CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.4 Đánh giá về thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
3.4.2 Những tồn tại
Trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty, dù các nhà quản trị, các nhân viên của PHP đã ln nỗ lực để làm tốt những cơng việc có liên quan đến nghiệp vụ nhận hàng, song vẫn không thể tránh khỏi những tồn tại, vướng mắc phát sinh khi thực hiện chúng.
- Thời gian, tiến độ nhận hàng bị chậm lại so với thời gian quy định
Đây là tồn tại mà bản thân mỗi doanh nghiệp giao nhận nào cũng đều mắc phải. Đặc biệt với nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển thì đây lại là tồn tại rất lớn.
- Trong quá trình nhận hàng, hàng bị hư hỏng, đổ vỡ
Nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển cần đến sự phối hợp của rất nhiều khâu khác nhau trong đó có các khâu phải tác động trực tiếp lên hàng hóa như khâu nhận hàng, bao gói, kiểm hàng, bốc dỡ, vận chuyển hàng…Chúng cũng ít nhiều liên quan, ảnh hưởng và trong nhiều trường hợp làm hàng hóa bị hỏng hóc, sứt mẻ…làm giảm chất lượng nhận hàng của công ty.
- Hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ nhân viên chưa cao
Tại PHP, đội ngũ lao động được đánh giá là trình độ cịn non yếu, vẫn cịn thiếu các kỹ năng và sự hiểu biết cần thiết nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Thực tế hoạt động ở PHP cho thấy rằng những sai sót thiệt hại gay ra cho Cơng ty hầu hết là do nhận viên thiếu kinh nghiệm và hạn chế về trình độ chun mơn. Và bên cạnh đó, hiệu quả làm việc cũng chưa phản ánh đúng thực lực của Công ty
- Cơ sở vật chất kỹ thuật không thường xuyên được nâng cao, đổi mới
Do những yếu kém, hỏng hóc thường xuyên trong trang thiết bị, máy móc văn phịng, cơ sở vật chất kỹ thuật dẫn đến việc thực hiện quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, chưa được hiện đại hóa.
- Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ
Đây khơng chỉ là đặc thù của dịch vụ giao nhận vận tải biển mà còn được coi là một tồn tại cần khắc phục. Tính thời vụ thể hiện vào mùa hàng hải, lượng hàng giao nhận quá lớn trong khi thiếu thiết bị, kho bãi,… không thể phục vụ hết nhu cầu của khách hàng; song đến mùa hàng xuống, khối lượng hàng giảm, sản lượng giao
nhận cũng giảm. Khoảng thời gian hàng nhiều thường là những tháng giữa năm từ tháng 6 đến giữa tháng 8 và những tháng cuối năm (dịp Lễ Giáng Sinh và Tết Dương lịch). Những tháng còn lại việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn nên lượng hàng hóa giao nhận cũng ít đi.
Tính thời vụ này khiến cho hoạt động của Công ty không ổn định, kết quả kinh doanh theo tháng không đồng đều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nhân viên gây ra nhận thức không đúng đắn về nghề nghiệp.
Tồn tại này mang tính khách quan, nằm ngồi sự trù liệu của doanh nghiệp nên để khắc phục khơng đơn giản, nó cần sự vận động của bản thân doanh nghiệp, hơn thế là sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng.