Ở các sinh cảnh tại phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã gặp
72 loài thuộc 16 họ: Cyclophoridae, Diplommatinidae, Pupinidae, Achatinidae,
Ariophantidae, Bradybaenidae, Camaenidae, Clausilidae, Euconulidae,
Glessulidae,Plectopylinidae, Streptaxidae, Subulinidae, Trochomophidae.
Từ bảng 1 ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Xét về bậc phân lớp:
Phân lớp Có Phổi (Pulmonata) là đa dạng nhất với 1 bộ, 13 họ (chiếm 81,25% tổng số họ ở khu vực nghiên cứu) , 26 giống (chiếm 65%) và 50 loài (chiếm 69,44%), trong khi phân lớp Mang trước (Prosobranchia) có 2 bộ nhưng chỉ có 3 họ (chiếm 18,75%), 14 giống (chiếm 35%) và 22 loài (chiếm 30,56%).
Phân lớp Có Phổi có sự đa dạng về thành phần loài hơn hẳn phân lớp Mang trước. Sự khác biệt này là do các đại diện của phân lớp Có phổi có khả năng thích nghi cao hơn với điều kiện khô cạn của môi trường cạn nhờ hoạt động hô hấp bằng phổi. Trong khi các nhóm ốc cạn thuộc phân lớp Mang trước do vẫn hô hấp bằng mang nên khả năng thích nghi với môi trường của chúng kém hơn nhiều so với lớp Có phổi, vì vậy thành phần loài kém đa dạng hơn.
Bảng 2. Cấu trúc thành phần loài ốc cạn giữa các phân lớp ở khu vực nghiên cứu
Phân lớp Bộ Họ Giống Loài
s.lượng % s.lượng % s.lượng % s.lượng % Prosobranchia 2 66,67 3 18,75 14 35 22 30,56 Pulumonata 1 33,33 13 81,25 26 65 50 69,44 Tổng 3 100 16 100 40 100 72 100
Từ bảng trên có bản đồ:
Biểu đồ 1. Thành phần loài ốc cạn trong các phân lớp ở khu vực nghiên cứu Xét về bậc bộ:
Bộ Mắt đỉnh (Stylommatophora) đa dạng nhất với 13 họ (chiếm 81,25% tổng số họ ở khu vực nghiên cứu) , 26 giống (chiếm 65%) và 50 loài (chiếm 69,44%). Bộ Mắt gốc (Architaenioglossa) có 2 họ (chiếm 12,5%), 12 giống (chiếm 30%), 16 loài (chiếm 22,22%). Bộ Neritopsina 1 họ (chiếm 6,25%), 2 giống (chiếm 5%), 5 loài (chiếm 6,94%).
Xét về bậc họ:
Họ Cyclophoridae có số giống và loài đa dạng nhất với 10 giống (chiếm 25% tổng số giống ở khu vực nghiên cứu), 14 loài (chiếm 19,44%); thứ hai là họ Subulinidae với 5 giống (chiếm 12,5%), 13 loài (chiếm 18,05%); thứ ba: Ariophantidae với 4 giống (chiếm 10%), 7 loài (chiếm 9,72%); thứ tư là họ Clausiliidae với 3 giống (chiếm 7,5%), 5 loài (chiếm 6,94%); thứ năm là họ
Pupinidae với 2 giống (chiếm 5%), 5 loài (chiếm 6,94%); thứ sáu là họPlectopylidae
với 2 giống (chiếm 5%), 3 loài (chiếm 4,17%); tiếp theo là họ Camaenidae,
Diplommatinidae, Trochomorphidae, Achatinidae với 2 giống (chiếm 5%), 2 loài
(chiếm 2,78%); tiếp theo là họ Helicidae 1 giống (chiếm 2,5%), 10 loài (chiếm 13,89%), tiếp theo là Streptaxidae với 1 giống (chiếm 2,5%), 3 loài (chiếm 4,17%). Các họ còn lại chỉ có 1 giống (chiếm 2,5%), 1 loài (1,39%).
Bảng 3. Sự đa dạng thành phần loài giữa các họ ốc cạn ở khu vực nghiên cứu
Các họ Giống Loài Các họ Giống Loài n n % n n % n n % n n % Achatinidae 2 5 2 2,78 Glessulidae 1 2,5 1 1,39 Ariophantidae 4 10 7 9,72 Helicarionidae 1 2,5 1 1,39 Bradybaenidae 1 2,5 1 1,39 Helicidae 1 2,5 10 13,89 Camaenidae 2 5 2 2,78 Plectopylidae 2 5 3 4,17 Clausiliidae 3 7,5 5 6,94 Pupinidae 2 5 5 6,94 Cyclophoridae 10 25 14 19,44 Streptaxidae 1 2,5 3 4,17 Diplommatinidae 2 5 2 2,78 Subulinidae 5 12,5 13 18,05 Euconulidae 1 2,5 1 1,39 Trochomorphidae 2 5 2 2,78 Từ bảng trên ta có biểu đồ:
Biểu đồ 2. Tỉ lệ phần trăm (n%) giống, loài của các họ ốc cạn
ở khu vực nghiên cứu
Xét về bậc giống:
Từ kết quả nghiên cứu ta có thể thấy số lượng giống phát hiện ở khu vực nghiên cứu phong phú nhưng số lượng loài trong từng giống lại không nhiều.
Trong số 40 giống thuộc 16 họ kể trên thì giống Helix có số loài đa dạng nhất
với 10 loài (chiếm 13,89% tổng số loài), thứ hai là giống Prosopeas với 8 loài
(chiếm 11,11%), thứ ba là các giống Eupupina, Haploptychius, Microcystina với
3 loài (chiếm 4,17%), tiếp theo là các giống Pupina, Subulina, Phaedusa,
Prosopeas, Macrochlamys, Clausilia, Ptychopoma, Japonia có 2 loài (chiếm
5,88%). Các giống còn lại chỉ có 1 loài chiếm 2,94%.
Xét về bậc loài:
Trong số 34 loài ốc cạn phát hiện được ở khu vực nghiên cứu thì loài
Bradybaenidae jourdyi là phong phú nhất với 544 cá thể (chiếm 25,46% tổng số cá
thể), thứ hai là loài Cyclophorus diplochius với 376 cá thể(chiếm 15,49%), thứ ba
lypra với 191 cá thể (chiếm 8,2%). Thấp nhất là các loài Phaedusa sp., Subulina
gracilis, Haploptychius sp., Subulina gracilis chỉ tìm thấy 1 cá thể (chiếm 0,04%).
So sánh với kết quả nghiên cứu “Điều tra thành phần loài lớp Chân Bụng (Gastropoda) khu vực thành phố Sơn La” của tác giả Đỗ Đức Sáng [16], đề tài có ghi nhận thêm 5 họ mới: Bradybaenidae, Camaenidae, Euconulidae, Glessulidae
Streptaxidae và 32 loài mới:Chamalycaeus sp., Cyclophorus diplochius, Cyclotus
sp., Dioryx pocsi, Platyraphe sp., Pterocyclos marioni, Japonia diploloma,
Diplommatina rotundata, Pupina anceyi, Pupina exclamitionis, Hemiplecta sp.,
Macrochlamys amboiensis, Macrochlamys despecta, Megaustenia imperator,
Microcystina tonkingensis, Bradybaena jourdyi, Camaena duporti, Trachia
marimberti, Phaedusa lypra, Phaedusa sp., Kaliella tongkingensis, Glessula
paviei, Gudeodiscus giardi, Haploptychius diespiter, Haploptychius sp.,
Lamellaxis clavulinus, Paropeas sp., Prosopeas sp., Subulina gracilis, Subulina
octona, Tortaxis sp., Videna timorensis.
Để làm rõ hơn tính đa dạng, phong phú của các loài ốc cạn ở khu vực nghiên cứu đề tài đã tiến hành so sánh với các khu vực lân cận: Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Copia ( Thuận Châu) [13], Thẳm Bó (Mường La) [6], VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc) [1], Quốc Oai (Hà Nội) [8].
Bảng 4. So sánh thành phần loài ốc cạn ở khu vực nghiên cứu
với các khu vực khác
TT Các địa điểm Thành phần loài
Số loài Số giống Số họ Số bộ 1 Chiềng Sinh 34 28 14 3 2 Thẳm Bó 54 38 18 2 3 Copia 62 41 16 3 4 Tam Đảo 52 31 13 2 5 Quốc Oai 23 18 15 3
Theo bảng 4 cho thấy:
Về bậc bộ: khu vực Chiềng Sinh có số bộ giống với khu vực KBTTN Copia, VQG Tam Đảo (3 bộ) và hơn khu vực Thẳm Bó, Quốc Oai (2 bộ).
Về bậc họ: khu vực Chiềng Sinh có 14 họ hơn khu vực VQG Tam Đảo (13 họ) 1 họ, nhưng kém các khu vực KBTTN Copia (16 họ) 2 họ, khu vực Thẳm Bó (18 họ) 4 họ, Quốc Oai (15 họ) 1 họ.
Về bậc giống: khu vực Chiềng Sinh có số 28 giống cao hơn so với khu vực Quốc Oai (18 giống) 10 giống, nhưng kém KBTTN Copia (41 giống) 13 giống, VQG Tam Đảo (31 giống) 3 giống, khu vực Thẳm Bó (38 giống) 10 giống.
Về bậc loài: khu vực Chiềng Sinh có số 34 loài cao hơn so với khu vực Quốc Oai (23 loài) 11 loài, nhưng kém KBTTN Copia (62 loài) 28 loài, VQG Tam Đảo (52 loài) 18 loài, khu vực Thẳm Bó (54 loài) 20 loài. Sự khác nhau này là do điều kiện tự nhiên ở mỗi khu vực là khác nhau, thời gian tiến hành nghiên cứu cũng không giống nhau.
Bảng 5. Chỉ số tương đồng về thành phần loài trong khu vực nghiên cứu
với các khu vực nghiên cứu khác
Địa điểm Chiềng Sinh Thẳm Bó Copia Tam Đảo Quốc Oai Chiềng Sinh 1
Thẳm Bó 0,1 1
Copia 0,0778 0,2341 1
Tam Đảo 0,075 0,0923 0,0755 1
Quốc Oai 0,0364 0,0405 0,024 0,0563 1
Ghi chú: không tính các loài sp.
Về mức độ tương đồng thành phần loài: Theo kết quả từ bảng 5 cho thấy mức độ tương đồng về thành phần loài ốc cạn giữa khu vực nghiên cứu so với các khu vực khác như sau: khu vực nghiên cứu giống nhất với khu vực Thẳm Bó (0,1) nhưng khác với KBTTN Copia (0,0778) với khu vực VQG Tam Đảo (0,075), đặc biệt là khác nhất với khu vực Quốc Oai (0,0364). Lý do chính có thể là do các đợt nghiên cứu về thành phần loài ốc cạn chưa nhiều nên các thống kê chưa thật đầy đủ; còn hai khu vực Thẳm Bó và KBTTN Copia có vị trí địa lý gần với khu vực nghiên cứu, các điều kiện về địa hình, khí hậu cũng như các văn
hóa tập quán người dân là tương đồng nhau và khác hẳn so với 2 khu vực VQG Tam Đảo và Quốc Oai.
Những so sánh và đánh giá độ tương đồng trên chỉ mang tính chất tương đối do thời gian nghiên cứu, số đợt khảo sát, các yếu tố sinh thái của từng khu vực là khác nhau nhưng từ đó đánh giá được mức độ đa dạng cũng như sự tương đồng về thành phần loài ốc cạn với các khu vực khác.
Chƣơng 2.
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI ỐC CẠN THEO SINH CẢNH Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU