TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1 Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc kh

Một phần của tài liệu Ma trận đề hè 2011 (Trang 77)

- Có hai loại điện tích là điện tích âm () và điện tích dương (+) Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau.

A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1 Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc kh

Câu 1. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi

A. vật đó không chuyển động.

B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian.

C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi.

Câu 2. Áp suất không có đơn vị đo là

A. Paxcan B. N/m3 C. N/m2 D. N/cm2

Câu 3. Nguyên tắc cấu tạo của máy nén thủy lực dựa vào A. sự truyền áp suất trong lỏng chất lỏng

B. sự truyền áp suất trong lòng chất khí C. sự truyền lực trong lòng chất lỏng D. nguyên tắc bình thông nhau

Câu 4. Phương án có thể giảm được ma sát là

A. tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. B. tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. C. tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. D. tăng diện tích của mặt tiếp xúc.

Câu 5. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe

A. đột ngột giảm vận tốc. B. đột ngột tăng vận tốc. C. đột ngột rẽ sang trái. D. đột ngột rẽ sang phải.

Câu 6. Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,2km là

A. 50s B. 40s C. 25s D. 10s

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau

Câu 7. Tốc độ trung bình là gì? Cách xác định tốc độ trung bình của chuyển động không đều?

Câu 8. Trong các trường hợp dưới đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện? a) Kéo một hộp gỗ trượt trên bàn.

b) Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn đứng yên. c) Một quả bóng lăn trên mặt đất.

Câu 9. Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực?

Câu 10. Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết rằng trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3.

b) Nếu cho tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng áp suất tác dụng lên thân tàu là bao nhiêu? Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc đó là bao nhiêu?

1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM

A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án C B A C D B

B. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 7:2,0 điểm.

- Tốc độ trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức

t s

vtb = , trong đó, vtb là tốc độ trung bình, s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường.

- Để xác định tốc độ trung bình của chuyển động trên một quãng đường, ta đo quãng đường và thời gian để đi hết quãng đường đó rồi thay các giá trị đo được vào công thức tính tốc độ trung bình

t s vtb = 1 điểm 1 điểm Câu 8. 1,5 điểm

a) Khi kéo hộp gỗ trượt trên mặt bàn, giữa mặt bàn và hộp gỗ xuất hiện lực ma sát trượt.

b) Cuốn sách đặt trên mặt bàn nghiêng so với phương ngang, cuốn sách đứng yên thì giữa cuốn sách với mặt bàn xuất hiện ma sát nghỉ.

c) Khi quả bóng lăn trên mặt đất, giữa mặt đất và quả bóng có lực ma sát lăn.

0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm

Câu 9. 1,5 điểm

- Cấu tạo: Bộ phận chính của máy ép thủy lực gồm hai ống hình trụ tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng, mỗi ống có một pít tông.

- Hoạt động: Khi ta tác dụng một lực f lên pít tông A. lực này gây một áp suất p lên mặt chất lỏng p =

s f

áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn tới pit tông B và gây ra lực F = pS nâng pít tông B lên.

0,5 điểm

1 điểm

Câu 10. 2,0 điểm

a) Áp suất tác dụng lên thân tàu ở độ sâu 180m là: p = h.d = 180.10300 = 1854000 N/m2

b) Nếu tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng của áp suất là: ∆p = ∆h.d = 30.10300 = 309000 N/m2

Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc này là:

p' = p + ∆p = 1854000 + 309000 = 2163000 N/m2

0,75 điểm 0,75 điểm 0,5 điểm

2. ĐỀ SỐ 2.

Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (70% TNKQ, 30% TL)

2.1. NỘI DUNG ĐỀ

A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi Câu 1. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi

B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian.

C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi.

Câu 2. Độ lớn của tốc độ cho biết

A. quãng đường dài hay ngắn của chuyển động B. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động C. thời gian dài hay ngắn của chuyển động D. thời gian và quãng đường của chuyển động

Câu 3. Khi nói về quán tính của một vật, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào khôngđúng? A. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính.

B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được. C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ và ngược lại.

D. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính lớn và ngược lại.

Câu 4. Áp lực là

A. lực tác dụng lên mặt bị ép.

B. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. C. trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng. D. lực tác dụng lên vật chuyển động.

Câu 5. Khi nói về áp suất chất lỏng, câu kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang đều bằng nhau.

B. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng tăng. C. Chân đê, chân đập phải làm rộng hơn mặt đê, mặt đập. D. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng giảm.

Câu 6. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi A. tiết diện của các nhánh bằng nhau.

B. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên. C. độ dày của các nhánh như nhau.

D. độ dài của các nhánh bằng nhau.

Câu 7. Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét không đúng là A. Thuyền chuyển động so với người lái thuyền.

B. Thuyền chuyển động so với bờ sông. C. Thuyền đứng yên so với người lái thuyền. D. Thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ.

Câu 8. Chuyển động đều là

A. chuyển động của một vật đi được những quãng đường khác nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.

B. chuyển động của một vật có tốc độ không đổi theo thời gian C. chuyển động của một vật mà tốc độ thay đổi theo thời gian.

D. chuyển động của một vật đi được những quãng đường khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau

Câu 9. Lực là đại lượng véctơ vì

A. lực làm cho vật chuyển động B. lực làm cho vật bị biến dạng C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ D. lực có độ lớn, phương và chiều

Câu 10. Phương án có thể giảm được ma sát là:

A. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc.

Câu 11. Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,2km là

A. 50s B. 25s C. 10s D. 40s

Câu 12. Một người đi xe đạp trong một nửa quãng đường đầu với tốc độ v1 = 12km/h và nửa quãng đường còn lại với tốc độ v2 = 20km/h. Tốc độ trung bình của người đó trên cả quãng đường là

A. 15km/h B. 16km/h C. 11km/h D. 14km/h.

Câu 13. Hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phải, chứng tỏ xe

A. đột ngột giảm vận tốc. B. đột ngột tăng vận tốc. C. đột ngột rẽ sang trái. D. đột ngột rẽ sang phải.

Câu 14. Một bình hình trụ cao 3m chứa đầy nước, trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m2, một điểm A trong bình cách đáy bình 1,8m. Áp suất của nước tác dụng lên điểm A là

A. 18000N/m2 B. 10000N/m2 C. 12000N/m2 D. 30000N/m2.

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau

Câu 15. Trong các trường hợp dưới đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện? a) Kéo một hộp gỗ trượt trên bàn.

b) Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn đứng yên. c) Một quả bóng lăn trên mặt đất.

Câu 16. Một bánh xe xích có trọng lượng 45000N, diện tích tiếp xúc của các bản xích xe lên mặt đất là 1,25m2. Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất?

2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM

A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Đáp án C B C B D B A B D C D A C C

B. TỰ LUẬN: 3 điểm Câu 15. 2 điểm

Một phần của tài liệu Ma trận đề hè 2011 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w