Về sử dụng vốn:

Một phần của tài liệu Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ không chính thức oda (Trang 32 - 37)

- Nước ta đang phát triển trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, do đó sự ảnh hưởng của nguồn vốn ODA rất quan trọng. Đây là nguồn tài nguyên chủ yếu để đầu tư phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tài trợ chức tiếp cho công cuộc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tiềm năng của tình hình thực trạng kinh tế xã hội, các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế nước ta.

- Đối với công cuộc cải cách nền kinh tế xã hội còn lạc hậu ở nước ta, Chính Phủ đã nhận thức được vai trị của nguồn vốn ODA trong việc đổi mới kinh tế xã hội. Trong đó chúng ta đã thu hút được nhiều sự đầu tư phát triển của các quốc gia vào công cuộc đổi mới đất nước.Thơng qua đó chúng ta cần phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả từ nguồn vốn ODA:

+ Trước nhất, phải thay đổi nhận thức về vai trò và bản chất của viện trợ vốn đầu tư từ nước ngồi. Tính chất ưu đãi của ngồn vốn ODA thường làm cho các cơ quan trong nước có quan niệm hết sức dễ dãi và chủ quan trong việc phân phối và sử dụng nguồn vốn này.

Họ không chú ý đến yêu cầu hiệu quả, bỏ qua yếu tố chi phí thời cơ trong thẩm định, đánh giá dự án, chưa quan tâm đầy đủ đến việc xác định các ưu tiên đầu tư, vẫn còn dựa dẫm chủ yếu vào nguồn vốn nước ngoài và xem nhẹ sự đối ứng của nguồn vốn trong nước, triển khai dự án chậm có khi cịn lãng phí. Những quan niệm sai lầm trên cần được chấn chỉnh, cần phải lưu ý rằng đây là nguồn vốn phải hồn trả vốn gốc và lãi vì vậy nếu sử dụng kém hiệu quả thì có thể rơi vào khủng hoảng xảy ra ở nhiều nước.

+ Thứ hai, thiết lập các định hướng ưu tiên đầu tư và tiến hành nghiên cứu khả thi từng dự án chặt chẽ. Cần tránh xu hướng dàn trải viện trợ nước ngoài trên một diện rộng bao quát nhiều lĩnh vực, ngành hay địa phương. Trong điều kiện nguồn vốn hạn chế để nguồn vốn phát huy hiệu quả nhanh và rộng, nên tập trung đầu tư vào một lĩnh vực, vùng lãnh thổ có lợi thế tương đối và có khả năng gây tác động phát triển lớn. + Thứ ba, tăng cường nguồn lực dối ứng trong nước. Khả năng hấp thu viện trợ phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của nguồn lực trong nước, nếu các nguồn lực trong nước quá yếu kém thì sẽ phát sinh những hiện tượng viện trợ từ nước ngoài q tải và khơng

được sử dụng một cách có hiệu quả. Để hấp thụ hồn tồn và có hiệu quả nguồn vốn ODA mà cộng đồng quốc tế đã cam kết cần sớm khắc phục và cải thiện những vấn đề còn tồn tại nêu trên.

+ Thứ tư, cải tiến cơ chế quản lý và điều phối viện trợ. Viện trợ nước ngồi có liên quan đến nhiều cơ quan chức năng ở trong nước kể từ lúc vận động tài trợ cho đến khi hoàn tất cam kết hoàn trả nên thiết lập một cơ chế nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, thông suốt của cả một hệ thống tổ chức có liên quan đến sự viện trợ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Xác định khả năng trả nợ cả gốc lẫn lãi trong tương lai để xây dựng kế hoạch trả nợ, cập nhập các thơng tin trong và ngồi nước về sự biến động của các nhân tố có khả năng tác động đến ngồn vốn vay để xử lý kịp thời và có những quyết định đúng đắn tránh để tình trạng lỗ do những tác động của những nhân tố khách quan khi dự án đã đi vào hoạt động.

 Một số giải pháp nâng cao công tác huy động, sử dụng vốn ODA vào Việt Nam: - Phải có quan niệm đúng đắn về nguồn vốn ODA. Đây không phải là nguồn vốn cho khơng, mặc dù có một tỉ lệ khơng hồn lại( khoảng 20%) nhưng phần lớn là vốn cho vay. Nếu vay mà sử dụng khơng có hiệu quả thì phần trả nợ quốc gia sẽ ngày càng trầm trọng, có thể lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ nần. Vì vậy, chúng ta cần thay đổi quan niệm nhận thức về nguồn vốn này từ đó có kế hoạch chuẩn bị dự án một cách cẩn thận và khoa học để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Cần phải xây dựng kế hoạch trả nợ một cách chi tiết, cụ thể để không tạo áp lực cho ngân sách Nhà nước.

- Lãi suất vay của ODA thường là thấp nhưng có xu hướng ngày càng tăng lên, đây là lãi suất vay ngoại tệ nên phải tính thêm vào lãi suất phần giảm giá của VNĐ, vì khi đàm phán vay vốn chúng ta cần phải tính đén yếu tố trượt giá của VNĐ để thỏa thuận lãi suất cho phù hợp.

- Cùng với việc thu hút vốn ODA là vấn đề nguồn vốn đối ứng trong nước, cần đa dạng hóa nguồn vốn đối ứng và chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận nguồn vốn ODA để góp phần nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng hiệu quả vốn ODA. Nhằm khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vào nguồn vốn Trung ương.

- Để nguồn vốn này phát huy hiệu quả vai trò trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, chúng ta cần xây dựng kế

hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA một cách hợp lý tránh đầu tư dàn trải nhưng cũng không nên tập trung quá nhiều vào một số địa phương và một số ngành dẫn đến mất cân đối trong quá trình phát triển bền vững quốc gia.

- Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư để nâng cao tỷ lệ giải ngân trên cơ sở đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, rút ngắn thời gian xây dựng nhanh chóng đưa cơng trình vào khai thác, sử dụng là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng để tận dụng thời gian ân hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

KẾT LUẬN

Như vậy nguồn vốn đầu tư nước ngồi nói chung và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nói riêng là nguồn lực quan trọng hỗ trợ cho Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường thể chế, phát triển y tế, bảo vệ môi trường, phát triển nông thôn, đặc biệt là trong cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững.

Để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh chóng trong khi quy mơ nền kinh tế nhỏ đang thiếu vốn nghiêm trọng và tiết kiệm trong nước còn quá thấp thì cần thiết để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển để hịa nhập với nền kinh tế thế giới, thì chúng ta phải tranh thủ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA. Muốn vậy Nhà nước ta cần có các chính sách phù hợp để thu hút và sử dụng nguồn ODA có hiệu quả hơn và có những biện pháp thực hiện các chính sách đó một cách triệt để và hợp lý. Có như vậy chúng ta mới sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn vốn này, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và đi lên theo định hướng XHCN mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã vạch ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế quốc tế của cơ Nguyễn Thị Hoa 2. www.tailieu.vn

3. www.oda.gov.vn

bài tiểu luận sau chúng em có thể hồn thành được tốt hơn. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

Một phần của tài liệu Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ không chính thức oda (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)