Phân bố và vai trò

Một phần của tài liệu Giáo trình Động và thực vật thuỷ sinh (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 33 - 36)

1. TẢO LAM

1.3. Phân bố và vai trò

- Tảo lam có thể phân bố khắp mọi nơi, trên tất cả các khu vực, trong những điều kiện khác nhau: trên mặt đất, chân tường, sân gạch ẩm ướt làm thành 1 lớp trơn trợt, nơi khô hạn, trên vỏ cây, tảng đá, nơi sa mạc, nơi băng giá trên tuyết.

- Trong thủy vực, chúng là thành phần thực vật phù du giàu dinh dưỡng. Khi chúng phát triển mạnh gây nên sự nở hoa của nước, thích nghi với mơi trường bùn, phát triển bám vào các thân cây ngập mặn, cỏ biển.

- Tảo lam có thể sống trong các điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau. Nhờ trạng thái keo đặc biệt trong cấu tạo chất nguyên sinh, chất nhầy trong tập đoàn, bao nhầy của sợi, bảo vệ cho tảo lam tránh khỏi sự khô hạn các tác động bức xạ của mặt trời.

Sự nở hoa của tảo lam

- Trong các điều kiện môi trường thuận lợi, ở các thủy vực giàu dinh dưỡng, tảo lam sẽ phát triển mạnh thành sinh khối lớn, tạo thành váng trong thủy vực. Những chất do tảo lam tiết ra cũng như những sản phẩm phân hủy của chúng đều có hại. Các giống loài tảo lam thường nở hoa: Micricystis, Anabaena, Oscillatoria, Phormidium...Khi đó, chúng tạo thành váng có màu

26 - Tác hại của tảo lam trong thủy vực:

+ Gây thiếu oxy, phát triển các q trình kỵ khí trong thủy vực.

+ Hình thành các chất độc làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng của nước. + Cản trở hoạt động bơi lội của tơm cá, đơi khi chính tác động kiềm hãm bơi lội này mà làm cho phần lớn cá bị chết ngay trong vùng tảo lam phát triển mạnh.

+ Nhiều loài cá, thủy sinh vật, động vật phù du bị chết do các độc tố của tảo lam tiết ra.

Độc tố của tảo lam

Một số vi khuẩn lam tiết ra độc tố cyanotoxin làm suy yếu và gây chết cho các sinh vật đã bắt mồi, ăn chúng. Về mặt sinh lý độc tố của vi khuẩn lam được chia thành hai loại: độc tố thần kinh và độc tố gan.

+ Độc tố thần kinh (Neurotoxins): dẫn truyền xung động từ nơron thần kinh này sang nơron khác và từ nơron tới cơ của động vật và người. Dấu hiệu bị nhiễm độc tố như: choáng váng, co giật cơ và co quắp chân tay. Khi bị nhiễm độc tố ở nồng độ cao thì hơ hấp khó khăn, có khi ngừng thở. Độc tố thần kinh Anatoxin được tổng hợp nhờ các loài vi khuẩn lam thuộc chi Anabaena, Aphanizomenon, Osillatoria và Trichodesmium.

+ Độc tố gan (Hepatotoxin) : gây chảy máu trong gan. Dấu hiệu khi bị nhiễm độc tố biểu hiện cơ thể yếu ớt, nôn mửa, tiêu chảy và rét run. Độc tố gan gồm có : Microcystin và Nodularin.

Hình 2.2: Hình dạng của Anabaena flo-aquae và Microcystic aeruginosa (Nguồn: www.hi.is)

Vai trò của tảo lam

Tảo lam phân bố rộng rãi trên mặt đất, hầu hết các thủy vực nước ngọt, một số loài sống trong nước mặn, nước lợ, hoặc trên đá, đất, vỏ cây, sống cộng sinh với nấm trong cơ thể địa y. Tảo lam phát triển mạnh vào mùa hè, gây nên hiện tượng “nước nở hoa” ở ao hồ, làm giảm chất lượng nước có thể gây chết cá hàng loạt. Một số giống tảo lam có độc tố như Microcystic

27

aeruginosa hay Anabaena flo-aquae khi nở hoa thì sẽ rất độc, gây thiệt hại

nghiêm trọng như cá chết hàng loạt, ô nhiễm môi trường, tạo mùi hôi thối,... Tuy nhiên, tảo lam cũng đóng một số vai trị quan trọng trong cuộc sống. Chúng tham gia vào việc hình thành bùn sapropen ở đáy các ao hồ, loại bùn này được dùng làm phân bón, thức ăn gia súc giàu. Một số tảo lam có khả năng lọc sạch nước thông qua việc hấp thu nguồn đạm NH4+, NO3-… Đặc biệt trong nhóm tảo lam có lồi tảo Spirulina maxima có hàm lượng chất dinh

dưỡng rất cao, protein khoảng 48%, chứa nhiều các acid béo, vitamin,… Hiện nay giống tảo này đang được nuôi để thu sinh khối ở rất nhiều nơi mang lại lợi nhuận rất cao.

Nostoc commune

Spirulina platensis

Spirulina Tảo Spirulina ở dạng bột

28

Một phần của tài liệu Giáo trình Động và thực vật thuỷ sinh (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)