Xác định giá trị LC50 của một loại hố chất lên cá tơm

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật thủy sinh (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 36 - 39)

4. Cơ quan hô hấp phụ của cá

5.3. Xác định giá trị LC50 của một loại hố chất lên cá tơm

LC50 (Lethal Concentration): là nồng độ của một chất độc có thể làm chết 50% số động vật thí nghiệm, đơn vị tính là mg/L. LC50 thường được dùng để đánh giá độc tính của các chất độc dạng lỏng hoặc chất độc tan trong dung dịch nước.

Hóa chất sử dụng trong thí nghiệm này là NaNO2 để xác định giá trị LC50 sau 24 giờ của nitrite lên cá giống. Thí nghiệm được tiến hành qua hai giai đoạn: thí nghiệm thăm dị và thí nghiệm xác định LC50 24 h.

+ Thí nghiệm thăm dị: xác định nồng độ cao nhất gây chết cá không quá 10% sau 24 giờ và nồng độ thấp nhất gây chết cá khoảng 90% sau 1 giờ. Khoảng nồng độ gây độc được xác định trong khoảng 10 - 50 mg/L, đây là cơ sở cho thí nghiệm LC50.

+ Thí nghiệm tìm LC50: sau khi có kết quả về khoảng gây độc của nitrite, tiến hành thí nghiệm LC50. Thí nghiệm được tiến hành trong hệ thống nước tĩnh, không thay nước trong 24 giờ. Trong khoảng thời gian thí nghiệm cá khơng được cho ăn. Thí nghiệm được bố trí với các nồng độ: 0 (đối chứng), 10, 20, 30, 40, 50 mg/L. Quan sát số lượng cá chết ở mỗi nồng độ sau 24 giờ.

Phương pháp xác định lượng NaNO2 để tạo các nồng độ nitrite của thí nghiệm:

NaNO2 → Na+ + NO2-

69 46 x y

31 Bảng 3.1: Bảng tính nồng độ nitrite Nồng độ NO2- (y) 0 10 20 30 40 50 Lượng NaNO2 (mg/L – x) 0 60 90 120 150 180 Lượng NaNO2 (mg/30 L) Lượng NaNO2 (g/0 L)

Dựa vào kết quả cá chết, tính giá trị LC50 sau 24 giờ theo phương trình hồi qui: y = ax+b

với: y = arcsin (tỉ lệ chết)

x = log (nồng độ chất thí nghiệm).

Giá trị LC50 sau 24 giờ được tính bằng phương pháp probit (Finney, 1971) trên phần mềm SPSS.

Yêu cầu: tiến hành thí nghiệm chính xác, xác định giá trị LC50 24h của

nitrite lên cá giống.

Câu hỏi ôn tập kết thúc bài:

1. Trình bày một số khái niệm liên quan đến hơ hấp cá và giáp xác? 2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hô hấp của cá và giáp xác? 3. Nêu sự vận chuyển oxy trong cơ chế hô hấp của cá và giáp xác?

Đánh giá cuối bài: thông qua các kiến thức, kỹ năng, năng lực trong mục tiêu của bài.

32

CHƯƠNG 3

SINH LÝ TIÊU HÓA CÁ VÀ GIÁP XÁC MH12-03

Giới thiệu:

Tiêu hóa là q trình biến đổi những chất dinh dưỡng có cấu tạo phức tạp thành những vật chất dinh dưỡng có cấu tạo đơn giản mà cơ thể hấp thu được trong ống tiêu hóa. Bài 4 trình bày q trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng của cá và giáp xác, mô tả đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của chúng.

Mục tiêu:

- Kiến thức: hiểu q trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng của cá và giáp xác, mô tả được tăng trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của chúng.

- Kỹ năng: nhận dạng được hệ tiêu hóa của các nhóm cá tơm có tính ăn khác nhau.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có năng lực tự làm việc độc lập và làm việc nhóm.

Để duy trì sự sống và hoạt động của cơ thể, ngoài oxy ra, mọi sinh vật đều cần có thức ăn. Thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu giúp cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, là nguồn vật liệu tái tạo bổ sung những bộ phận hao mòn, hư hỏng của cơ thể trong quá trình sống. Hơn nữa, thức ăn còn cung cấp nguồn năng lượng cần cho cơ thể hoạt động. Cho nên trong quá trình sống động vật không ngừng lấy thức ăn từ môi trường bên ngồi. Thức ăn có thể có nguồn gốc là động vật hay thực vật và rất khác nhau, nhưng tựu chung lại chúng có thể bao gồm các thành phần chủ yếu sau: protein, glucid, lipid, chất vô cơ (bao gồm nước và muối khoáng) và vitamin.

Chất vô cơ và vitamin sau khi ăn vào trong ống tiêu hóa được cơ thể hấp thu một cách dễ dàng khơng cần phải biến đổi gì đặc biệt.

Các thành phần protid, glucid và lipid hiện diện trong thức ăn với kết cấu phức tạp, khác biệt tương đối nhiều so với của cơ thể động vật. Để hấp thu và sử dụng được các chất dinh dưỡng quan trọng này của thức ăn, cơ thể động vật phải biến chúng thành những chất có cấu tạo đơn giản. Đó là nhiệm vụ của cơ quan tiêu hóa.

33

Q trình tiêu hóa của cá cũng giống q trình tiêu hóa của động vật xương sống cao đẳng, nhưng do cá là động vật biến nhiệt, có mơi trường sống là nước nên sự tiêu hóa của cá có nhiều điểm khác với động vật xương sống cao đẳng.

Tiêu hóa của cá có sự khác nhau rất lớn theo mùa: mùa đông, việc bắt mồi của cá giảm xuống rõ rệt, thậm chí ngừng hẳn do đó cơ năng tiêu hóa của cá cũng thối hóa theo, sự tiết men tiêu hóa cũng giảm xuống, trọng lượng cá tương ứng tự nhiên cũng tăng lên rất ít. Ngược lại vào mùa hè, cá bắt được nhiều mồi cơ năng tiêu hóa mạnh lên, mùa hè chính là mùa sinh trưởng của cá.

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật thủy sinh (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)