Việc không ghi trong giáo án

Một phần của tài liệu Ứng xử sư phạm (Trang 78)

II. NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ:

Việc không ghi trong giáo án

Hôm đó, tôi lên lớp dạy giờ giảng văn, đó là giờ giảng về một bài thơ nổi tiếng, bài "Dáng Đứng Việt Nam" của nhà thơ Lê Anh Xuân.

Trong lúc cả lớp đang chăm chú nghe tôi đọc diễn cảm bài thơ thì đột nhiên từ cuối lớp có một tiếng hát cất lên khe khẽ.

"Anh tên gì hỡi anh yêu quý... "

Thế là cả lớp bỗng rộn lên cùng ngoái nhìn về phía cuối lớp.

Trước tình huống bất ngờ ấy, không hiểu sao tôi lại bật ra được một cách xử lý, bèn vui vẻ nói: Tôi thật vui vì thấy các em đang có cảm hứng cao với bài thơ, chính vì thế mà có em đã bột phát cất lên tiếng hát, đó là tình cảm trào dâng không kìm nén

được phải không nào.

Nói xong tôi lại tươi cười với vẻ chan hòa, mãn nguyện rồi nói tiếp:

- Thế này nhé, bây giờ ta tập trung vào việc phân tích đã, khi hiểu kỹ chắc cảm hứng của các em về bài thơ và bài hát sẽ sâu sắc hơn.

Tôi tiếp tục giảng giải, phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Sau phần tổng kết "củng cố" bài giảng tôi ngừng lại và nhìn xuống cuối lớp với giọng hồ hởi và nói:

- Bây giờ, tôi mời em (tôi làm như mình đã biết em học sinh đã hát lúc đầu giờ) hát lại toàn bài cho thầy trò ta nghe để một lần nữa thưởng thức bài thơđã được phổ nhạc.

Học sinh cả lớp dồn mắt hướng về cuối lớp mấy học sinh ngồi bàn cuối nhao nhao: - Hùng hát đi, hát đi mau lên? Hùng từ từđứng thẳng lên và nói:

Thưa thầy em có lỗi hát không đúng lúc, bây giờ em xin hát. Hùng cất tiếng hát, giọng hát tuy chưa hay nhưng sao lúc đó cả lớp im lặng đến thế, không khí lớp thật trang nghiêm và khi tiếng hát vừa dứt thì cả lớp rộn lên tràng vỗ tay đúng vào lúc trống hết giờ vang lên như hòa cùng niềm hưng phấn của cả lớp.

TRÚC LÂM

Một phần của tài liệu Ứng xử sư phạm (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)