Một số phương pháp trị bệnh trên cá tôm

Một phần của tài liệu Giáo trình Dịch tể học và quản lý dịch bệnh tổng hợp (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 32 - 38)

Thường dùng nồng độ là (ppm) hay (ppt) thời gian áp dụng có thể kéo dài 6h, 12h, 24h. Phương pháp này dễ tiến hành và hiệu quả diệt mầm bệnh khá tốt. Tuy nhiên thời gian điều trị kéo dài thường ảnh hưởng tới sức khoẻ vật ni và có thể diệt các sinh vật có lợi hay sinh vật khơng gây hại trong ao.

Vì thế cần có những biện pháp hạn chế các tác dụng phụ tới môi trường và sức khoẻ vật nuôi như: thay nước, sau khi dùng có thể cho vào mơi trường ao phân hữu cơ, vô cơ, hay các chế phẩm sinh học để khơi phục lại hệ vi sinh vật có lợi và tạo nguồn thức ăn tự nhiên của môi trường nước.

b. Tắm thuốc

Đây là phương pháp sử dụng thuốc với nồng độ cao, thể tích nước nhỏ, thời gian ngắn khoảng 10- 20phút. Dùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh ký sinh bên ngồi cơ thể, khơng diệt được tác nhân gây bệnh bên trong các nội quan và dễ gây sốc cho cơ thể vật ni.

Tuy nhiên đây là phương pháp có những ưu điểm sau: Ít tốn thuốc, ít ảnh hưởng tới mơi trường sống của vật nuôi.

Phương pháp này áp dụng để:

- Tắm cho đàn cá giống trước khi thả nuôi.

- Tắm cho tôm cá bố mẹ trước khi cho vào bể đẻ.

- Tắm cho trứng và ấu trùng của tôm trước khi chuyển sang các bể mới. - Có thể áp dụng với thuốc sát trùng, kháng sinh, vaccin và các loại chất kích thích miễn dịch.

c. Ngâm thuốc

Dùng thuốc với nồng độ cao hơn phương pháp phun xuống ao, nhưng thấp hơn và thời gian thường kéo dài hơn phương pháp tắm. Phương pháp này chỉ thích hợp với động vật thuỷ sản ni trong bể ximăng hay bể composite và với đàn giống trước khi thả nuôi.

Do nhốt cá ở mật độ cao, thể tích nhỏ và thời gian kéo dài cho nên dễ gây sốc cho cơ thể sinh vật.

Có thể áp dụng phương pháp này ngâm một số thảo dược ở nhiều nơi trong ao hay ngâm gần bờ nơi đầu hướng gió. Phương pháp này có thể tạo điều kiện cho thuốc diệt được các tác nhân gây bệnh bên ngồi cơ thể và trong mơi trường nước.

d. Treo túi thuốc

Áp dụng đối với các loại thuốc có khả năng hồ tan trong mơi trường nước. thuốc được chứa trong túi, chất lượng của túi cho phép các phân tử thuốc sau khi hồ tan đi qua và vào mơi trường nước.

Phương pháp: Treo ở gốc lồng, bè, đầu dòng chảy, nơi ĐVTS tập trung bắt

mồi và nơi tập trung nhiều chất hữu cơ đang thối rửa.

Ưu điểm: Tiết kiệm thuốc, thao tác đơn giản và vật ni ít bị ảnh hưởng xấu bởi thuốc.

Hạn chế: Tuy nhiên khả năng diệt các tác nhân gây bệnh bị hạn chế, chỉ diệt được các tác nhân gây bệnh ở xung quanh túi, có thể xua đuổi vật ni ra khỏi nơi tập trung bắt mồi làm giảm khả năng bắt mồi của vật ni. Có thể duy trì thuốc trong 2-3 giờ và treo liên tục trong 3 ngày.

e. Phương pháp trộn thuốc vào thức ăn

Có thể áp dụng được phương pháp này với các loại kháng sinh, vaccin, chế phẩm sinh học, vitamin, khống. Thường khơng sử dụng với hố chất sát trùng.

Có thể tính lượng thuốc dùng mg/kg, g/kg thức ăn hoặc µg, g, mg/kg khối lượng cơ thể vật nuôi/ngày.

Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, có thể diệt được các tác nhân gây bệnh đã cảm

nhiễm vào cơ thể vật nuôi.

Các phân tử thuốc được hấp thụ vào các mao mạch trên thành miệng, ruột và thực quản theo cơ chế khuếch tán nhưng hấp thụ ở ruột non là chủ yếu. Các phân tử thuốc theo hệ thống tuần hoàn đưa đến những nơi, những cơ quan đã bị tác nhân gây bệnh xâm nhập sau đó ức chế hoặc diệt chúng. Ở các cơ quan có thể được phân giải hay đào thải.

Nhược điểm: Thuốc trộn vào thức ăn khi cho xuống nước sẽ dễ bị tan trong

nước, không áp dụng được với những cá thể bị bệnh nặng, những cá thể khoẻ ăn nhiều gây ngộ độc.

Khi dùng phương pháp trộn thuốc vào thức ăn cần lưu ý những vấn đề sau: - Dùng dầu mực, dầu đậu nành, agar...bao thức ăn.

- Chọn loại thức ăn ưa thích với lượng thức ăn ít hơn bình thường. - Phát hiện bệnh ở thời kỳ sớm của bệnh khi cá còn bắt mồi mạnh.

f. Phương pháp tiêm thuốc

Áp dụng đối với tôm cá bố mẹ, những loài cá quý hiếm, hạn chế khi áp dụng đối với bầy đàn. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này được áp dụng phổ biến ở các nước có nền cơng nghiệp ni cá để tiêm vaccine phịng bệnh.

Có các phương pháp tiêm thuốc như sau:

- Tiêm vào cơ cá: Ở vị trí giữa đường bên và vây lưng của cá, thuốc được hấp thụ chậm.

- Tiêm vào xoang bụng: Tiêm thẳng vào xoang bụng có các nội tạng của cá, thuốc được hấp thụ rất nhanh và được hấp thụ qua các màng nội tạng theo hệ thống tuần hoàn của cá đi đến các cơ quan khác.

- Tiêm vào mạch máu của cá: Tiêm trực tiếp vào xoang tim hoặc vào động mạch đi. Phương pháp này khó thực hiện, dễ làm cá bị tổn thương nhưng có hiệu quả nhanh. Có tác dụng tốt khi tiêm kháng sinh để trị các bệnh nhiễm khuẩn trên ĐVTS.

g. Phương pháp bôi và phun sương

Dùng phương pháp phun sương để cho thuốc được hấp thụ qua da, mang, đường bên hay qua miệng.

Áp dụng phương pháp bôi trực tiếp lên những chổ bị tổn thương, các vết loét trên cơ thể tôm cá để diệt các tác nhân gây bệnh hay tác nhân cơ hội. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể áp dụng đối với những lồi q hiếm, tôm cá bố mẹ.

Câu hỏi ôn tập:

1. Nêu cơ sở khoa học và lợi ích của việc phịng bệnh trên động thủy sản? 2. Trình bày phương pháp phịng bệnh tổng hợp trên động vật thủy sản?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Tạ Hoàng Bảnh và Nguyễn Kim Kha (2012). Bài giảng Quản lý dịch bệnh thủy sản - Khoa Nông nghiệp – Thủy sản, Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp.

2. Từ Thanh Dung, Đặng Thị hoàng Oanh và Trần Thị Tuyết Hoa (2005). Bệnh học Thủy sản. Đại học Cần Thơ.

3. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội (2004). Bệnh học thủy sản. Khoa nuôi trồng thủy sản- Trường đại học thủy sản Nha Trang.

4. Đỗ Thị Hòa, Võ Khả Tâm, Phan Văn Út, Nguyễn Ngọc Tú (2002). Ngiên cứu bệnh đốm trắng do virus (WSBV) ở tôm sú Penaeus Monodon tại Khánh Hòa và thử nghiệm các biện pháp phòng bệnh. Đại học Nha Trang.

5. Bùi Kim Tùng (2001). Thuốc kháng sinh. Sở Khoa Học Công nghệ và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

6. Bùi Quang Tề (2003). Bệnh của tôm ni và biện pháp phịng trị. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

7. Huỳnh Chí Thanh và Tạ Hoàng Bảnh (2013). Bài giảng Thuốc và hóa chất dung trong nuôi trồng thủy sản. Khoa Nông nghiệp – Thủy sản, Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp.

8. Hướng dẫn chẩn đoán bệnh của động vật thủy sản Châu Á (2005). Tài liệu của FAO 402/2. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

9. Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thị Kim Liên (2005). Bài giảng thuốc và hóa chất trong ni trồng thủy sản. Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.

Tiếng Anh

1. Brown, L (1993). Aquaculture for veterinarinus fish husbandry and medicine - Oxford, NewYork, Seoul, Tokyo.

2. Valerie Inglis, Ronald. J Roberts and Niall R Bromage (2001). Bacteria disease of fish. Institute of Aquaculture University of Stirling.

3. http://www.vietlinh.com.vn/library/aquaculture shrimp/tombenhphatsang.asp. Cập nhật ngày 01/11/2012, từ khóa: bệnh tơm, bệnh phát sáng).

4. Oanh D. T.H., N. T. Phuong. 2005. Prevalance of white spot syndrome virus (WSSV) and Monodon baculovirus infection in monodon penaeus postlarvee in Vietnam.

Một phần của tài liệu Giáo trình Dịch tể học và quản lý dịch bệnh tổng hợp (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)