Ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường bên ngồi đến vấn đề

Một phần của tài liệu Ứng dụng chữ ký điện tử trong công tác cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ

3.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường bên ngồi đến vấn đề

nghiên cứu

3.2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đạt tốc độ phát triển rất mạnh và thu được nhiều thành tựu to lớn. Đáng chú ý nhất đó là việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO vào 7/11/2007. Điều này là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội cho nền kinh tế nước ta. Bình đẳng về kinh doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước là một động lực tốt để doanh nghiệp nội địa tăng khả năng cạnh tranh, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử. Kinh doanh khơng giới hạn về vị trí địa lý của thương mại điện tử lúc này mới thực sự thế hiện được tính siêu việt của nó. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần có sự hỗ trợ từ phía các Bộ, Ngành trong thủ tục hành chính, giảm chi phí, giảm thời gian trong việc khai báo CO. Điều này đã được cụ thể hóa bằng sự ra đời của dịch vụ cơng trực tuyến, với dịch vụ này doanh

nghiệp có thể khai báo CO điện tử và dùng chữ ký điện tử do Bộ Cơng thương cấp để chứng thực bản khai của mình.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ trong thời gian vừa qua đã có những ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế châu Á với mức độ khác nhau. Nền kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng ở 3 lĩnh vực chủ yếu là thị trường chứng khốn, hoạt động tín dụng và xuất nhập khẩu mà trong đó xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam dần bị thu hẹp, trong khi đó kinh tế Việt Nam đang nhập siêu với tỷ lệ lớn hơn 5%.

Với tình hình đó, việc ứng dụng Thương mại điện tử trong kinh doanh cũng như ứng dụng chữ ký điện tử trong các dịch vụ hành chính cơng là một giải pháp, một công cụ hữu dụng, tạo một hướng đi mới cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu.

3.2.2.2 Ảnh hưởng của hệ thống pháp lý về Thương mại điện tử.

Từ năm 2005 đến nay Việt Nam đã từng bước xây dựng khung pháp luật để đảm bảo cho dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát triển. Cụ thể Việt Nam đã ban hành các Luật và văn bản dưới luật về Thương mại điện tử, giao dịch điện tử và chứng thực chữ ký điện tử. Trong đó, đáng kể nhất là:

- Luật giao dịch điện tử (năm 2005). - Luật công nghệ thông tin năm 2006.

- Nghị định của chính phủ số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 - quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số.

- Quyết định số 018/2007/QĐ-BTM - ban hành Quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử.

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nướcđã tạo một sự thuận lợi cũng như tự tin cho doanh nghiệp trong việc ứng dụng chữ ký điện tử

trong nhiều lĩnh vực, một trong số đó là việc khai báo C/O trực tuyến.

Hệ thống Luật Giao dịch điện tử tại Việt Nam hiện nay được hình thành dựa vào hai trụ cột chính là Luật Giao dịch điện tử 2005 và Luật Công nghệ thông tin 2006. Luật Giao dịch điện tử đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử trong xã hội bằng việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, đồng thời quy định khá chi tiết về chữ ký điện tử, một yếu tố đảm bảo độ tin cậy của thông điệp dữ liệu khi tiến hành giao dịch. Luật Giao dịch điện tử chủ yếu điều chỉnh giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại; trong khi Luật Công nghệ thông tin quy định chung về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cùng những biện pháp bảo đảm hạ tầng công nghệ cho các hoạt động này. Kết hợp với nhau, hai Luật đã điều chỉnh một cách tương đối tồn diện những khía cạnh liên quan đến ứng dụng cơng nghệ thông tin và thương mại điện tử trong các hoạt động kinh tế - xã hội tại Việt Nam.

Tuy nhiên hiện nay mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử tại các doanh nghiệp vẫn chưa cao đặc biệt có sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền và lĩnh vực kinh doanh. Theo điều tra của Bộ Công thương, Ở góc độ hạ tầng kỹ thuật, máy vi tính và mạng nội bộ là hai thiết bị công nghệ không thể thiếu cho việc ứng dụng CNTT và TMĐT. Do đó, các thống kê về hai chỉ tiêu này là tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Về tình hình sử dụng máy tính, trung bình mỗi doanh nghiệp có 15,5 máy tính (năm 2006 là 17,6 và năm 2007 là 22,9), trung bình cứ 10 lao động có một máy tính (năm 2007 là 8,1). Có thể thấy năm 2008 tỷ lệ máy tính trung bình trong doanh nghiệp có sự giảm sút đáng kể so với các năm trước. Hai nguyên nhân cơ bản là các doanh nghiệp tham gia điều tra năm nay ít tập trung ở hai thành phố lớn nhất nước và các lĩnh vực kinh doanh tiên tiến (riêng tỷ lệ doanh nghiệp

thuộc lĩnh vực Cơ khí máy móc, hóa chất, xây dựng và Nơng lâm thủy sản, chế biến thực phẩm đã chiếm 39%).

Có thể nói sự ra đời của hệ thống eCosys và việc ứng dụng chữ ký điện tử trong công tác cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử là cần thiết trước thực trạng sử dụng công nghệ thông tin cũng như sử dụng chữ ký điện tử của các doanh nghiệp hiện nay, bên cạnh đó chúng ta cũng đã có hệ thống khung pháp lý với hai luật cơ bản là Luật Giao dịch điện tử và Luật công nghệ thông tin đủ chặt chẽ để triển khai dịch vụ này đồng thời cũng giúp doanh nghiệp tự tin và yên tâm hơn khi sử dụng chữ ký điện tử trong khai báo C/O và các hoạt động thương mại điện tử khác.

Một thực tế nữa cũng là nhân tố cản trở sự phát triển của việc ứng dụng chữ ký điện tử rộng rãi trong cấp chứng nhận xuất xứ điện tử đó là hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có duy nhất một tổ chức được phép chứng thực chữ ký điện tử mặc dù đã có hệ thống các văn bản tạo thành khung pháp luật cơ bản về dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

Điều 28 Luật Giao dịch điện tử quy định rằng hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử có nhiệm vụ:

- Cung cấp thơng tin cần thiết để giúp chứng thực chữ ký điện tử của người ký thông điệp dữ liệu.

- Cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử theo quy định của Pháp luật.

Thực hiện những quy định nêu trên, ngày 21/02/2008 Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã ban hành Quyết định số 04/2008/QĐ-NHNN trong đó đưa ra quy chế cấp phát, quản lý, sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước . Theo Quy chế này, “dịch vụ chứng tực chữ ký số là một loại hình dịch vụ do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước cung cấp” (điều 3, khoản 2 của quy chế) và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước do Cục Công nghệ tin học Ngân hàng quản lý và đây cũng

chính là tổ chức duy nhất của Ngân hàng Nhà nước cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (điều 4, khoản 1 của Quy chế).10

Một phần của tài liệu Ứng dụng chữ ký điện tử trong công tác cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)