Tổng quan tình hình nghiên cứu kế tốn bán hàng trong các Doanh nghiệp thương mại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán nhóm hàng sản phẩm dây cáp điện tại công ty cổ phần thiết bị điện VDT (Trang 51 - 55)

- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh

2.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu kế tốn bán hàng trong các Doanh nghiệp thương mại Việt Nam.

nghiệp thương mại Việt Nam.

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, lợi nhuận cao và an toàn kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào, để đạt được mục đích đó mỗi doanh nghiệp đều phải tìm cho mình một giải pháp, một hướng đi riêng. Song hầu hết mọi biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận đều là: Chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh thu, hạ thấp chi phí, nâng cao sức cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đã và đang đòi hỏi các doanh nghiệp tự thân vận động, bắt kịp với tốc độ phát triển chung của nền kinh tế đất nước cũng như xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Đối với Doanh nghiệp thương mại Việt Nam, bán hàng có vai trị quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh bán hàng sẽ góp phần làm tăng doanh thu, qua đó làm tăng lợi nhuận và doanh nghiệp có điều kiện tích lũy và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại nên đã có rất nhiều bài nghiên cứu khoa học, tiểu luận, khóa luận tìm hiểu về đề tài này. Sau đây em xin trình bày những kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế tốn bán hàng mà bài Khóa luận tốt nghiệp sau đã đưa ra.

Đề tài Khóa luận tốt nghiệp “Kế tốn bán mặt hàng Xi măng tại Công ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn” của bạn Nguyễn Mạnh Cường, khoa Kế toán – Kiểm toán, trường Đại học Thương mại thực hiện năm 2014-2015 do ThS Nguyễn Thu Hoài hướng dẫn.

Bằng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp, quan sát kết hợp so sánh, đối chiếu, tổng hợp dữ liệu…nghiên cứu đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại. Từ đó, tác giả tìm hiểu ngun nhân nhằm đưa ra các đề xuất tương ứng để hoàn thiện kế tốn bán hàng tại Cơng ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn.

Khóa luận đã cho thấy, tại cơng ty Minh Tuấn, bộ máy kế tốn theo mơ hình tập trung phù hợp với đặc điểm quản lý của công ty với một đội ngũ nhân viên kinh nghiệm nhiều năm. Công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 và các chứng từ, tài khoản kế tốn sử dụng tại cơng ty thì đều theo đúng quy định của Bộ Tài chính, đảm bảo kịp thời cho việc theo dõi thơng tin kế tốn khi có nghiệp vụ bán hàng phát sinh. Về sổ kế tốn thì doanh nghiệp tổ chức có hệ thống, đầy đủ, được xây dựng trên cở sở của Bộ Tài chính và vận dụng linh hoạt với tình hình thực tế tại cơng ty; cơng ty áp dụng hình thức Nhật ký

chung để ghi sổ. Hiện tại, công ty đã chú trọng ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hệ thống kế tốn nói chung và kế tốn bán hàng nói riêng, việc sử dụng phần mềm SAS đã giúp nâng cao chất lượng kế tốn, việc hạch tốn được thực hiện nhanh chóng, chính xác, hiệu quả hơn.

Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, nghiên cứu còn chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong công ty Minh Tuấn mà theo tác giả là cần phải khắc phục ngay. Thứ nhất, về chứng từ bán hàng, chứng từ được sử dụng đúng quy định, tuy nhiên, các chứng từ này được tập hợp mà chưa được phân loại theo từng nội dung gồm: Hoá đơn Giá trị gia tăng, phiếu thu, giấy báo có…sẽ gây khó khăn và tốn thời gian đặc biệt khi sử dụng chứng từ gốc làm căn cứ để ghi các sổ liên quan, lập chứng từ ghi sổ hoặc khi cơ quan chức năng (Thuế) đến kiểm tra. Hiện tại, công ty không lập Biên bản giao nhận hàng hóa khi chuyển giao sản phẩm xi măng cho khách hàng. Điều này rất dễ xảy ra rủi ro cho cơng ty khi có tranh chấp mua bán liên quan tới tố tụng. Thứ hai, về phương thức bán hàng, công ty mới chỉ áp dụng phương thức bán bn, bán lẻ, thơng qua tìm kiếm khách hàng trực tiếp là chủ yếu. Thứ ba, về chính sách bán hàng, cơng ty khơng thực hiện chính sách chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Thứ tư, cơng ty khơng trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi cho những khoản nợ tồn đọng từ các năm trước. Thứ năm, do dặc thù ngành xi măng dễ bị ẩm, dễ bị vón cục dẫn đến suy giảm giá trị cơng ty chưa thực hiện trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho cho mặt hàng xi măng, khi giá trị thị trường của mặt hàng xi măng giảm giá thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tình hình tài chính của cơng ty trong kỳ đó.

Từ những hạn chế nêu trên, tác giả đã đi sâu nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy kế tốn bán hàng tại cơng ty: Thứ nhất, về hồn thiện chứng từ bán hàng, để giảm thiểu rủi ro khi có tranh chấp, cơng ty cần lập Biên bản giao nhận hàng hóa, cơng ty nên sắp xếp các chứng từ bán hàng cùng loại với nhau cho dễ kiểm tra, đối chiếu. Thứ hai, về hoàn thiện phương thức bán hàng, tác giả đề xuất công ty nên mở một website nhằm cung cấp các thông tin về công ty cũng như sản phẩm mà công ty đang kinh doanh nhằm giúp mở rộng hơn các đối tượng khách hàng ở các khu vực khác. Công ty nên đăng ký các quảng cáo trên các phương tiện truyền thơng như tivi, báo đài…nhằm tìm kiếm nguồn khách hàng. Cơng ty cũng nên xem xét thêm phương thức bán hàng đại lý nhằm đa dạng hóa phương thức bán hàng và tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Thứ ba, về hồn thiện chính sách bán

hàng, cơng ty nên áp dụng chính sách chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán trong bán hàng sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thứ tư, cơng ty nên trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi cho những khoản nợ khơng có khả năng thu hồi, khi đó kế tốn sử dụng TK 1592 - “Dự phịng phải thu khó địi” để theo dõi cho số dự phịng trích lập trong kỳ. Thứ năm, cơng ty nên trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho nếu cuối kỳ nếu kế toán nhận thấy có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên cụ thể xảy ra trong kỳ. Khi đó kế tốn sử dụng TK 1593 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” phản ánh việc lập dự phòng và xử lý các khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho.

Đề tài Khóa luận tốt nghiệp “Kế tốn bán mặt hàng thép tại Cơng ty cổ phần thương mại thép Trần Long” của bạn Bùi Thị Dung lớp K47D3, khoa Kế toán – Kiểm toán, trường Đại học Thương mại thực hiện năm 2014-2015 do TS Nguyễn Thị Thanh Phương hướng dẫn.

Bằng các phương pháp thu thập dữ liệu: phỏng vấn trực tiếp, quan sát kết hợp và nghiên cứu tài liệu; cùng với việc thực hiện thống kê, so sánh, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để phân tích dữ liệu. Nghiên cứu đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế cịn tồn tại. Trên cơ sở đó, tác giả tìm hiểu sâu ngun nhân và đưa ra các đề xuất tương ứng nhằm hồn thiện kế tốn bán mặt hàng thép tại Cơng ty cổ phần thương mại thép Trần Long.

Bài Khóa luận cho thấy, Công ty cổ phẩn thương mại thép Trần Long là một doanh nghiệp nhỏ nhưng hệ thống kế toán bán hàng khá tốt, cụ thể: Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đăc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của công ty. Hiện nay, công ty áp dụng chế độ kế toán và hệ thống tài khoản kế toán theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Các chứng từ được sử dụng đúng mẫu của Bộ Tài chính ban hành, trình tự ln chuyển chứng từ ngắn gọn, đơn giản, thuận tiện cho việc quản lý. Hệ thống sổ kế tốn tại cơng ty được tổ chức có hệ thống, phản ánh đầy đủ, có hiệu quả kết quả kinh doanh của cơng ty.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kế tốn bán hàng vẫn cịn một số hạn chế, cụ thể: Công ty mới chỉ thực hiện phương thức bán buôn qua kho và bán lẻ. Các khoản giảm trừ doanh thu: Không thể hiện chiết khấu thương mại và giảm giá trên hóa đơn, khơng hạch tốn các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán. Lập dự

phịng: Cơng ty khơng trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho, dự phịng nợ phải thu khó địi. Vì vậy, cơng ty sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với thị trường bên ngoài, đặc biệt là cạnh tranh về giá; hơn nữa, khi có trường hợp khơng địi được số nợ (khách hàng trốn nợ hoặc khơng có khả năng thanh tốn) thì việc phản ánh doanh thu bán hàng của cơng ty sẽ khơng được đảm bảo tính chính xác và hợp lý. Phần mềm kế tốn: Do tính tự động hóa của phần mềm, khi hạch tốn các khoản doanh thu được thu trực tiếp bằng tiền, công ty ghi nhận thông qua tài khoản phải thu khách hàng chi tiết cho từng đối tượng, sau đó kế tốn vào mục phiếu thu để ghi giảm cơng nợ khách hàng. Việc này dẫn đến việc làm sai bản chất của nghiệp vụ kinh tế, làm cho việc ghi chép của kế tốn khơng phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ đó.

Trên cơ sở những khó khăn mà Cơng ty cổ phần thương mại thép Trần Long đang gặp phải, tác giả đã đưa ra một số giải pháp sau:

Hồn thiện kế tốn các khoản giảm trừ doanh thu: Cơng ty cần có đầy đủ các chứng từ hợp lệ chứng minh cho khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thực sự phát sinh.

Giải pháp về áp dụng chiết khấu thanh tốn: Hiện tại cơng ty vẫn chưa áp dụng chính sách chiết khấu thanh tốn cho khách hàng để khuyến khích khách hàng trả tiền sớm, từ đó cơng ty có thể ln chuyển vốn nhanh và quay vịng hàng hóa. Việc áp dụng chính sách chiết khấu thanh tốn là hết sức cần thiết với cơng ty kinh doanh sắt thép mà vấn đề về vốn luôn là một vấn để nhức nhối như Trần Long.

Hàng năm, trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị tổn thất do giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch. Mục đích của nó là để đề phịng hàng tồn kho giảm giá so với giá gốc trên sổ, đặc biệt là khi chuyển nhượng, cho vay, xử lý, thanh lý đồng thời để xác định giá trị thực tế của hàng tồn kho trên hệ thống báo cáo kế tốn.

Mặt hàng kinh doanh của cơng ty là mặt hàng thép, do điều kiện thời tiết ở nước ta có độ ẩm cao, kho hàng của cơng ty diện tích có hạn nên cịn để hàng ngồi bãi mà không che phủ, như thế thép sẽ rất nhanh han rỉ, hao mòn khi bán qua cân thực tế, vận chuyển qua lại dễ gây móp méo, bẻ cong đối với thép hình, do đó giá bán dễ bị giảm, đối với mặt hàng tồn kho lâu khơng bán được thì chỉ bán với giá của phế liệu để nấu phôi.

Tiến hành lập dự phịng phải thu khó địi: Hoạt động của cơng ty Trần Long là thương mại nên việc mua bán chịu tất yếu xảy ra, có trường hợp khách hàng nhận nợ lâu do khó trả hoặc khơng có khả năng thanh tốn, đây chính là khoản nợ phải thu khó địi. Do vậy, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng, đề phòng tổn thất về các khoản phải thu khó địi có thể xảy ra, hạn chế những đột biến ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty thì việc lập dự phịng phải thu khó địi là hết sức cần thiết.

Về phần mềm và hạch tốn trên phần mềm kế tốn: Trong q trình hạch tốn trên phần mềm, cơng ty có thể ghi nhận trực tiếp các khoản bán hàng thu tiền trực tiếp vào tài khoản tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng. Nếu ghi nhận vào tài khoản phải thu khách hàng sẽ làm sai bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhân viên kế toán cần phải linh hoạt hơn trong cách xử lý, ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi sử dụng phần mềm kế toán để hạch toán.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán nhóm hàng sản phẩm dây cáp điện tại công ty cổ phần thiết bị điện VDT (Trang 51 - 55)