Đặc điểm phân bố của giun đất theo sinh cảnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của giun đất ở xã chiềng mung huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 39 - 45)

10. Các thuật ngữ và khái niệm

2.2.Đặc điểm phân bố của giun đất theo sinh cảnh

Sự phân bố của giun đất thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với những dạng sinh cảnh ngay trong một vùng. Sự phân bố của các loài giun đất ở các sinh cảnh khác nhau là khác nhau, cụ thể như sau:

2.2.1. Sinh cảnh đất trồng cây lâu năm

Ở bậc giống, nhóm sinh cảnh này đã gặp 3 giống (chiếm 60% tổng số giống đã gặp ở KVNC), trong đó giống Pheretima có số lượng loài đa dạng nhất (4 loài), tiếp đến là Dichogaster (1 loài) và Pontoscolex (1 loài).

Ở bậc loài, đã gặp 6 loài giun đất phân bố ở nhóm sinh cảnh này, chiếm 30% tổng số loài trong tất cả các nhóm sinh cảnh. Trong tất cả các loài đã gặp ở sinh cảnh này thì loài Pontoscolex corethrurus là loài có số lượng cá thể phong phú nhất chiếm 73,6%.

Mức độ đa dạng thành phần loài và phần trăm số cá thể được biểu thị ở biểu đồ sau: 16,7 16,7 66,6 1,1 73,6 25,3 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Dichogaster Pontoscolex Pheretima

Phần trăm số loài Phần trăm số cá thể

Biểu đồ 3. Phần trăm (%) số loài và số cá thể trong các giống

Giống %

2.2.2.Sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày

Ở bậc giống, nhóm sinh cảnh này đã gặp 3 trong tổng số 5 giống (chiếm 60%). Trong số 3 giống phân bố ở sinh cảnh này thì giống Pheretima có số lượng loài đa dạng nhất với 4 loài và 2 giống còn lại là Pontoscolex, Perionyx

mỗi giống chỉ có 1 loài.

Ở bậc loài, đã gặp 6 loài giun đất phân bố ở sinh cảnh này chiếm 30% tổng số loài trong tất cả các sinh cảnh. Trong tất cả các loài đã gặp ở sinh cảnh này thì loài Pontoscolex corethrurus là loài có số lượng cá thể phong phú nhất chiếm 82,5%.

Mức độ đa dạng thành phần loài và phần trăm số cá thể được biểu thị ở biểu đồ sau: 66,6 16,7 16,7 15,4 2,1 82,5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Pheretima Perionyx Pontoscolex

Phần trăm số loài Phần trăm số cá thể

Biểu đồ 4. Phần trăm (%) số loài và số cá thể trong các giống

ở sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày

2.2.3.Sinh cảnh khu dân cƣ

Ở bậc giống, nhóm sinh cảnh này có số giống đa dạng nhất. Đã gặp tất cả 5 giống (chiếm 100% tổng số giống đã gặp ở KVNC). Trong số 5 giống phân bố ở sinh cảnh này thì giống Pheretima có số lượng loài đa dạng nhất với 3 loài, các giống còn lại: Pontoscolex, Perionyx, Nematogenia, Dichogaster mỗi giống chỉ

Giống %

có 1 loài. Như vậy, có thể thấy ở sinh cảnh này có số lượng giống giun đất đa dạng hơn so với 2 sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày và đất trồng cây lâu năm.

Ở bậc loài, sinh cảnh này đã gặp 8 loài giun đất chiếm 40% tổng số loài trong tất cả các sinh cảnh. Trong số 8 loài thu được ở sinh cảnh này thì loài

Perionyx excavatus có số lượng cá thể phong phú nhất chiếm 65,7%.

Mức độ đa dạng thành phần loài và phần trăm số cá thể được biểu thị cụ thể ở biểu đồ sau: 37,5 12,5 25 12,5 12,5 3,3 29 1,6 0,4 65,7 0 10 20 30 40 50 60 70

Pheretima Pontoscolex Dichogaster Nematogenia Perionyx

Phần trăm số loài Phần trăm số cá thể

Biểu đồ 5. Phần trăm (%) số loài và số cá thể trong các giống

ở sinh cảnh khu dân cư

2.2.4.Sinh cảnh đất gần nguồn nƣớc

Ở bậc giống, nhóm sinh cảnh này đã gặp 4 trong tổng số 5 giống. Trong đó, giống Pheretima có số lượng loài đa dạng nhất với 9 loài, các giống còn lại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Pontoscolex, Dichogaster, Nematogenia mỗi giống chỉ có 1 loài.

Ở bậc loài, số loài phân bố ở dạng sinh cảnh này đa dạng hơn so với 3 sinh cảnh còn lại. Đã gặp 12 loài giun đất phân bố ở sinh cảnh này, chiếm 60% tổng số loài trong KVNC. Trong số 12 loài đã gặp thì loài Dichogaster modigliani

Giống %

Pontoscolex corethrurus là 2 loài có số lượng cá thể phong phú nhất chiếm tỉ lệ lần lượt là 41,1% và 28,0%.

Mức độ đa dạng thành phần loài và phần trăm số cá thể được biểu thị cụ thể qua biểu đồ sau:

75,1 8,3 8,3 8,3 13,4 28 41,4 17,2 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Pheretima Pontoscolex Dichogaster Nematogenia

%

Giống

Phần trăm số loài Phần trăm số cá thể

Biểu đồ 6. Phần trăm (%) số loài và số cá thể trong các giống

ở sinh cảnh đất gần nguồn nước

Sự phân bố các loài giun đất theo sinh cảnh được thống kê cụ thể qua bảng sau:

Bảng 5. Đặc điểm phân bố các loài giun đất theo sinh cảnh

TT Các loại sinh cảnh Số loài % Số loài

1 Sinh cảnh khu dân cư 8 40

2 Sinh cảnh đất trồng cây lâu năm 6 30

3 Sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày 6 30

Mức độ đa dạng về thành phần loài và phần trăm số cá thể thuộc các sinh cảnh ở KVNC được thể hiện qua biểu đồ sau:

40 30 30 60 43,7 16,7 17,1 22,5 0 10 20 30 40 50 60 70 I II III IV

Phần trăm số loài Phần trăm số cá thể

Biểu đồ 7. Phần trăm (%) số loài và số cá thể giun đất

trong các sinh cảnhở KVNC

Ghi chú: I. Sinh cảnh khu dân cư, II. Sinh cảnh đất trồng cây lâu năm, III. Sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày, IV. Sinh cảnh đất gần nguồn nước.

Qua biểu đồ 7 ta thấy:

Xét về số lượng loài thì trong các sinh cảnh được nghiên cứu, sinh cảnh đất gần nguồn nước có số lượng loài đa dạng nhất với 12 loài (chiếm 60%) trong tổng số 20 loài của toàn KVNC điều này có thể giải thích là do trong các sinh cảnh ở KVNC thì sinh cảnh đất gần nguồn nước ít chịu tác động của con người nhất và có độ ẩm cao thích hợp cho các loài giun đất sinh sống. Tiếp đến, là nhóm sinh cảnh khu dân cư với 8 loài (chiếm 40%) do sinh cảnh này bao gồm diện tích đất gần nhà ở và gần khu chăn nuôi nên thường tập trung độ mùn và hàm lượng chất hữu cơ cao. Cuối cùng là 2 nhóm sinh cảnh là đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây ngắn ngày với 6 loài sinh sống (chiếm 30%) do sinh cảnh này thường xuyên chịu tác động của con người với các hoạt động bón phân để chăm sóc cho cây trồng đã ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài giun đất.

Sinh cảnh %

Trong tất cả các loài giun đất gặp ở KVNC thì Pontoscolex corethrurus, Pheretima morrisi là 2 loài phổ biến nhất, có mặt ở tất cả các dạng sinh cảnh với số lượng cá thể tương đối lớn. Điều này có thể giải thích như sau: đối với

Pheretima morrisi đây là loài có phổ phân bố rộng thích nghi với nhiều loại sinh cảnh. Còn Pontoscolex corethrurus như đã giới thiệu ở phần mở đầu đây là nhóm động vật chỉ thị cho tính chất của đất thường sống ở đất nghèo mùn và chua điều này là phù hợp vì đất ở xã Chiềng Mung chủ yếu là đất Feralit với những đặc trưng chung là đất chua và tầng mùn mỏng.

Các loài Nematogenia sp, Dichogaster bolaui, Ph. sucata, Ph. elongata, Ph. danangana, Ph. campanulata, Ph. aspergillum, Ph. andersoni, Ph. acidophila là các loài phân bố hẹp, chỉ gặp ở 1 sinh cảnh trong KVNC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xét về phần trăm số cá thể thì sinh cảnh khu dân cư có số lượng cá thể phong phú nhất chiếm 43,7%, thấp nhất là 2 sinh cảnh đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây ngắn ngày. Điều này có thể giải thích là sinh cảnh khu dân cư có nhiều mùn bã hữu cơ do gần hố phân gia súc, gia cầm nên mật độ giun tập trung ở đây cao hơn so với các sinh cảnh còn lại.

Nhận xét chung: Do các dạng sinh cảnh trong KVNC có đặc điểm khác nhau và khả năng thích nghi sinh thái của các loài giun đất là khác nhau đã dẫn tới sự phân bố về thành phần loài, về số lượng cá thể giun đất cũng khác nhau ở các dạng sinh cảnh đó.

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

1. Đề tài đã xác định ở khu vực xã Chiềng Mung có 20 loài giun đất, thuộc 5 giống, 4 họ. Giống Pheretima (Megascolecidae) có số lượng loài cao nhất với 12 loài (chiếm 60% tổng số loài trong KVNC). Ngoài ra, còn gặp các loài thuộc giống Pontoscolex (1 loài), Perionyx (1 loài), Nematogenia (1 loài), Dichogaster

(2 loài). Trong các loài đã gặp ở KVNC thì Pontoscolex corethrurusPh. morrisi là 2 loài có vùng phân bố rộng nhất, gặp ở tất cả các dạng sinh cảnh.

2. Đề tài đã tiến hành mô tả đặc điểm chẩn loại (đối với các loài đã định loại được đến bậc loài), đặc điểm mô tả (đối với các loài sp), vùng phân bố cho 20 loài thuộc 5 giống, 4 họ giun đất đã gặp ở địa bàn xã Chiềng Mung.

3. Thành phần loài giun đất ở khu vực xã Chiềng Mung có tỉ lệ các loài chung với các khu vực khác như thành phố Sơn La, Hát Lót, thị trấn Thuận Châu tương đối cao và có sự sai khác, số loài chung cao nhất với khu vực Hát Lót chiếm 21,4% (9 loài), tiếp đến là khu vực thành phố Sơn La chiếm 19,0% (8 loài) và thấp nhất với khu vực thị trấn Thuận Châu chiếm 16,7% (7 loài).

4. Trong các sinh cảnh ở KVNC thì số loài giun đất phân bố ở sinh cảnh đất gần nguồn nước phong phú nhất với 12 loài (chiếm 60%) và giảm dần ở nhóm sinh cảnh khu dân cư với 8 loài (chiếm 40%), đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây ngắn ngày với 6 loài (chiếm 30%).

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của giun đất ở xã chiềng mung huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 39 - 45)