Vì quá.. quý cô
- Xin phép cô, em về. Ngày mai em đi Hà Nội. Cô ở lại mạnh khỏe.
Tiễn Nam ra cổng, Nam đã đi xa mà mái tóc đen, đôi mắt sáng của em vẫn còn hiện rõ trước mặt tôi. Mỗi lần Nam đến, tôi rất vui và cảm thấy yêu nghề thêm lên.
Nam đã tốt nghiệp phổ thông. Bốn năm qua, em học ở Trường đại học Kinh tế - kế hoạch. Cứ có dịp về qua nhà, là Nam lại đến thăm tôi.
Tuy là sinh viên sắp ra trường nhưng trông dáng điệu Nam lúc nào cũng nhỏ nhẹ, dễ thương như con gái.
Cũng dáng vẻ này, cách đây 5 năm, tôi còn nhớ như in. Có một lần tôi giảng xong một bài tập hình học bằng một phương pháp khá độc đáo. Nhiều học sinh tấm tắc: Hay quá? Hay quá? Bỗng "tạch". Một mẩu giấy thép hình chữ V bay vù trúng cổ tay tôi. Mấy học sinh bàn đầu nhận ngay là đạn bật móc mà trẻ em thường dùng để bắn chuồn chuồn, hoặc nghịch đùa. Tôi quay nhìn lại. Cả lớp vẫn chăm chú nghe giảng. Xác định hướng đi của đạn, tôi bước nhanh xuống bàn cuối, nơi cũng vừa có tiếng to nhỏ, rì rầm. Ba em Long, Hà, Quý tay vẫn cầm bút. Nét mực còn tươi nguyên. Nam ngồi ngay đầu bàn, vẻ mặt ngơ ngơ ngác ngác như thường ngày.
Tôi hỏi nhỏ:
- Trong số các em ngồi đây? Ai làm việc đó thì nhận ngay.
Biết tôi đang giận, các em chỉ loáng nhìn tôi, rồi giả tảng nhìn đi chỗ khác. Giờ học đang hứng thú, tự dưng trở nên nặng nề. Kìm lòng lại, tôi nói trước lớp, từng lời đanh, gọn:
- Em nào trót nhỡ tay, cuối buổi học, đến tìm cô.
Tôi bình thản giảng tiếp bài mới coi như không có chuyện gì.
Trống tan trường đã đổ. Từ phòng riêng, tôi quan sát lớp. Nhiều em học sinh dùng dằng chưa muốn về. Có ai muốn đến phòng tôi nhận lỗi? Có ai cố nán lại để nhận diện kẻ bắn lén chăng. Hết trưa, vẫn không một bóng học sinh xuất hiện trong phòng hay thập thò trước cửa. Tôi ngồi bên bàn cuốn sách mở ra trước mắt mà không đọc nổi một trang. Đầu óc tôi nặng trĩu, vừa buồn vừa bực. Sống đã hết lòng mà học sinh lại tệ thế...
Trước mắt tôi, mẩu dây thép to bằng que tăm, dài bằng đốt ngón tay, như một cái gai vừa dẫm phải, ngập vào bàn chân, không còn dấu vết. Nhưng đã bắt đầu mưng mủ, nhức nhối. Tôi trằn trọc mấy đêm liền. Bỏ qua là bất lực, là vô trách nhiệm. Nhất quỷ nhì ma... phải kiên trì mới được
Bẵng đi một tuần, tôi không động đến chuyện cũ.
lớp thăm dò. Nhiều em hiểu ý, băn khoăn hiện ra nét mặt.
Tôi động lòng. Một em hỗn láo, sao mình lại phạt cả lớp, bằng thái độ lạnh nhạt, nặng nề. Nhìn các em trìu mến, tôi nói như tâm sự:
Bị vết đạn bật vào cổ tay. Tay không đau nhưng nhói ở trái tim. Tôi buồn. Tôi nói chậm rãi và lặng dần, cất để các em suy nghĩ và có lối thoát:
- Dám nhận mình bắn trong giờ học, lỗi ấy không lớn, đáng trách là có gan làm mà không có gan nhận.
Nhìn xa xôi, tôi nói giọng tự tin:
Cô có thể dùng nhiều cách để tìm ra người bắn nhưng cô không làm thế, cô rất tin các em. Tự giác và dũng cảm nhận chẳng có gì đáng ngượng.
Tôi định nói tiếp để khơi dậy, hướng các em theo tình cảm đẹp, thì một em cuối lớp đã đứng lên, nói nhanh:
Thưa cô, em bắn ạ? Em vô tình? Em... có lỗi. Mặt em đỏ tía, bần thần, mắt đăm đắm nhìn vào cuốn sách trên bàn như đang suy nghĩ điều gì sâu sắc lắm.
Cả lớp bàng hoàng. Còn tôi, tôi không tin vào mắt mình nữa. Nam? Nam bắn bật vào tôi ư? Tôi chủ quan ư? Con người có thể thoắt thế này, thoắt thế nọ hay sao? Nhưng kìa, sự thật vẫn là sự thật. Tôi điềm tĩnh:
- Em Nam ngồi xuống. Bạn Nam đã dũng cảm nhận lỗi, thế là tốt. Cả lớp nghỉ. Sau một phút lặng lẽ, lớp lại xôn xao. Nhiều em cảm thấy cách giải quyết đột ngột của cô giáo, ngơ ngác nhìn nhau và lục tục ra về. Tôi đã nghĩ nhiều. Trước một sai lầm của các em, người giáo viên đừng cố chấp, một chiều. Cần tìm lý do của nó và phải nhìn vào từng mặt mạnh của từng con người để động viên, hướng dẫn giáo dục. Đó là phương pháp tư tưởng đúng đắn. Việc này, nên bình tĩnh xem xét có lý có tình. Với Nam, càng không thể áp đất tùy tiện, Nam là một học sinh hóm hỉnh, hay nghịch ngầm nhưng vốn chân thành. Chắc Nam sẽ thổ lộ. Hỏi thêm ở lớp không có lợi.
Quả nhiên, Nam có ý nán lại gặp tôi: Tôi đến ngồi gần em, dịu giọng: Sao Nam lại thế
Mắt ướt đẫm, Nam nhìn tôi:
Cô tha thứ cho em. Em không muốn thế. Tôi vỗ vai em, an ủi:
Em nhận lỗi là tốt. Làm sao lại bắn bật trong lớp? Nam nhìn tôi nói luôn, liền mạch:
mình. Em thích quá! Người cứ lâng lâng. Tay chân râm ran như muốn hoạt động, tiện cái bật của Quý "voi" mới tước của đứa trẻ chăn trâu đem vào trường, em bắn cái hình tròn cô vẽ trên bảng. Không may cho em... Em sai. Em sợ. Em xấu hổ. Cô khuyên bảo, em tự thấy sai lầm. Em không có ác ý gì, chẳng qua là... Nam nghẹn ngào: ... Em quá quý cô!