Trung Quốc nhiều khả năng phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào nguồn dầu mỏ và khí đốt ở Trung Đơng, ảnh hưởng đến chủ trương đa dạng hóa nguồn cung và giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ các nước Trung Đông. Một số quốc gia xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông đứng trước nguy cơ phụ thuộc vào thị trường lớn Trung Quốc. Phụ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể là mối đe dọa lớn đối với ổn định và phát triển của các quốc gia.
Những khoản đầu tư, viện trợ lớn của Trung Quốc dành cho các quốc gia tham gia BRI đặt các nước trước nguy cơ ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, kéo theo nguy cơ phụ thuộc về chính trị, đánh mất sự độc lập trong q trình hoạch định, triển khai chính sách đối nội lẫn đối ngoại.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực trở thành quốc gia có sức mạnh tồn diện hàng đầu thế giới, có tầm ảnh hưởng quốc tế to lớn vào năm 2049 như phát biểu của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại hội XIX Đảng Cộng sản
Trung Quốc (习近平, 2017b), nhiều khả năng Trung Quốc sẽ có những hành động mạnh mẽ hơn ở Trung Đông. Điều này sẽ khiến cạnh tranh chiến lược nước lớn gia tăng, tình hình khu vực và thế giới sẽ có những biến động khó lường. Sự va chạm giữa sáng kiến “Vành đai – Con đường” của Trung Quốc và chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ sẽ khiến tập hợp lực lượng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thêm phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực.
Sự can dự ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực Trung Đông cũng kéo theo khuynh hướng tập hợp lực lượng trong khu vực tiếp tục diễn ra một cách phức tạp, khiến cục diện chính trị - an ninh ở khu vực Trung Đơng tiếp tục rơi vào trạng thái bất ổn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột giữa các phe phái vốn có mối quan hệ đối kháng với nhau
Tiểu kết chương 4
Lấy năng lượng làm trục chính, Trung Quốc đã đẩy mạnh phát triển quan hệ với khu vực này và đạt nhiều lợi ích to lớn khi đảm bảo được an ninh năng lượng quốc gia và từng bước nâng cao khả năng kiểm sốt nguồn dầu mỏ, khí đốt chiến lược ở Trung Đơng. Bên cạnh đó, mối quan hệ đó cũng đang tạo nên những thách thức lớn cho chính Trung Quốc cũng như tạo nên những tác động tiêu cực đối với tình hình thế giới, khu vực.
Tiếp tục gia tăng sự hiện diện, vai trò và tầm ảnh hưởng trong một khu vực có vị trí chiến lược đặc biệt như Trung Đơng. Trung Quốc cần có chính sách phù hợp trong hóa giải hàng loạt thách thức đang đặt ra đối với Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay
KẾT LUẬN
Trong nửa đầu thế kỷ XXI, dầu mỏ vẫn tiếp tục là nguồn nhiên liệu chiến lược, tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên phạm vi tồn cầu cũng như q trình hoạch định chính sách của các quốc gia, có khả năng làm thay đổi bản chất các mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau.
Là quốc gia tiêu thụ và nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đang nhanh chóng trở thành quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ khí đốt lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã tăng cường triển khai chính sách năng lượng của mình tại các nước khu vực Trung Đông. Trong quan hệ với các nước Trung Đông, Trung Quốc đã phát triển từ việc thực hiện các hợp đồng thương mại dầu khí sang triển khai các hoạt
động đầu tư, góp vốn và đang tiến tới mục tiêu sở hữu, làm chủ các giếng dầu trong khu vực Trung Đông nhằm đảm bảo thế chủ động trong đảm bảo an ninh năng lượng, biến năng lượng trở thành cơng cụ chính sách trong tranh giành ảnh hưởng chiến lược trên trường quốc tế.
Trung Quốc đã khéo léo khai thác yếu tố lịch sử - văn hóa để tranh thủ sự ủng hộ của các nước Trung Đông đối với sự hiện diện của mình trong khu vực. Trong quan hệ với các nước khu vực, Trung Quốc đặt trọng tâm vào phát triển quan hệ với những quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhằm mục tiêu đảm bảo khả năng tiếp cận và từng bước làm chủ nguồn tài nguyên chiến lược này. Đặc biệt là 5 quốc gia: Saudi Arabia, Iran, Iraq, Các tiểu Vương quốc Arap thống nhất, Kuwait.
Những bất ởn về chính trị - xã hội trong khu vực, khả năng đảm bảo an ninh cho tuyến đường vận chuyển năng lượng huyết mạch từ Trung Đông đến Trung Quốc, những nhận định khác nhau về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với địa bàn chiến lược hàng đầu thế giới về mặt kinh tế và năng lượng, đặc biệt là thách thức từ phản ứng của Hoa Kỳ đối với vai trò ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Trung Đông là những thách thức lớn mà Trung Quốc đang phải đối mặt trong quá trình phát triển quan hệ với các nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới.
Tương lai quan hệ của Trung Quốc với các nước khu vực Trung Đông phụ thuộc khá nhiều yếu tố, đó là khả năng vượt qua những thách thức Trung Quốc đang đối mặt, từ sự điều chỉnh chính sách của Mỹ, từ khả năng hiện thực hóa chủ trương đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng chính trong tởng nguồn năng lượng sơ cấp của Trung Quốc…Trong ngắn hạn, mối quan hệ này sẽ còn tiếp tục phát triển do sự tương đồng về lợi ích của nhau, do sự gắn kết của dầu mỏ và khí đốt. Dầu mỏ và khí đốt chính là trụ cột cho q trình phát triển quan hệ Trung Quốc – Trung Đông.