Tốc độ tăng lương và tăng giá

Một phần của tài liệu vCơ sở lý thuyết lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá lương tiền tại việt nam (Trang 42 - 48)

2.2 .Sự nghịch lý giá, lương, tiền ở Việt Nam

2.2.1. Tốc độ tăng lương và tăng giá

Như một ám ảnh từ lâu, cụm từ "giá - lương - tiền" từ lần đầu tiên được giới thiệu cho đến nay vẫn luôn là nỗi lo không chỉ của những người làm cơng ăn lương mà cịn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội

Trước khi đi vào vấn đề, chúng ta cùng thống nhất một số khái niệm sau, dưới góc nhìn kinh tế:

Giá chính là số tiền phải trả để có được một đơn vị hàng hố nào đó. Từ khi xuất hiện

lồi người đến nay, có mặt hàng này lên giá và mặt hàng kia xuống giá, nhưng về tổng thế giá vẫn tăng theo thời gian.

Lương là số tiền mà người chủ (nhà nước, doanh nghiệp...) trả cho mỗi một người làm

thuê theo định kỳ. Lương chính là số tiền người lao động dùng để trang trải cho cuộc sống của gia đình họ, giả định là họ khơng có nguồn thu nhập khác. (Tất nhiên giả

định này có thể khơng đúng với một số người, nhưng rất cần thiết đối với những người đang ăn lương). Do giá luôn tăng, nên để đảm bảo mức sống không bị giảm, tiền lương cũng phải được tăng tối thiểu bằng mức giá. Mức tăng lương bình qn thơng thường phải tương đương với mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cộng với mức tăng giá hàng năm.

Tiền chính là tổng số tiền mà tất cả mọi người trong xã hội có được. Nếu ta lấy tổng số

tiền này chia cho tổng số hàng hố dịch vụ của cả xã hội thì sẽ có mức giá chung của tồn xã hội. Mức giá năm nay, nếu tăng so với năm ngoái mà người ta đồng nhất với lạm phát, là do lượng tiền tăng thêm cao hơn mức tăng của hàng hố. Do đó, nếu mỗi một cá nhân có thêm nhiều tiền là điều đáng mừng, nhưng tồn nền kinh tế có thêm nhiều tiền trong khi hàng hố khơng được tạo ra thêm là điều đáng lo.

Dựa vào những bảng số liệu cùng biểu đồ kèm theo sau đây, có thể thấy được diễn biến cụ thể về tốc độ tăng lương và tăng giá của Việt Nam giai đoạn 2008-2010 mà nhóm đã thống kê được:

MỨC TĂNG CPI: (năm liền trước: 100%)

Giai đoạn 2008 2009 2009 2010 2010 2011

MỨC TĂNG LƯƠNG: (năm liền trước:100%)

Giai đoạn Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài 2008 29.03 20 27.59 20 27.78 18.75 20.37, 15 2009 2009 22.5 11.67 18.92 10.19 17.39 9.47 12.31 8.7 2010 2010 37.76 0.75 36.36 0.84 29.63 0.96 13.7 -17 2011 Trung bình 29.76 10.81 27.62 10.34 24.93 9.73 11.35 2.23

Biểu đồ mức tăng CPI và lương tối thiểu của Việt Nam gia đoạn 2008-2010 ( %) Giai đoạn 2008-2009: lương tối thiểu vẫn giữ được mức tăng và tăngkhá đồng đều giữa các vùng, cụ thể vùng I, II, II ở mức tăng 27-29 % ( trong nước), 18-20% ( nước ngoài), riêng vùng IV mức tăng lương vẫn thấp hơn. Trong giai đoạn này, đặc biệt có sự giảm mạnh của CPI ( -65.6 %), nhưng đó khơng phải là biểu hiện của “ đồng tiền Việt Nam lên giá “.Năm 2008 được đánh dấu bằng sự khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng trưởng mạnh, chính vì thế trong giai đoạn này, sự giảm mạnh đột ngột của CPI cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, giá xăng dầu thế giới và giá gạo liên tục tăng giảm trong năm 2009 cũng gây ảnh hưởng tới mức tăng CPI. Giá giảm mạnh đến mức phù hợp để cân bằng thị trường, nhờ vậy người lao động cũng bớt phần nào gánh nặng vì giá cả khơng cịn đắt đỏ như trước, mức lương tăng lên cũng đủ xoay xở chi tiêu.

Giai đoạn 2009-2010: mức tăng lương tối thiểu có dấu hiệu giảm so với giai đoạn trước, cụ thể vùng I,II,II ở mức tăng 18-22% ( trong nước) giảm 7-9% so với giai

đoạn 2008-2009, 9-11% ( nước ngoài) giảm khoảng 10% so với giai đoạn trước. Mặc dù tốc độ tăng lương giảm so với năm ngoái, nhưng CPI lại tăng một cách đột biến ( 142.26%) và dừng lại ở mức 76.6%. Điều này đã tạo nên bất ngờ và rất nhiều thắc mắc, tuy nhiên chúng ta có thể giải đáp phần nào dựa vào phần phân tích CPI 2010 ở trên. Gút lại bằng ”diễn biến CPI năm 2010 hình thành nên hai thời điểm thay đổi của cảm nhận về lạm phát, sau các cú đột biến “lao dốc” và “bốc đầu”, lo ngại lạm phát một lần nữa được “treo” vào mức tăng 1,98% của tháng 12/2010”. Một lần nữa, người dân lại thấp thỏm lo âu trước tình hình giá cả tăng đột biến và nguy cơ lạm phát cao.

Giai đoạn 2010-2011được đánh dấu bằng tốc độ tăng lương tối thiểu khá cao và cao nhất trong giai đoạn 2008-2011, tuy không đồng đều giữa các vùng, cao nhất ở vùng I với mức tăng đạt 37.76 %, vùng II cũng xấp xỉ ở mức 36.36 %( trong nước). Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là sau khi tăng vụt ở con số ngất ngưởng thì tốc độ tăng CPI lại giảm mạnh trong giai đoạn này, cụ thể giảm 110.21 % và dừng lại ở mức -33.6 %.

Đi sâu vào bài toán Giá – lương – tiền ở Việt Nam năm 2011:

Giá: Nền kinh tế Việt Nam khép lại năm 2010 với tỷ lệ lạm phát 11,75% (Trong đó,

yếu tố tiền tệ đóng góp tới 4,65% và các yếu tố khác góp 7,1%). Bước sang quý 3 năm 2011, giá cả tiếp tục leo thang. Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước 8 tháng đầu năm 2011 tăng 17,64% so với cùng kỳ năm 2010.

Lương: Lạm phát tăng cao khiến cho những người làm cơng ăn lương hết sức khó

khăn. Chính vì vậy, Chính phủ đã quyết định tăng lương tối thiểu từ 730.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng từ ngày 1/5. Ngày 22/8, Chính phủ tiếp tục chấp thuận đề xuất tăng mức lương tối thiểu cho khu vực doanh nghiệp từ ngày 1/10 lên cao nhất là hai triệu đồng/tháng. Đây có thể coi là một cách “bù giá vào lương” cho một bộ phận nhân dân.

Tiền: Nhìn vào bảng niêm yết các mức lãi suất huy động của các ngân hàng thương

mại hiện nay, nhiều chuyên gia thấy ngay thị trường tiền tệ đang có biểu hiện “méo mó”. Đó là gần như chỉ có một mức lãi suất cho tất cả các kỳ hạn. Theo bà Phan Thanh Hà – Phó vụ trưởng Vụ tài chính – tiền tệ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sự “méo mó” lãi suất có một số nguyên nhân, trong đó có Thơng tư 13/2010/TT-NHNN và Thơng tư sửa đổi bổ sung số 19/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó hai Thơng tư này quy định từ ngày 1/10/2010, các ngân hàng phải nâng tỷ lệ an toàn vốn từ 8% lên 9% và giới hạn tỷ lệ cho vay 80% số vốn huy động. Quy định này đã khiến nhiều ngân hàng lâm vào cảnh thiếu tiền cho hoạt động tín dụng. Trong khi, nguồn thu từ hoạt động này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của các ngân hàng, thậm chí ở các ngân hàng cỡ nhỏ và vừa, tỷ lệ này lên đến 80%-90%. Cùng lúc, các ngân hàng thương mại (NHTM) phải tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng, khiến các ngân hàng nhỏ bằng mọi giá phải tìm thêm nguồn vốn, tăng thêm cổ đơng.

Việc tăng vốn vơ hình trung đã tạo thêm sức ép về lợi nhuận từ các cổ đông, khiến các NHTM phải tăng lãi suất “hút” tiền vào, để cho vay ra thu lợi nhuận, “châm ngòi” cho những cuộc đua lãi suất. Hậu quả là doanh nghiệp vốn đang chịu cảnh chi phí, giá cả đầu vào tăng cao, nay phải gánh thêm phần lãi vay lên tới 21% đến 24%, khiến kinh doanh co cụm, sản xuất đình đốn, làm ăn thua lỗ.

Theo Báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam năm 2011 vừa cơng bố, có hơn 1% số doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thua lỗ kéo dài, khơng tự chủ về tài chính, nguy cơ “vỡ” nợ cao.

Tình hình hiện nay khiến nhiều người nhớ đến câu chuyện về cải cách Giá – Lương –Tiền năm 1985. Khi đó, cuộc cải cách Giá - Lương - Tiền nhằm kiểm sốt lượng tiền để kìm hãm giá, mặc dù lý do vật giá tăng cao là vì thiếu hàng hóa và sản xuất thấp, chứ khơng phải vì lượng tiền lưu hành. Cuộc cải cách cố ấn định giá cả, xóa bỏ tình trạng hai giá, kiểm soát tiền tệ nhưng thất bại. Mãi đến cuối năm 1988, Chính phủ mới sử dụng cơng cụ nâng lãi suất tiết kiệm để tiến công lạm phát. Đây là một liều

thuốc mạnh nhưng chưa thật sự nhạy bén, linh hoạt và đồng bộ với các công cụ khác nên nguy cơ lạm phát vẫn còn đe dọa. Tất nhiên, bản chất, bối cảnh của câu chuyện năm xưa khác hồn tồn so với hơm nay, nhưng những biểu hiện của hai thời kỳ có nhiều phần giống nhau. Khác biệt là ở chỗ, lãi suất năm 1985 quá thấp, cịn giờ đây thì lại quá cao.

Một phần của tài liệu vCơ sở lý thuyết lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá lương tiền tại việt nam (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)