Những khó khăn và hạn chế gặp phải

Một phần của tài liệu Xu thế trong phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở việt nam (Trang 34 - 37)

1. Vài nét về thị trường BHNT Việt Nam

1.2. Những khó khăn và hạn chế gặp phải

Tuy đã có những dấu hiệu tích cực về các thành tựu đã đạt được đáng kể trong năm 2007 và đầu năm 2008 nhưng thị trường Bảo hiểm nhân thọ Việt nam cụ thể là những doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam cũng khơng tránh khỏi những khó khăn và trở ngại trong việc kinh doanh cũng như mở rộng thị trường, tiếp cận và đưa ra những sản phẩm bảo hiểm mới đến tay khách hàng.

Trong năm 2007 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 12,6% và dự báo trong năm 2008 tỷ lệ này cịn cao hơn, làm cho chúng ta nhớ đến tình trạng lạm phát trong những năm đầu bảo hiểm nhân thọ được triển khai. Lạm phát cao kéo theo hệ quả là làm giảm niềm tin của công chúng đối với các khoản đầu tư dài hạn, các hợp đồng bảo hiểm dài hạn đồng thời làm cho lãi suất ngắn hạn tăng lên cao (như lãi suất tiết kiệm ngân hàng), tạo ra sự cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Không chỉ ảnh hưởng bởi lạm phát việc giá vàng tăng kỷ lục trong giai đoạn vừa qua cũng

gây ảnh hưởng không nhỏ tới danh thu, thị phần của các doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ.

Sự cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính (như ngân hàng, chứng khốn và các tổ chức tài chính) và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong việc thu hút tiền vốn nhàn rỗi trong dân chúng ngày càng gay gắt. Các ngân hàng đã đưa ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao đối với các sản phẩm bảo hiểm như tiết kiệm gửi định kỳ, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm với thời hạn dài kèm theo các hình thức khuyến mại như tặng bảo hiểm, rút thăm trúng thưởng và nhiều ưu đãi liên quan khác. Năm 2008 Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 12% lên 14% /năm, có ngân hàng đã tăng nâng lãi suất huy động trên 19%, việc này khiến người dân giảm bớt quan tâm tới các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Trên thực tế đã có khơng ít khách hàng đã chấp nhận thua thiệt, chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trước hạn. Số lượng hợp đồng bị hủy tăng mạnh. Sáu tháng đầu năm, tổng doanh thu đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tắng 13.58% nhưng giá trị hoàn lại hợp đồng (hợp đồng bị hủy) là hơn 829 tỷ đồng, gần 70% giá gị hợp đồng bị hủy của nguyên năm 2007.

Môi trường luật pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm mặc dù đã được quan tâm xây dựng nhưng đến nay vẫn chưa theo kịp sự phát triển của ngành, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Điều vui mừng là việc sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm đã được đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội trong năm 2010.

Các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp BH nhân thọ như: chất lượng phục vụ, khả năng tiếp cận khách hàng…cùng gây khó khăn trọng việc duy trì và khai thác mới các hợp đồng Bảo Hiểm nhân thọ. Chất lượng phục vụ khách hàng còn gặp phải một số vấn đề như sau:

+ Các đại lý không được đào tạo một cách đầy đủ và bài bản, không chú tậm tới hoạt động tư vấn cũng như kiến thức nghề nghiệp khiến trong q trình tư vấn dẫn đến sai sót, tư vấn sai cho khách hàng

+ Việc giải đáp thắc mắc của khách hàng tại một số trung tâm dịch vụ khách hàng chưa nhiệt tình, giải thích vịng vo làm giảm niềm tin của khách hàng.

+ Khi có khiếu nại phát sinh trách nhiệm bảo hiểm việc giải quyết chi trả tiền bảo hiểm cho khách hàng chưa thỏa đáng gây ra tâm lý lo lắng và chán nản đối với người tham gia bảo hiểm

Bên cạnh những hạn chế do yếu tố chủ quan bên trong doanh nghiệp thì cũng có những khó khăn gây ra bởi nguyên nhân từ khách hàng:

+ Người dân chưa thục sự tin tưởng các doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ

+ Một phần bộ phân người dân có tâm lý xem nhẹ bảo hiểm, chấp nhận rủi ro và khơng có phương án đề phịng hay tích lũy để bảo vệ mình và người thân.

+ Đa số khách hàng là người Việt Nam có thói quen mua hàng “ mặt đối mặt”, “mặt đối hàng” gây khó khăn cho các sản phẩm vơ hình như sản phẩm bảo hiểm.

Nhận thức và hiểu biết của thị trường cũng như của các cơ quan nhà nước nói chung về bảo hiểm nhân thọ vẫn chưa cao, gây khó khăn cho hoạt động của ngành. Đặc biệt, đến nay đại lý bảo hiểm nhân thọ chưa nhận được sự đánh giá cao của cơng chúng và chưa được chính thức thừa nhận như một nghề nghiệp chuyên nghiệp.

Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gặp không ít khó khăn do thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển đầy đủ. Hiện có tới 90% nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chỉ dành đầu tư vào trái phiếu chính phủ và gửi ngân hàng thương mại. Vì thế hiệu quả đầu tư thấp và bảo tức cho người tham gia bảo hiểm vẫn chưa cao.

Một phần của tài liệu Xu thế trong phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)