1.3. Tổng quan về lễ hội Trò Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao
1.3.2. Nhân vật tưởng niệm trong lễ hội
Tương truyền miếu Trò là nơi thờ nữ thần bà Ngơ Thị Thanh, cịn có tên là Đụ Đị. Bà Thanh là con gái ơng Ngơ Quang Điện người đã có cơng
lập ấp. Người dân Tứ Xã vẫn chuyền nhau rằng thời xa xưa khi dân làng còn sống rải rác khắp các mặt gò như Mả Giang, Gò Gai, Gị Mun, Gị Gạch, thời đó tất cả là rừng rậm, khơng có đê ngăn nước sông Hồng thấp, vào mùa mưa nước sông tự do ra vào các thung lũng nên vùng Tứ Xã thường xuyên bị ngập lụt trắng đồng. Thời Á Hồng Bàng, ông Ngô Quang Điện thấy khu đất thuộc Kẻ Gáp, làng Tứ Xã hiện nay là đất “Ngưu miên” tức là con trâu ngủ, có địa hình, địa lý đẹp, thuận lợi cho vạn vật sinh trưởng, cây cối tốt tươi, người dân sẽ được no ấm nên ông đã dụ dân ở rải rác các khu gò về định cư, lập ấp tại khu vực phường Trám, khu đất này có nhiều cây Trám to nên được gọi là phường Trám từ Hán gọi là Cổ Lãm Phiên. Cịn về bà Ngơ Thị Thanh vì thương dân nghèo khó nên khơng đi lấy chồng mà ở lại khai hoang, dạy dân cấy lúa, quay tơ, dệt vải. Hàng năm, bà cùng cha mình tổ chức hội Trị mua vui trong ngày đầu xuân, khuyến khích người dân lao động và thu hút thêm người về xóm. Sau khi ơng mất nhân dân lập miếu thờ cúng. Hiện ông đang được thờ trong chùa Phúc Chung. Con gái ông là bà Ngô Thị Thanh được thờ tại miếu Trám. Bà Ngơ Thị Thanh là người có cơng lao to lớn trong việc dạy dân làm ăn và ổn định cuộc sống. Và để tưởng nhớ cơng ơn đó, người dân xóm Trám mở hội hàng năm vào dịp đầu xuân. Lễ hội Trị Trám khơng chỉ tưởng nhớ cơng lao của người đã có cơng khai dân, lập ấp, mà còn tiếp nối hội Trò vốn đã được sáng tạo, thực hành trong quá khứ của người dân xóm Trám.
Người đời tưởng nhớ công ơn khai dân lập ấp của ơng nên đã có đơi câu đối thờ ơng, ngày nay tượng và câu đối vẫn còn.
Thời Á Hồng Bàng thiên dân, hố dân thành thịnh ấp Cơng thuỳ Tứ Xã, Đông thổ, Tây thổ, lẫm anh thanh
Tạm dịch nghĩa là: “Thời Á Hồng Bàng (thời vua Hùng), Ông đã dụ dân lập ấp khai hoang cho dân trở thành khu đất thịnh vượng. Cơng ơn của Ơng lẫy lừng, trùm khắp từ Đơng sang Tây ở đất Tứ Xã”.
Qua tìm hiểu về thần tích về miếu Trị thì thấy rằng tư liệu ở đây chủ yếu là qua truyền khẩu, sự tồn tại của nhân vật mang tính chất huyền thoại, được hư cấu thành một truyền thuyết, khi tìm hiểu xem có một chút vết tích hay một hiện vật nào cịn tồn tại liên quan trực tiếp đến sự hiện diện của thổ thần Ngô Thị Thanh nhưng rất tiếc là khơng cịn. Chỉ có tên tuổi của bà lưu truyền hậu thế, vẫn gắn liền với tín ngưỡng lễ hội ở đây, tạo nên nét đặc sắc, nhưng cũng khơng kém phần huyền bí (theo lý lịch DSVH phi vật thể đề nghị đưa vào danh mục DSVH phi vật thể quốc gia của Sở VH,TT&DL tỉnh Phú Thọ năm 2016).