Mối quan hệ giữa các bảng

Một phần của tài liệu xây dựng website thương mại điện tử cho công ty tnhh gia thịnh (Trang 46 - 49)

V. Tìm hiểu về Flash và Java Script

4.Mối quan hệ giữa các bảng

4.1 Mô hình thực thể liên kết E-R4.1.1 Xác định mô hình thực thể liên kết 4.1.1 Xác định mô hình thực thể liên kết

• Xác định các thực thể:

- Từ tài nguyên hệ thống: Sản Phẩm, Admin, Loại sản phẩm, tin mới

- Từ giao dịch: Hóa đơn.

- Từ cấu trúc: Chi tiết hóa đơn

• Xác định mối liên hệ giữa các thực thể

- Sản phẩm - Loại sản phẩm (Nhiều – Một): Một sản phẩm chỉ có thể thuộc một loại sản phẩm, một loại sản phẩm có thể có nhiều sản phẩm

- Sản phẩm – Chi tiết hóa đơn (Một – Nhiều): Một sản phẩm có thể thuộc nhiều chi tiết hóa đơn nhưng một chi tiết hóa đơn chỉ có thể chứa một sản phẩm

- Chi tiết hóa đơn – Hóa đơn (Nhiều – Một): Một chi tiết hóa đơn chỉ có thể thuộc một hóa đơn nhưng một hóa đơn có thể có nhiều chi tiết hóa đơn.

4.1.2 Mô hình thực thể liên kết E-R

Hình 10: Mô hình thực thể liên kết E-R

4.2 Mô hình quan hệ

Sản phẩm Loại Sản phẩm

Hóa Đơn Chi Tiết Hóa Đơn

Ý Kiến Đóng Góp Tin Mới Admin Thuộc Giao Dịch Thuộc

Hình 11: Mô hình quan hệ

Giải thích:

- Giữa hai bảng: SanPham (Sản phẩm) và LoaiSP (Loại sản phẩm) tồn tại mối quan hệ Nhiều – Một (n - 1). Vì mỗi maLoai (Mã loại) của bảng loại sản phẩm thì có nhiều maSP (Mã sản phẩm) của bảng sản phẩm, nhưng mỗi mã sản phẩm thì chỉ thuộc về một loại mã loại sản phẩm.

Ví dụ: Mã 01 tương ứng với loại sản phẩm là cúp, và có rất nhiều mã sản phẩm như GT01, C02… thuộc mã loại là 01.

- Giữa hai bảng: HoaDon (Hóa đơn) và ChiTietHoaDon (Chi tiết hóa đơn) tồn tại mối quan hệ Một - Nhiều (1 - n). Vì mỗi maHD (Mã hóa đơn) của bảng hóa đơn thì có nhiều chi tiết hóa đơn khác nhau nhưng mỗi chi tiết hóa đơn thì chỉ thuộc một mã hóa đơn.

Ví dụ như: Mã 01 tương ứng hóa đơn mang mã 01, hóa đơn này bán cho khách hàng A một danh sách sản phẩm gồm có C01(số lượng 10 chiếc), BT02 (số lượng 20 chiếc) vậy sẽ có 2 chi tiết hóa đơn là chi tiết hóa đơn 1 với mã hóa đơn là 01 và mã

sản phẩm là C01 với số lượng 10 chiếc và chi tiết hóa đơn 2 với mã hóa đơn là 01 và mã sản phẩm là BT02 với số lượng 20 chiếc.

- Giữa hai bảng: SanPham (Sản phẩm) và ChiTietHoaDon (Chi tiết hóa đơn) tồn tại mối quan hệ Một – Nhiều. Vì mỗi maSP (Mã sản phẩm) của bảng Sản phẩm thì có thể tồn tại trên nhiều chi tiết hóa đơn khác nhau với điều kiện là mã hóa đơn của chia tiết hóa đơn ấy là khác nhau (vì bảng chi tiết hóa đơn có hai khóa chính), nhưng mỗi chi tiết hóa đơn thì chỉ có thể tồn tại một mã sản phẩm.

Ví dụ: Một chi tiết hóa đơn với mã hóa đơn là 01 có chứa sản phẩm mã C02 và một chi tiết hóa đơn với mã hóa đơn là 02 có chứa sản phẩm mã C02 là hợp lệ, nhưng hai sản phẩm có mã là C01 thuộc một chi tiết hóa đơn có mã hóa đơn là 01 thì không thể.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ, CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ HƯỚNG KHÁC PHỤC TRONG TƯƠNG LAI

Một phần của tài liệu xây dựng website thương mại điện tử cho công ty tnhh gia thịnh (Trang 46 - 49)