ chức, phân quyền cụ thể, kế toán trưởng điều hành các nhân viên phần hành không thông qua khâu trung gian. Tồn bộ cơng tác kế tốn được thực hiện tập trung tại phịng kế tốn của Cơng ty. Hình thức tổ chức cơng tác này thuận tiện cho việc chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của lãnh đạo Cơng ty.

Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy kế tốn Cơng ty CP Carbon Việt Nam

Kế toán trưởng: kiêm kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm chung tồn bộ cơng tác

kế tốn tại công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty cũng như sự chỉ đạo kiểm tra về mặt chuyên môn của cơ quan tài chính cấp trên. Kế tốn trưởng chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi tình hình tài chính của cơng ty, tổ chức và tiến hành cơng tác kế tốn, lập ra kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty, giúp Ban giám đốc đề ra các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp và có hiệu quả cho đơn vị mình.

Kế tốn trưởng

Thủ quỹ Kế tốn

thanh tốn cơng nợKế tốn

Kế toán thuế, vật tư TSCĐ Kế toán bán hàng Kế toán kho Kế tốn tổng hợp

Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt và ghi chép việc chi tiêu các tài

khoản tiền của tồn Cơng ty thơng qua các sổ quỹ, báo cáo quỹ.

Kế toán thanh toán: Giám sát thu, chi qua chứng từ gốc, theo dõi tình hình biến

động từng nguồn vốn của Cơng ty, giám đốc tình hình huy động và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Làm các thủ tục liên quan đến việc giải ngân, đáo hạn với ngân hàng. Thực hiện thu chi hay giao dịch UNC với ngân hàng. Kế toán sử dụng các tài khoản 111, 112, 113, 131, 331, 334, 338...

Kế toán vật tư kiêm TSCĐ:

- Ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác kịp thời về số lượng hiện trạng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm di chuyển TSCĐ trong nội bộ Công ty, giám sát chặt chẽ việc mua sắm đầu tư sử dụng bảo quản TSCĐ của Công ty, phản ánh kịp thời giá trị hao mịn TSCĐ trong q trình sử dụng. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự tốn chi phí, sửa chữa TSCĐ, định kì tham gia kiểm kê TSCĐ hay tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết. Căn cứ vào các chứng từ mua bán, chuyển nhượng bên mua nhận về TSCĐ để vào sổ kế tốn.

- Có nhiệm vụ tổ chức đánh giá, phân loại theo yêu cầu thống nhất của Công ty, tổ chức phản ánh ghi chép tổng hợp về tình hình bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu, cơng cụ dụng cụ trong q trình sản xuất kinh doanh.

Kế tốn Kho: Có nhiệm vụ theo dõi từ khâu đưa nguyên vật liệu vào sản xuất

cho đến khi sản phẩm tạo ra nhập kho của công ty. Tổ chức tập hợp số liệu các chứng từ ban đầu.

Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian

và kết quả lao động của cán bộ công nhân viên tồn Cơng ty. Hàng tháng căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm và bảng chấm cơng để tính lương và các khoản có liên quan, cuối tháng có tạm ứng, thanh tốn tiền lương cho cán bộ cơng nhân viên đồng thời phải tính trích các khoản bảo hiểm cho CBCNV. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ lương, tính tốn phân bổ hợp lý, chính xác chi phí về tiền lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng có liên quan (tập hợp để tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh).

Kế tốn tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ xác định

theo đối tượng đã xác định chính xác về khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ, thực hiện tính giá thành kịp thời theo từng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành. Tiến hành phân tích thực hiện định mức dự tốn chi phí sản xuất.

Mỗi phần hành kế tốn với nhiệm vụ và chức năng của mình đều đóng vai trị then chốt khơng thể thiếu đối với việc hạch tốn đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và góp phần khơng nhỏ tạo nên hiệu quả của thơng tin kế tốn cung cấp cho nhà quản lý.

Chính sách kế tốn áp dụng tại công ty:

Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế tốn là Nhật ký chung với sự hỗ trợ của máy tính (phần mềm kế tốn Fast). Hình thức này phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và đội ngũ cán bộ kế tốn hiện có của Cơng ty. Cơng ty thực hiện quyết toán theo từng tháng trong năm.

- Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hàng năm, kỳ

kế toán là từng tháng trong năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát

sinh bằng ngoại tệ khác được quy đổi về Đồng Việt Nam theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm lập báo cáo.

- Chế độ kế toán áp dụng: Theo chế độ kế tốn Việt Nam-Thơng tư

200/2014/TT - BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

 Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp thực tế đích danh.

 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên

 Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song.

- Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định:

 Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vơ hình: Xác định theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản.

 Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vơ hình: Phương pháp khấu hao đường thẳng.

- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.

Hiện nay Cơng ty đang áp dụng phần mềm kế tốn Fast trong tổ chức kế toán, phần mềm được thiết kế theo hình thức nhật ký chung.Phần mềm này cho phép giúp nhân viên kế toán kiểm soát và cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhanh chóng, lập báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị cuối niên độ kế toán kịp thời.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán nguyên vật liệu tại công ty cỗ phần carbon việt nam (Trang 30)