II – Thực trạng và hoạt động nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng:
2 Những hạn chế và nguyên nhân mà TCTD gặp phải trong huy động vốn bằng
TCTD gặp phải trong huy động vốn bằng nhận tiền gửi
a- Những hạn chế, khó khăn:
Bên cạnh các kết quả đạt được, TCTD cũng gặp phải những hạn chế và khó khăn cần phải được tháo gỡ, cụ thể như sau:
Các TCTD trong những năm qua phải hoạt động trong một môi trường kinh tế phát triển với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều kênh huy động
vốn khác nhau như: tiết kiệm bưu điện, tổ chức bảo hiểm, thị trường chứng khoán, quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển… làm cho thị trường huy động vốn bằng nhận tiền gửi bị phân chia ghê gớm. Đặc biệt, tiết kiệm bưu điện với lợi thế cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phép thực hiện các giải pháp kỹ thuật hiện đại rút tiền nhanh, tiện và an toàn đã thu hút nhiều người dân gửi tiền qua hình thức này, thời gian giao dịch dài hơn và nhanh hơn.
Tỷ trọng huy động vốn trung và dài hạn chưa cao ( chỉ chiếm 19.5% tổng vốn huy động theo như tình hình tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2008). Các TCTD khó có thể tiếp cận các dự án thuộc chương trình kích cầu đầu tư phát triển hạ tầng các ngành y tế, giáo dục và hạ tầng giao
thong… mà hiện nay đang có nhu cầu vốn lớn. Trong khi vốn huy động ngắn hạn lại chiếm tỷ lệ cao, gần 90% tổng tiền gửi huy động.
Mức độ đô la hóa tiền gửi ở Việt Nam khá cao, khiến cho TCTD gặp khó khăn khi chi trả tiền gửi, đặc biệt là cho các cá nhân.
Một số khó khăn vướng mắc trong các dịch vụ liên quan tác động trực tiếp đến khả năng tăng trưởng mức huy động bằng nhận tiền gửi của các TCTD cụ thể:
- Hoạt động thanh toán: hạ tầng kỹ thuật của các TCTD chưa đồng bộ
- Quy định về ủy quyền giao dịch thanh toán qua tài khoản tiền gửi cá nhân, trong trường hợp chủ tài khoản không thực hiện được giao dịch khi đau ốm, bệnh tật, bận công
tác… chưa thuận tiện, theo quy định chỉ được ủy quyền từng lần. Mặt khác, khách hàng là cá nhân rất ít thanh toán qua tài khoản cá nhân mà thường rút tiền mặt.
- Hệ thống thông tin về tiền tệ - ngân hàng của các TCTD còn lỏng lẻo, yếu kém trong khi hoạt động ngân hàng là một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro cao, mang tính dây chuyền và có thể gây ra những tác động bất ngờ, không lường được hết.
b- Nguyên nhân tiêu cực:
- Mặc dù huy động vốn bằng nhận tiền gửi là một hoạt động chủ yếu và quan trọng của các TCTD, là điều kiện, là cơ sở để thực hiện các hoạt động khác như: cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán… nhưng hiện nay nó chưa được
quan tâm đúng mức từ cả phía các cơ quan Nhà nước lẫn TCTD. Biểu hiện qua sự thiếu đồng bộ của các văn bản pháp lý, số lượng các quy định còn hạn chế, chưa cụ thể, rõ rang và chồng chéo lẫn nhau. Các văn bản hướng dẫn thi hành của các Cơ quan nhà nước có liên quan còn ít, khiến cho việc thực hiện pháp luật các chủ thể có liên quan gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, trong công tác áp dụng các quy định pháp luật thiếu thống nhất, thiếu hiệu quả.
- Hoạt động ngân hàng nói chung cũng như nhận tiền gửi nói riêng luôn tiềm ẩn khả năng rủi ro cao nhưng cơ chế đảm bảo cho nó chứ thực sự dáp ứng được nhu cầu, còn quá lỏng lẻo.
- Lãi suất tiền gửi biến đông liên tục, lên xuốn thất thường.
- Cơ chế điều chỉnh thị trường tiền tệ thông qua các công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, chiết khấu… còn hạn chế, chưa phù hợp với điều kiện thị trường tiền tệ hiện nay, tác động không tích cực lắm đến huy động vốn của TCTD
- Tỷ trọng vốn trung và dài hạn và vốn ngắn hạn huy động được còn quá chênh lệch do tiền gửi của tổ chức kinh tế là chủ yếu, mà đó lại chiếm phần lớn là tiền gửi thanh toán (không thời hạn)
- Hoạt động thông tin dự báo về diễn biến thị trường trong tương lai của hệ thống TCTD còn hạn chế, yếu kém. Đặc biệt là căn cứ
TCTD phi ngân hàng chưa được dành một khung pháp lý rộng rãi, một “sân chơi” bình đẳng đối với các TCTD là ngân hàng trong huy động vốn bằng tiền gửi. Họ chưa chú trọng lắm vào hình thức huy động vốn này. - Cách thức thực hiện huy động chưa được đa
dạng, phong phú trên mọi địa bàn, mọi đối tượng và mọi điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau.
Nói tóm lại, hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các TCTD hiện nay đang gặp phải nhiều khó khăn khách quan lẫn chủ quan, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những kết quả mà nó đã đạt được. Tuy vậy vấn đề đặt ra hiện nay là khắc phục chúng như thế nào?