1 .Các khái niệm cơ bản
2. Nguyên tắc bố trí một thí nghiệm
Cách bố trí
Có t nghiệm thức và r số khối = số lần lặp lại. Nếu r bằng nhau: số đơn vị thí nghiệm = r x t Nếu r khơng bằng nhau. Số đơn vị thí nghiệm = ∑ti=1ri
Ví dụ: Bố trí thí nghiệm để đo lường trọng lượng của heo con đối với 4 khẩu phần thức ăn cho heo như sau:
A 5.5 C 5.6 D 5.4 E 4.5 A 5.5 B 5.7 B 5.6 D 5.8 E 4.7 A 5.8 C 5.5 E 4.3 B 5.5 C 5.4 D 5.6
25
2.1. Xác định mục tiêu nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm là lập kế hoạch về các bước cần tiến hành để thu thập số liệu cho vấn đề chuẩn bị nghiên cứu.
Cách thức: dựa trên yếu tố cần nghiên cứu đặt ra các nghiệm thức khác nhau . Những nguyên nhân hay yếu tố khác cịn lại ngồi nghiệm thức có thể ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm phải hạn chế đến mức tối đa
Mục đích: có một kết luận chính xác vấn đề khoa học nào đó thơng qua một số phương tiện thực nghiệm quan sát đo lường với một qui mơ mẫu nhỏ và một chi phí tối thiểu để suy diễn cho tổng thể một cách tổng quát.
2.2. Xác định các yếu tố thí nghiệm
Là một biến độc lập gồm hàng loạt các phần tử có chung một bản chất mà có thể so sánh trong q trình thực hiện thí nghiệm.
Ví dụ như giống vật nuôi, kiểu gen Halothane ở lợn, hàm lượng protein trong khẩu phần , thuốc kháng sinh, vắc xin trong phịng và điều trị bệnh,....
Một thí nghiệm có thể có một hoặc nhiều yếu tố thí nghiệm và các yếu tố thí nghiệm này có thể là yếu tố cố định hoặc yếu tố ngẫu nhiên.
2.3. Xác định các lơ thí nghiệm (mức độ)
Là các giá trị khác nhau của yếu tố thí nghiệm có thể là loại hình hay trị số của biến độc lập
Loại hình:
Yếu tố kháng sinh: có 3 mức độ (Kanamycin, terramycin, oxytetramycin).
Yếu tố thí nghiệm là đường cấp thuốc: có 2 mức độ uống, chích Yếu tố thí nghiệm là giống heo: có 3 mức Yorkshire, Landrace, Duroc.
Trị số:
Yếu tố thí nghiệm: năng lượng trao đổitrong thức ăn hỗn hợp có 3 mức 2800kcal/ kg, 2900 kcal/ kg, 3000 kcal/ kg.
Yếu tố thí nghiệm thời gian: có 3 mức độ 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ
Yếu tố thí nghiệm: mật độ ni: có 4 mức: 3 con/m2, 5 con/ m2, 7con /m2, 9 con/ m2
26
2.4. Xác định các đơn vị thí nghiệm
Đơn vị thực hiện nhỏ nhất ứng với một cơng thức được gọi là đơn vị thí nghiệm. Đơn vị thí nghiệm trong chăn ni, thú y thường là từng động vật nhưng đơi khi là một nhóm động vật.
Ví dụ nghiên cứu tiêu tốn thức ăn đối với một kg tăng trọng, trong thực tế ta không thể theo dõi được lượng thức ăn thu nhận của từng vật nuôi mà ta chỉ biết được số thức ăn thu nhận được của một nhóm gồm nhiều cá thể khác nhau. Tức là từ một nhóm cá thể như vậy ta chỉ có một quan sát duy nhất, đây cũng chính là điều mà các nhà nghiên cứu cần phải chú ý.
2.5. Xác định sự quan sát
Ta chỉ đơn thuần quan sát các động vật thí nghiệm và ghi lại các dữ liệu liên quan đến các tính trạng quan tâm. Chúng ta không tác động để can thiệp vào sự tồn tại của đối tượng quan sát. Trong loại thí nghiệm quan sát, các động vật khơng thể bố trí một cách ngẫu nhiên về các nghiệm thức.
Điều tra là một trường hợp đặc biệt của thí nghiệm quan sát. Trong điều tra, chúng ta tiến hành kiểm tra tồn bộ hoặc một nhóm động vật để tìm ra các giá trị của những tham số khác nhau trong quần thể. Điều tra có thể là một trong các trường hợp sau:
(1) Điều tra quần thể - tiến hành kiểm tra tất cả các động vật trong quần thể.
(2) Điều tra mẫu – tiến hành kiểm tra những nhóm động vật đại diện và dựa vào kết quả điều tra ta có thể rút ra kết luận cho cả quần thể.
2.6. Xác định mẫu thí nghiệm
Chúng ta có thể chọn một mẫu (có dung lượng mẫu là n) từ tổng thể một
cách ngẫu nhiên. Mẫu có n = 20 từ tổng thể có N=1000. Mẫu n được chọn làm đại diện cho một tổng thể, nhưng cách chọn mẫu này khơng có gì đảm bảo là đã chọn được một mẫu đại diện. Vì vậy muốn có độ tin cậy cao cần phải có sự lặp lại nhiều lần trọng việc chọn mẫu đại diện.
Nghiên cứu mẫu đại diện sẽ dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn nghiên cứu cả một tổng thể. (n<<N), các tham số của mẫu:
- Trung bình mẫu = → Trung bình tổng thể = µ - Phương sai mẫu = s2 → Phương sai tổng thể = σ2
Từ các số đo của mẫu ta có thể sử dụng các giá trị đó để ước tính cho quần thể
27 - Phương sai mẫu = s2
2.7. Việc thực hiện thí nghiệm
Thiết kế thí nghiệm phải mơ tả số liệu được thu thập như thế nào. Số liệu có thể thu thập từ các nghiên cứu quan sát từ các q trình tự nhiên hoặc từ các thí nghiệm được bố trí trong mơi trường thí nghiệm. Nếu chúng ta biết thông tin nào được thu thập và bằng cách nào sẽ được sử dụng để thu thập các số liệu này, thì việc rút ra kết luận sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Điều này đúng với cả thí nghiệm quan sát và thí nghiệm thực nghiệm; đồng thời cũng rất quan trọng để phát hiện ra các thông tin bất ngờ dẫn đến những kết luận mới.
Thiết kế thí nghiệm là đặt ra các tiêu chuẩn để sử dụng khi chọn mẫu . đối với thí nghiệm thực nghiệm việc thiết kế thí nghiệm bao gồm: xác định các nghiệm thức, xác định các đơn vị thí nghiệm, số lần lặp lại, việc bố trí các đơn vị vào các nghiệm thức, các sai số thí nghiệm có thể mắc phải.
2.8. Phân tích số liệu và giải thích kết quả
Căn cứ các số liệu đã cho phân tích dựa vào phương sai hay bảng ANOVA rồi đưa ra kết quả, giải thích kết quả, so sánh kết quả.
2.9. Viết báo cáo
Báo cáo dựa vào các bước tiến hành thí nghiệm (1) đặt vấn đề, (2) phát biểu giả thiết, (3) mơ tả thiết kế thí nghiệm, (4) thực hiện thí nghiệm hay thu thập số liệu, (5) phân tích số liệu thu thập được từ thí nghiệm và (6) giải thích kết quả liên quan đến giả thiết.