Thành phần nguyên liệu và ảnh hƣởng của chúng tới quá trình mòn khuôn

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao khả năng chống mài mòn cho bộ khuôn ép gạch mộc thông tâm trong dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng eva350 (Trang 41)

khuôn

5.1 Đất sét

Đây là thành phần nguyên liệu chủ yếu được dùng để sản xuất gạch, chúng chiếm tới 40% – 50% tỷ trọng của hỗn hợp nguyên liệu. Nếu phân loại theo chỉ số dẻo IP (Index Plastic) hay cách phân loại theo tiêu chuẩn đất của Việt Nam thì đất sét được dùng ở các nhà máy sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Bình chủ yếu thuộc loại đất sét có chỉ số IP dao động từ 7 – 15. Trong hỗn hợp nguyên liệu đất sét đóng vai trò vật liệu liên kết các thành phần nguyên liệu trong khâu tạo hình và tạo độ rắn chắc của gạch sau khi được nung ngoài ra đất sét còn tạo màu sắc thẩm mỹ trong kỹ thuật xây dựng vv …

Xét về khía cạnh tương tác với khuôn thì thành phần đất sét chỉ có tương tác cơ học ở khía cạnh mài mòn nhưng khả năng mài mòn cũng như ăn mòn của

đất sét là thấp hơn nhiều so với các thành phần khác trong hỗn hợp của nguyên liệu.

5.2 Đất cát – đất pha cát

Đây cũng là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong hỗn hợp chỉ đứng sau thành phần đất sét nó chiếm khoảng 25% - 40% tổng khối lượng trong hỗn hợp. Theo cách phân loại đất của Việt Nam thì loại đất này có tên gọi là đất cát, có chỉ số dẻo IP ≤ 7. Nó đóng vai trò là chất độn thay thế cho đất sét vì khả năng khai thác dễ nên có giá thành rẻ và đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà sản xuất. Sau khi nung thành phần cát sẽ cho sản phẩm một màu nâu tím (tuỳ vào tỷ trọng và nhiệt độ nung) tạo cảm giác sản phẩm gạch được nung già hơn so với gạch có tỷ trọng thành phần đất cát thấp hoặc không có (điều đó cũng giúp cho nhà sản xuất dễ bán sản phẩm hơn)

Đối với khuôn ép tạo hình hay các chi tiết trong máy nhào đùn chân không thì cát là một trong những vật liệu gây ra lượng mài mòn lớn nhất. Nó đóng vai trò như những hạt mài với kích thước nhỏ nhưng sắc, nhọn làm cho bề mặt các chi tiết máy tiếp xúc và chuyển động đối tiếp với chúng nhanh chóng bị mài mòn các bề mặt, làm giảm kích thước, hình dáng và làm giảm năng suất, hiệu quả làm việc của máy đi nhiều lần khi đã bị mòn.

STT Tên đất Căn cứ để phân loại

Đất rời Căn cứ để phân loại

1 Tảng lăn Các hạt d > 200mm chiếm trên 50% 2 Dăm cuội Các hạt d > 10mm chiếm trên 50% 3 Sỏi sạn Các hạt d > 2mm chiếm trên 50% 4 Cát sạn Các hạt d > 2mm chiếm trên 25% 5 Cát thô Các hạt d > 0,5mm chiếm trên 50%

6 Cát vừa Các hạt d > 0,25mm chiếm trên 50% 7 Cát nhỏ Các hạt d > 0,1mm chiếm trên 75% 8 Cát bụi Các hạt d > 200mm chiếm ít hơn 75%

Đất dính Chỉ số dẻo IP (Index Plastic)

9 Á cát IP < 7

10 Á sét 7≤ IP <17

11 Sét IP ≥ 17

Bảng II.2 Bảng phân loại đất theo quy phạm Việt nam

5.3 Than.

Than là thành phần không thể thiếu trong hỗn hợp nguyên liệu được sử dụng làm gạch nó chiếm tỷ lệ từ khoảng 4% - 8% tỷ trọng trong khối lượng của hỗn hợp (tùy thuộc vào chất lượng của than) . Nó đóng vai trò là nhiên liệu kết hợp với than rời được đốt bên ngoài để nung gạch hay đóng vai trò của vật liệu liên kết trong viên gạch. Ngoài ra sau khi nung nó biến thành xỉ than và làm cho viên gạch có trọng lượng nhẹ hơn.

Xét về góc độ ảnh hưởng của than với khuôn thì than có tác động giống như những hạt mài ở kích thước to (thô) làm cho bề mặt khuôn bị cào xước mạnh (cày xới). Dưới áp lực của trục vít tải thứ cấp nó kết hợp với các thành phần trong hỗn hợp nguyên liệu làm cho bề mặt khuôn bị mài mòn nhanh chóng.

5.4 Xỉ than

Để tăng độ xốp, nhẹ của viên gạch giảm tỷ lệ của các thành phần khác và chủ yếu là tận thu những phế liệu của quá trình nung người ta cho thêm vào hỗn hợp nguyên liệu một tỷ lệ nhất định là xỉ than. Nó giúp cho sự liên kết các thành phần nguyên liệu trong viên gạch được tốt hơn, làm cho trọng

lượng gạch giảm đáng kể , ngoài ra nó còn làm cho hệ số dẫn nhiệt từ ngoài vỏ viên gạch vào trong lõi tăng lên nhờ vậy quá trình nung nhanh hơn giúp giảm chi phí sản xuất.

Nhưng tác động của xỉ than đối với khuôn thì đây là thành phần của nguyên liệu gây ra hiện tượng cào xước và làm mòn khuôn với lượng mòn lớn nhất (điều này sẽ được thể hiện trong phần thực nghiệm xác định các yếu tố làm mòn khuôn).

5.5 Mùn cƣa, trấu

Đây được coi là những chất phụ gia nhằm giúp cho viên gạch được xốp nhẹ hơn đồng thời nó cũng đóng vai trò là nhiên liệu làm chín gạch trong quá trình nung

Xét về tác động của các thành phần này tới khuôn thì nó gần như không có một tác động đáng kể nào tới khuôn nên có thể bỏ qua tác động cơ học của thành phần này.

5.6 Nƣớc và khí.

Trong hỗn hợp nguyên liệu làm gạch nước chiếm khoảng 2 – 5% trong quá trình tạo mộc và giảm xuống dưới 2% khi bắt đầu đem vào lò sấy và nung.

Khí cũng có mặt trong thành phần hỗn hợp nguyên liệu, nó tồn tại trong các khoảng trống của các hạt đất,cát,xỉ than,than...Nó chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với các thành phần khác trong hỗn hợp do có khối lượng riêng nhỏ.Chúng bao gồm các thành phần khí có mặt trong không khí như: Ôxy, nitơ,mêtal vv...

Chúng cũng góp mặt vào quá trình làm mòn bề mặt của khuôn nhưng theo một cách khác không giống như các thành phần trong hỗn hợp nguyên liệu. Đó là chúng gây lên các phản ứng hóa học tạo nên các lớp màng ô xít rất mỏng và sau đó lớp màng này nhanh chóng bị bóc tách ra khỏi bề mặt khuôn bởi quá trình trượt của nguyên liệu trên khuôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao khả năng chống mài mòn cho bộ khuôn ép gạch mộc thông tâm trong dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng eva350 (Trang 41)