Ngoài ra, để nâng cao chất lượng gia công trong may mặc các doanh nghiệp Việt Nam cần sự hỗ trợ rất lớn của các tổ chức, chính phủ trong việc ban hành các quy định,

Một phần của tài liệu Trình bày hoạt động gia công quốc tế trong ngành may mặc nhận xét hoạt động gia công ngành may mặc ở việt nam (Trang 26 - 29)

Nam cần sự hỗ trợ rất lớn của các tổ chức, chính phủ trong việc ban hành các quy định, thủ tục mở cửa để ngành gia công may mặc phát triển bền vững và hiệu quả.

3.2.3. Mở rộng quan hệ đối tác

Theo bản chất, hoạt động gia cơng may mặc quốc tế cần phải có đối tác là các doanh nghiệp nước ngồi cung cấp ngun vật liệu, bán thành phẩm, cơng nghệ và nhận tiêu thụ sản phẩm sau khi sản xuất ra. Như vậy, quan hệ đối tác là một phần rất quan trọng, là yếu tố quyết định sự phát triển hay suy thối của hoạt động gia cơng quốc tế. Đối tác đóng vai trị nhà bảo trợ, cung cấp nguyên vật liệu và công nghệ đầu vào, đồng thời là thị trường, là khách hàng đầu ra. Để có thể phát triển hoạt động, các doanh nghiệp cũng như Nhà nước cần phải chú ý duy trì quan hệ tốt với các doanh nghiệp quốc tế hiện tại, đồng thời mở rộng quan hệ đối tác với các doanh nghiệp mới.

Về phía Nhà nước, các Bộ và các cơ quan chuyên ngành có trách nhiệm cần chú ý

xúc tiến thương mại, đẩy mạnh hoạt động liên kết giữa Việt Nam và các nước đối tác. Xúc tiến thương mại là hoạt động Bộ cơng thương tìm kiếm các cơ hội cho các doanh nghiệp may mặc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng chuyển các sản phẩm may mặc từ thị trường trong nước ra thị trường quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm may mặc. Để đạt hiệu quả cao, xúc tiến thương mại phải được thể hiện trong

các chính sách của Bộ, phải được thể hiện một cách linh hoạt và cụ thể. Bộ cơng thương cần có hướng dẫn cho các doanh nghiệp xây dựng được mơ hình quản lý trung thực, giới thiệu phổ biến rộng rãi trong cả nước, giữ gìn và bảo vệ quyền lợi, lợi ích và đặc quyền chính của doanh nghiệp. Phát triển cơ sở dữ liệu bao gồm việc tập hợp các thông tin liên quan đến hàng may mặc, phục vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ cần tổ chức tham gia và tiến hành các khoá đào tạo, hội thảo về các chủ đề liên quan đến xuất khẩu hàng may mặc ở trong nước và ngoài nước, tham gia vào các hoạt động của các tổ chức Chính phủ nhằm cập nhật thơng tin chính sách kịp thời. Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc và thiết lập mối quan hệ kinh doanh với các cơng ty nước ngồi. Xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có ngành may mặc phát triển, với công nghệ sản xuất hiện đại, lao động có tay nghề cao, làm việc trong môi trường và điều kiện tốt, tổ chức các hoạt động đào tạo giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu, kiến thức và kỹ năng tiếp thị, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trong ngành may mặc.

Hiệp hội may mặc cần tăng cường hoạt động quảng bá, đưa các sản phẩm may mặc tham gia chương trình thương hiệu quốc qia và tích cực tham gia hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp phải cùng với các hiệu hội tích cực tham gia thương thảo tại các hội nghị WTO liên quan đến hàng dệt may. Chính từ những cuộc đàm phán này có thể giảm bớt được khả năng bị Mỹ và EU áp đặt các biện pháp bảo hộ với hàng dệt may với các nước đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng, thúc đẩy thương mại hàng dệt may phát triển tự do và công bằng hơn. Đồng thời cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền cho các doanh nghiệp dệt may về WTO. Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc hoạt động thương mại của Việt Nam phải tuân thủ những qui định của WTO. Như vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp tránh bỡ ngỡ cũng như tránh việc vi phạm các điều khoản đã cam kết, Nhà nước cần có biện pháp tăng cường tuyên truyền hướng dẫn doanh nghiệp về các quy định của WTO cũng như lộ trình hoặc chính sách áp dụng riêng cho Việt Nam trong điều kiện Việt Nam mới gia nhập ( như các điều khoản về xuất xứ, khả năng bị áp dụng các biện pháp tự vệ, bãi bỏ trợ cấp trong nước đối với hàng dệt may,…).

Về phía các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần chủ động đưa ra các chính sách hợp lý, tăng cường giao lưu, tìm kiếm và thỏa hiệp với các đối tác cả mới lẫn cũ để liên tục mở rộng quan hệ của mình. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần nắm rõ các chủ trương, chính sách của Nhà nước, nắm bắt được thời cơ mà chính phủ đã tạo ra cho các doanh nghiệp để có thể tận dụng và biến các thời cơ này thành thành công, thành hợp đồng mang lại lợi nhuận cho công ty và cho cả đất nước.

3.2.4. Phát triển kênh phân phối hợp lý

Cũng giống như mọi mặt hàng kinh doanh khác, phân phối đang ngày càng trở nên quan trọng trong một thị trường với lượng cung lớn hơn lượng cầu như hiện nay. Muốn thành công, các doanh nghiệp cần tìm ra các hình thức phân phối hàng hợp lý sao cho hiệu quả nhất: tiếp cận trực tiếp với khách hàng, giảm chi phí, bền vững và cạnh tranh cao. Xây dựng kênh phân phối hợp lý là con đường ngắn nhất để xâm nhập thị trường các nước. Và việc lựa chọn đúng đắn hình thức xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường đó. Doanh nghiệp nên đưa ra các

chiến lược xuất khẩu trực tiếp nhằm kiểm sốt tồn bộ quá trình xuất khẩu, thiết lập mối quan hệ trực tiếp với mạng lưới phân phối và người tiêu dùng. Khi đã có quan hệ bạn

hàng tốt, doanh nghiệp nên thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại các quốc gia đó để thường xuyên nắm bắt và theo kịp những thay đổi trên thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tận dụng lượng Việt Kiều tại các quốc gia đó để phát triển hệ thống phân phối riêng của mình. Hoặc doanh nghiệp có thể phát triển hình thức liên doanh, liên kết và dưới nhãn hiệu của các doanh nghiệp đã có sẵn hệ thống kênh tiêu thụ tại các thị trường này trong đó có chính các cơng ty bản xứ để xâm nhập vào các thị trường dễ dàng hơn.

Kênh phân phối sản phẩm đảm bảo cho sự phát triển của ngành trong tương lai. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú ý xây dựng hệ thống kênh phân phối ổn định, vững mạnh trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn.

Có thể nói chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Chính vì thể vấn đề năng cao chất lượng sản phẩm luôn phải được quan tâm và là mục tiêu phân đấu của các doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này thì cần phải thực hiện tốt hơn nữa những khâu thu mua nguyên phụ liệu, dự trữ bảo quản vật tư, thành phẩm, cung cấp nguyên vật liệu cho suất khẩu, kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất…

Giai đoạn thiết kế sản phẩm là khâu đầu tiên quyết định chất lượng sản phẩm. Những thông số kĩ thuật trong khi thiết kế được phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng mà sản phẩm sản xuất ra cần được đảm bảo. Nó là căn cứ, là cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. Khi xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu, các chuyên viên nghiên cứu phải dựa vào các yêu cầu sau: san phẩm phải phù hợp với yêu cầu của đối tác, thích hợp với khả năng của cơng ty, tối thiểu hóa chi phí, đảm bảo khả năng cạnh tranh.

Với các sản phẩm truyền thống, mặc dù các sản phẩm này đã có thị trường nhưng công tác thiết kế các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng cần được tiếp tục hoàn thiện để đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn nữa, tạo uy tín và gây ấn tượng cho khách hàng.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp cần phải đưa ra chính sách làm giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần phải quản tâm đến chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng vì đây là các vấn đề liên quan đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, để cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước cần phải đầu tư cho hoạt động khuyến mãi, khuếch trương sản phẩm của mình.

Ngồi ra, để cạnh tranh được trên thị trường quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc đổi mới máy móc thiết bị và nâng cao tay nghề của người công nhân. Đồng thời cải tiến mẫu mã sản phẩm.

Một phần của tài liệu Trình bày hoạt động gia công quốc tế trong ngành may mặc nhận xét hoạt động gia công ngành may mặc ở việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)