5. Kết cấu của khóa luận
2.2 Thực trạng kế tốn kết quả kinh doanh tại cơng ty Cổ phần Truyền thông
thông sáng tạo 24h
2.2.1 Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Truyền thông Sáng tạo 24h.
Là một Công ty kinh doanh tổng hợp gồm nhiều ngành nghề khác nhau, đa dạng, phong phú từ sản xuất sản phẩm, buôn bán hàng hóa đến cung ứng dịch vụ trong đó công ty chuyên cung cấp các sản phẩm dịch vụ về sản xuất phần mềm như phần mềm quản lý công việc (wRM), phần mềm quản lý bán hàng (sRM), phần mềm quản lý khách hàng (cRM), phần mềm email Marketing (eRM),….
Là một công ty theo phương thức hoạt động “kết hợp sản xuất và thương mại dịch vụ” rất linh hoạt vì mục tiêu cùng sự phát triển hướng thành một doanh nghiệp đa ngành nghề. Công ty luôn phấn đấu thực hiện tốt việc cung ứng các dịch vụ, các vật tư cũng như máy móc, thiết bị cho các đơn vị thành viên, các dự án mà công ty đạt được.
Hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm cả sản xuất và thương mại, dịch vụ hay nói cách khác là sản xuất và lưu thông.
- Thương mại:
+ Công ty xác định hoạt động bán lẻ là loại hình kinh doanh chủ lực và truyền thống từ nhiều năm qua, doanh nghiệp tiếp tục phát huy những lợi thế và giữ vững được mức độ tăng trưởng trong những năm tới. (Bán lẻ cũng như bán buôn các mặt hàng: Thiết bị nghe nhìn, vải, len sợi, chỉ khâu, hàng dệt khác, đồ ngũ kim, sơn, kính, thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường, đồ điện gia dụng: giường, tủ, bàn ghế, đèn điện, lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào,… trong các cửa hàng chuyên doanh).
+ Đối với hoạt động bán buôn, công ty xem xét chọn lọc các ngành nghề kinh doanh có tiềm năng và có hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng ổn định thư nhập từ các nhà cung cấp nước ngoài, các nhà sản xuất trong nước, triển khai các hình thức hợp tác phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã có thương hiệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất- tiêu dùng.
- Dịch vụ: Được xác định là ngành nghề kinh doanh chính của cơng ty cũng như lĩn vực kinh doanh chiến lược của công ty kể từ năm thành lập, tạo ra lợi thế cạnh tranh và giúp cho doanh nghiệp giữ vững được tốc độ phát triển bền vững trong những năm sau. (Một số dịch vụ công ty cung ứng trên thị trường: Xuất bản các phần mềm về quản lý công việc (wRM), phần mềm quản lý bán hàng (sRM), phần mềm quản lý khách hàng (cRM), phần mềm email Marketing (eRM),….)
Dựa vào những điểm mạnh của công ty, công ty sẽ tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại cơng ty cùng với sự tìm hiểu của mình, em thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu từ hoạt động xuất bản các phần mềm quản lý cơng việc (cung cấp dịch vụ), cịn hoạt động tài chính và thu nhập khác phát sinh không nhiều. Do đó, kết quả hoạt động thương mại ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty Cổ phần Truyền thông Sáng tạo 24h nói chung và tất cả các doanh nghiệp thương mại dịch vụ nói chung đều đặt kết quả hoạt động kinh doanh lên hàng đầu vì tất cả các doanh nghiệp đều muốn kinh doanh có lãi và chỉ tiêu kế toán kết quả kinh doanh cho ta cái nhìn tổng hợp và chi tiết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, công ty thực hiện theo đúng chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (Thơng tư 200/2014 TT-BTC ngày 22/12/2014) của Bộ tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung theo chế độ kế toán của doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh của công ty gồm kết quả hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động khác: KQKD = Doanh thu thuần - Giá vốn + Doanh thu tài chính - Chi phí tài chính - CP quản lý kinh doanh + Thu nhập khác - Chi phí khác Trong đó:
Doanh thu cung cấp dịch vụ =
Tổng doanh thu cung cấp dịch vụ -
Các khoản giảm trừ doanh thu
Cơng ty đã thực hiện chính xác kế tốn kết quả kinh doanh theo đúng cơng thức trên đảm bảo tính chính xác và trung thực.
- Doanh thu của công ty bao gồm từ: Doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ, doanh thu bán hàng nội bộ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
+ Doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ: Là nguồn doanh thu chính của cơng ty bao gồm các dịch vụ quản lý phần mềm (Phần mềm quản lý công việc (wRM), phần mềm quản lý bán hàng (sRM), phần mềm quản lý khách hàng (cRM), phần mềm email Marketing (eRM),….).
+ Ngoài ra doanh nghiệp còn thu được doanh thu từ dịch vụ 01: Thiết kế đồ họa (Logo, thương hiệu, brochure, profile, catalogue, lịch, name card, poster, tờ rơi và in ấn,…).
+ Doanh thu từ dịch vụ 02: Sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị công nghệ cao: Laptop, PC, Iphone, Ipad, Macbook, Imac, máy in đào tạo nghề,…
+ Doanh thu từ dịch vụ 03: Marketing online (Local SEO, Social Media Marketing, Email Marketing, Google Ads, Facebook Ads,…).
+ Doanh thu bán hàng nội bộ: Phản ánh số doanh thu của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ của doanh nghiệp.
+ Doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu bao gồm: Tiền lãi gửi ngân hàng ngồi ra cịn phát sinh do chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ.
+ Thu nhập khác: Thu nhập từ nhượng bán thanh lý TSCĐ, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng,…
- Chi phí chủ yếu bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí khác:
+ Giá vốn hàng bán là giá vốn của việc sản xuất ra một phần mềm quản lý đẹp và chất lượng, giá vốn của các sản phẩm hàng hóa như: Giường, tủ, bàn ghế, đèn điện, lương thực, thực phẩm, đồ uống,…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm các chi phí liên quan đến lương, chi phí văn phịng phẩm, chi phí khấu hao tài sản, chi phí thuế phí, lệ phí, chi phí nhà, điện, nước, dịch vụ internet, và dịch vụ chuyển phát nhanh,…
+ Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng của Cơng ty Cổ phần Cơng nghệ Truyền thông Sáng tạo 24h là chi phí nhân viên nội bộ, chi phí đồ dùng, dụng cụ, chi phí bảo hành sản phẩm,…
+ Chi phí tài chính bao gồm: Chủ yếu là chi phí lãi vay, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ, chiết khấu thanh tốn cho người mua, phí chuyển tiền thanh tốn cho nhà cung cấp,…
+ Chi phí khác: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phậm hợp đồng và các khoản chi phí khác,…
Doanh thu, giá vốn, chi phí được thống kê từ các chứng từ sau đó kế toán tập hợp lại và nhập vào phần mềm máy tính và các sổ chi tiết từ đó phần mềm kế toán kết xuất đưa ra bảng cân đối tài khoản rồi lên báo cáo tài chính, cơng ty kiểm tra và rà soát các con số này thơng qua kế tốn trưởng, kế tốn trưởng có trách nhiệm kiểm tra các kế toán nội bộ, kết toán thuế,… để phát hiện có sai sót hay không và quy trách nhiệm cho từng người. Nên các con số của cơng ty phản ánh rất chính xác và trung thực từ quy trình đầu tiên là kiểm tra hóa đơn, chứng từ đến việc cuối cùng là lên báo cáo.
Trong hai năm gần đây, kết quả kinh doanh công ty Cổ phần Truyền thông Sáng tạo 24h là rất hiệu quả. Năm 2017 kết quả kinh doanh của công ty tăng gấp đôi so với với 2016 (Năm 2016 đạt 7.654.207.771đ sang năm 2017 tăng lên 15.269.434.798đ).
Kết quả đạt được do các chính sách quản lý chặt chẽ và chính xác các nguồn doanh thu và chi phí, cơng ty đã kiểm sốt và tiết kiệm được chi phí rất hiệu quả cùng vơi việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ đã khiến doanh thu tăng cao, doanh nghiệp cần giữ vững và phát triển mạnh mẽ hơn trong các năm tới.
2.2.2 kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghệ Truyềnthông Sáng tạo 24h thông Sáng tạo 24h
2.2.2.1 Chứng từ sử dụng
Từ năm 2015 trở đi công ty thực hiện công tác kế toán theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thơng tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế tốn doanh nghiệp vì thế cơng ty cũng lựa chọn chứng từ kế toán sao cho phù hợp với quy định hiện hành.
Việc sử dụng chứng từ nào, sử dụng như thế nào, luân chuyển chứng từ ra sao ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy để thực hiện được
kế tốn kết quả kinh doanh thì khâu hạch tốn ban đầu (khâu chứng từ kế toán) là rất quan trọng và cần thiết.
Các loại chứng từ mà công ty sử dụng:
-Chứng từ thanh toán: Phiếu chi (Phụ lục 06 ), Hóa đơn GTGT (Phụ lục 07),…
-Chứng từ bán hàng: Hóa đơn GTGT (Phụ lục 08), Phiếu thu (Phụ lục 09), bảng kế bán lẻ,..
-Chứng từ tiền lương: Bảng chấm cơng, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bản thanh tốn tiền lương và BHXH, bảng làm thêm giờ,…
Nhờ vào sự cẩn thận, tinh thần trách nhiệm trong quá trình làm việc của bộ phận kế toán mà việc lưu chuyển chứng từ rất chính xác và nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến trình cơng việc trong các bộ phận, đồng thời chứng từ công ty sử dụng cũng đảm bảo tính phù hợp với các chuẩn mực quy định cũng như tình hình kinh doanh của cơng ty.
2.2.2.2 Tài khoản sử dụng
Từ năm 2015 trở đi, kế tốn tại cơng ty Cổ phần Cơng nghệ Truyền thông Sáng tạo 24h thực hiện cơng tác kế tốn theo Chế độ kế tốn doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài Chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp.
Hệ thống tài khoản kế tốn là một bảng trong đó có liệt kê tất cả các tài khoản kế toán được sắp xếp theo nguyên tắc cân đối giữa giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản phù hợp với các chỉ tiêu phản ánh trên Báo cáo tài chính và mỡi tài khoản đều được quy định: số thứ tự (mã hiệu) và tên gọi của nó. Hệ thống tài khoản thường có hướng dẫn sử dụng đi kèm,... trong đó có chỉ ra các đối tượng thực tế cần kế toán và phương pháp hạch toán.
Là công ty cung cấp dịch vụ là chủ yếu nên các tài khoản xác định kết quả kinh doanh mà Công ty hay sử dụng là: TK 911, TK 511, TK 632, TK 642, TK 421. Bên cạnh đó cơng ty cịn sử dụng tài khoản phản ánh thu nhập khác và chi phí khác như: TK 711, TK 811, Tài khoản phản ánh doanh thu tài chính và chi phí tài chính như: TK 515, TK 635 cùng với một số tài khoản liên quan khác như: TK 821, TK 131, TK 331, TK 333,…
-Tài khoản 111: Tiền mặt. Doanh nghiệp sử dụng chủ yếu tiền Việt Nam đồng thời mở tài khoản cấp 2 cho tài khoản tiền mặt đó là:
TK 1111: Tiền Việt Nam
-Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng. Để tiện cho công tác quản lý, công ty đã mở tài khoản cấp 2 cho tài khoản tiền gửi ngân hàng đó là:
TK 1121: Tiền gửi ngân hàng – VNĐ TK 1122: Tiền gửi ngân hàng – USD TK 1123: Tiền gửi ngân hàng – KRW
-Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cơng ty đã mở tài khoản cấp 2 cho tài khoản 154 đó là
TK 1542: Chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ dở dang – phần mềm
TK 1543: Chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ dở dang – dịch vụ 1 (Thiết kế đồ họa)
TK 1544: Chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ dở dang – dịch vụ 2 (Sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị công nghệ cao)
TK 1545: Chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ dở dang – dịch vụ 3 (Marketing online)
-TK 156: Hàng hóa. Công ty đã mở các tài khoản chi tiết đó là: TK 1561 – Vai TK 1562 – Gao TK 1563 – rem TK 1564 - Ban TK 1565 – Ghe TK 1566 – Tu
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Khi phản ánh doanh thu, công ty đã mở tài khoản cấp 2 cho tài khoản 511 tuy nhiên doanh thu chủ yếu của cơng ty vẫn hạch tốn trên TK 5111- Doanh thu bán hàng mà không chi tiết cho từng khách hàng hay mặt hàng Điều này gây một hạn chế đó là: Công ty không xác định được doanh thu của loại hàng hóa, dịch vụ nào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu, để từ đó có hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn.
TK 5111: Doanh thu phần mềm
TK 5112: Doanh thu dịch vụ 1 (Thiết kế đồ họa)
TK 5113: Doanh thu dịch vụ 2 (Sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị công nghệ cao) TK 5114: Doanh thu dịch vụ 3 (Marketing online)
-TK 632: Giá vốn hàng bán. Tương tự như tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, công ty cũng phản ánh tài khoản cấp 2 cho tài khoản giá vốn hàng bán nhưng khơng chi tiết cụ thể. Chính vì vậy, cơng ty cần có biện pháp khắc phục để cho cơng tác kế tốn được thực hiện dễ dàng và chính xác nhất. Tài khoản 632 được mở chi tiết tới tài khoản cấp 2, đó là:
TK 6321: Giá vốn phần mềm
TK 6322: Giá vốn dịch vụ 1 (Thiết kế đồ họa)
TK 6323: Giá vốn dịch vụ 2 (Sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị công nghệ cao) TK 6324: Giá vốn dịch vụ 3 (Marketing online)
-Tài khoản 641: Chi phí bán hàng. Cơng ty đã phản ánh các chi phí phát sinh trong q trình như: Chi phí tiếp khách, chi phí lương cho nhân viên ở bộ phận bán hàng. Kế tốn tại cơng ty không phản ánh chi tiết thành hai tài khoản cấp hai mà chỉ phản ánh trên tài khoản tổng hợp. Việc theo dõi chung như vậy làm cho việc theo dõi, kiểm sốt, đánh giá chi phí quản lý đã phát sinh tại các thời điểm bất kỳ trong kỳ là rất khó.
-TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh. Cơng ty phản ánh chi phí quản lý chung như: Chi phí về lương nhân viên bộ phận văn phịng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phịng,… Cơng ty đã mở tài khoản cấp 2 cho tài khoản 642 đó là:
TK 6421: Chi phí lương
TK 6422: Chi phí văn phịng phẩm
TK 6423: Chi phí điện nước, cước chuyển,.. TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6425: Chi phí thuế phí, lệ phí TK 6426: Chi phí khác
-TK 635: Chi phí tài chính. Bao gồm các khoản chi phí lãi vay của cơng ty.
-Tk 711: Thu nhập khác. Phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Thanh lý, nhượng bán TSCĐ,
thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp. Công ty nên mở tài khoản chi tiết hơn để xác định các khoản thu nhập khác thu được từ nguồn nào?
-TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Công ty đã xác định đủ số thuế và đóng đủ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế.
-TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. Xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, các hoạt động khác của cơng ty trong kỳ kế tốn.
-TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối. Phản ánh kết quả kinh doanh sau thuế TNDN và tình hình phân phối lợi nḥn của cơng ty.
2.2.2.3 Trình tự hạch tốn 2
Để tḥn tiện cho cơng tác thực hiện cũng như công tác quản lý, công ty đã mở tài khoản cấp 2 cho các tài khoản phù hợp với đặc điểm sản xuất tại công ty. Các tài khoản cấp 2 được mở ra dựa trên cơ sở của tài khoản cấp 1 và theo mục đích quản lý của cơng ty.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán nhập dữ liệu hàng ngày lên sổ Nhật