Vấn đề vòng quẩ n Giải thuật Spanning Tree

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CÀI ĐẶT VÀ THIẾT KẾ MẠNG (Trang 26 - 28)

Cầu nối trong suốt sẽ hoạt động sai nếu như trong hình trạng mạng xuất hiện các vòng. Xét ví dụ như hình dưới đây:

Giả sử M gởi khung F cho N, cả hai cầu nối B1 và B2 chưa có thông tin gì vềđịa

chỉ của N. Khi nhận được khung F, cả B1 và B2 đều chuyển F sang LAN 2, như vậy trên

LAN 2 xuất hiện 2 khung F1 và F2 là phiên bản của F được sao lại bởi B1 và B2. Sau đó

F1 đến B2 và F2 đến B1. Tiếp tục B1 và B2 lại lần lượt chuyển F2 và F1 sang LAN1, quá

trình này sẽ không dừng, dẫn đến hiện tượng rác trên mạng. Người ta gọi hiện tượng này là

Hình 3.4 – Vấn đề vòng quẩn trong mạng

Để khắc phục hiện tượng vòng quẩn, Digital đã đưa ra giải thuật nối cây, sau này

được chuẩn hóa dưới chuẩn IEEE 802.1d.

Mục tiêu của giải thuật này là nhằm xác định ra các cổng tạo nên vòng quẩn trên

mạng và chuyển nó về trạng thái dự phòng (stand by) hay khóa (Blocked), đưa sơ đồ

mạng về dạng hình cây (không còn các vòng). Các cổng này được chuyển sang trạng thái

hoạt động khi các cổng chính bị sự cố.

Giải thuật này dựa trên lý thuyết vềđồ thị. Giải thuật yêu cầu các vấn đề sau:

ƒ Mỗi cầu nối phải được gán một số hiệu nhận dạng duy nhất.

ƒ Mỗi cổng cũng có một số nhận dạng duy nhất và được gán một giá. Giải thuật trải qua 4 bước sau:

ƒ Chọn cầu nối gốc (Root Bridge): Đểđơn giản cầu nối gốc là cầu nối có số nhận dạng nhỏ nhất.

ƒ Trên các cầu nối còn lại, chọn cổng gốc (Root Port): Là cổng mà giá đường đi từ

cầu nối hiện tại về cầu nối gốc thông qua nó là thấp nhất so với các cổng còn lại.

ƒ Trên mỗi LAN, chọn cầu nối được chỉ định (Designated BrIDge): Cầu nối được

chỉđịnh của một LAN là cầu nối mà thông qua nó, giá đường đi từ LAN hiện tại về gốc là thấp nhất. Cổng nối LAN và cầu nối được chỉ định được gọi là cổng

được chỉđịnh (Designated Port).

ƒ Đặt tất cả các cổng gốc, cổng chỉ định ở trạng thái hoạt động, các cổng còn lại ở

trạng thái khóa

Ví dụ: Cho một liên mạng gồm các LAN V,W,X,Y,Z được nối lại với nhau bằng 5

cầu nối có số nhận dạng từ 1 đến 5. Trên liên mạng này tồn tại nhiều vòng quẩn. Áp dụng giải thuật nối cây xác định được các cổng gốc (ký hiệu bằng R) và các cổng được chỉđịnh

(Ký hiệu bằng D). Bên cạnh các cổng gốc có cả giá về gốc thông qua cổng này (nằm trong

Hình 3.5 – Mạng xây dựng lại bằng giải thuật Spanning tree

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CÀI ĐẶT VÀ THIẾT KẾ MẠNG (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)